16/06/2025
x
+
aa
-

Các nước Đông Nam Á tăng cường biện pháp phòng chống dịch COVID-19

Các quốc gia Đông Nam Á đang tăng cường biện pháp phòng chống dịch trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok (Thái Lan). (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng, các nước Đông Nam Á đã tăng cường biện pháp phòng chống dịch.

Bộ Y tế Malaysia (MOH) đang triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ở cả trong và ngoài nước, đồng thời cho biết tình hình hiện tại vẫn ở dưới mức báo động.

Trên mạng xã hội X, Bộ trưởng MOH Datuk Seri Dzulkefly Ahmad cho biết Thái Lan đã ghi nhận 16.607 ca mắc mới, trong đó có sáu ca tử vong từ ngày 4-10/5 và Singapore ước tính có 14.200 ca từ ngày 27/4 đến ngày 3/5.

Trong khi đó, Malaysia ghi nhận trung bình khoảng 600 ca nhiễm mỗi tuần và không có trường hợp tử vong nào liên quan đến COVID-19 trong năm nay.

Trung tâm ứng phó và chuẩn bị khủng hoảng quốc gia (CPRC) đang tiến hành đánh giá rủi ro để đảm bảo khả năng sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Malaysia vẫn tiếp tục xác định COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm phải được theo dõi chặt chẽ và thường xuyên báo cáo theo Đạo luật Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm năm 1988.

Tất cả cơ sở y tế công và tư đều phải báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh theo thời gian thực thông qua hệ thống thông báo điện tử của Bộ Y tế, để giúp chính phủ phát hiện sớm và có phản ứng kịp thời với các đợt bùng phát tiềm ẩn.

Ngoài ra, MOH còn sử dụng hệ thống giám sát tin đồn để phát hiện các báo cáo không chính thức từ người dân, phương tiện truyền thông và các nguồn đã được xác minh nhằm tăng cường khả năng cảnh báo sớm.

Người dân cũng được khuyến cáo duy trì các biện pháp bảo vệ sức khỏe, đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nếu có các triệu chứng của bệnh.

Các nhóm có nguy cơ cao được khuyến khích tiêm vaccine phòng COVID-19 để giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.

Theo số liệu từ Tuần dịch tễ học 1 đến 19 trong năm nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 11.727 ca nhiễm COVID-19 và có xu hướng giảm liên tục.

MOH tuyên bố số ca nhiễm bệnh này vẫn thấp hơn ngưỡng cảnh báo và các biện pháp kiểm soát đang được thắt chặt.

Tuần dịch tễ học là khoảng thời gian bảy ngày, bắt đầu vào Chủ Nhật và kết thúc vào Thứ Bảy, được sử dụng trong nghiên cứu và theo dõi sức khỏe cộng đồng nhằm đánh giá xu hướng, diễn biến tình hình dịch bệnh trong các khoảng thời gian khác nhau.

Trong khi đó, giới chức y tế Campuchia khuyến nghị người dân tiêm vaccine phòng ngừa biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong bối cảnh nước này ghi nhận sáu ca nhiễm mới trong cộng đồng.

Trên trang Facebook cá nhân, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia - bà Or Vandin, đã kêu gọi người dân nước này tiêm nhắc lại vaccine ngừa COVID-19, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, để giảm nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong.

Bà cho biết số ca mắc COVID-19 đang xuất hiện trở lại ở Campuchia, trong khi biến thể mới của SARS-CoV-2, có tên gọi “JN.1,” lây lan ở một số quốc gia trên thế giới.

Cũng theo bà Or Vandine, Bộ Y tế Campuchia đang đẩy mạnh tuyên truyền về phòng ngừa dịch COVID-19, lưu ý người dân đề phòng và thực hiện các biện pháp “3 không và 3 phòng.”

Bà bày tỏ lạc quan rằng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tiêm phòng COVID-19 có thể giúp giảm thiểu tối đa các trường hợp mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong.

Thời gian qua, Bộ Y tế Campuchia vẫn duy trì hoạt động thống kê và công bố số liệu về các ca mắc mới COVID-19. Theo thông báo ngày 18/5, Campuchia ghi nhận sáu ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng một ngày trước đó./.

Theo Vietnamplus

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/cac-nuoc-dong-nam-a-tang-cuong-bien-phap-phong-chong-dich-covid-19-post1039284.vnp

Other news

Những loại ung thư nào có thể di truyền trong gia đình?
Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Tùng, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng... có thể di truyền trong gia đình.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng ngừa bệnh dại 
Từ đầu năm 2025 đến nay, khu vực phía Nam ghi nhận 11 ca bệnh dại. Qua khai thác tiền sử dịch tễ 9 ca, ở thời điểm cắn có gần 50% chó có biểu hiện bệnh dại nhưng người bị cắn vẫn không đi tiêm ngừa mà lại chọn điều trị theo phương pháp dân
Ăn tỏi hằng ngày có tốt không? 
Tỏi là một trong những loại thảo dược được nghiên cứu nhiều nhất. Tỏi chứa nhiều thành phần chống viêm, kháng khuẩn và chống khối u, nên việc thường xuyên tiêu thụ nó trong chế độ ăn hằng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng.
Sốt xuất huyết đã ngoài tầm dự báo
Không còn theo chu kỳ dịch 3 - 5 năm, sốt xuất huyết đã ngoài tầm dự báo do số ca mắc liên tục ở mức cao.
Cả nước ghi nhận gần 23.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 5 ca tử vong
Sốt xuất huyết hiện vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm gây gánh nặng lớn tại Việt Nam. Mỗi năm tại Việt Nam ghi nhận từ 100-200.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Top