10/05/2025
x
+
aa
-

Công bố hai giống lúa chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới

Ấn Độ vừa công bố hai giống lúa chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới nhằm tăng năng suất và tăng khả năng chịu hạn, chịu mặn.
Ấn Độ vừa công bố hai giống lúa chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới, hai giống lúa này được chỉnh sửa gene nhằm tăng năng suất và tăng khả năng chịu hạn, chịu mặn.

Những giống lúa này hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi héc ta lên đến 30%  (Ảnh: NDTV.COM)

Ngày 9/5, CropLife Việt Nam cho biết Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) vừa công bố bước đột phá lịch sử khi phát triển thành công hai giống lúa chỉnh sửa gene (Genome Edited - GE) đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ CRISPR-Cas SDN-1.

Giống đầu tiên - IET-32072, còn gọi là Kamala - được chỉnh sửa gene cytokinin oxidase 2 (Gn1a), giúp tăng số lượng hạt trên mỗi bông lúa, từ đó nâng cao năng suất.

Kamala cho năng suất trung bình 5,37 tấn/ha và tiềm năng lên đến 9 tấn/ha, cao hơn nhiều so với giống gốc Samba Mahsuri (4,5 - 6,5 tấn/ha).

Ngoài ra giống này còn có thời gian sinh trưởng ngắn hơn (130 ngày so với 145 ngày), nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng và ưu điểm ban đầu.

Giống thứ hai - IET-32043, còn gọi là Pusa DST Rice 1 - được chỉnh sửa gene DST nhằm tăng khả năng chịu hạn và mặn. Giống này nổi tiếng với năng suất cao (có thể đạt 7 tấn/ha), thời gian sinh trưởng ngắn (125-130 ngày), và hạt dài, mảnh.

Pusa DST Rice 1 đạt năng suất trung bình 3,508 tấn/ha trong điều kiện đất nhiễm mặn nội địa, 3,731 tấn/ha trong điều kiện kiềm, và 2,493 tấn/ha trong điều kiện mặn ven biển, so với năng suất tương ứng là 3,199 tấn/ha, 3,254 tấn/ha và 1,912 tấn/ha của giống gốc.

Như vậy Pusa DST Rice 1 đạt năng suất cao hơn từ 9-30% so với giống mẹ, tùy theo điều kiện đất đai.

Cả hai giống đã được thử nghiệm thành công trên diện rộng trong năm 2023-2024 thông qua dự án nghiên cứu lúa phối hợp toàn quốc tại Ấn Độ (All India Coordinated Research Project on Rice).

Những giống lúa này hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi héc ta lên đến 30%, và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15-20 ngày so với các giống hiện có.

Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ cho biết do hai giống chỉnh sửa gene này không chứa DNA ngoại lai, chúng được miễn trừ khỏi quy định an toàn sinh học theo Đạo luật Bảo vệ môi trường 1986 - vốn áp dụng cho cây trồng biến đổi gene.

Điều này giúp rút ngắn đáng kể thời gian thử nghiệm và phê duyệt trước khi đưa vào canh tác thương mại./.

Theo Báo Tuổi Trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/cong-bo-hai-giong-lua-chinh-sua-gen-dau-tien-tren-the-gioi-20250509135644454.htm

Other news

Thắng lớn nhờ nuôi tôm công nghệ cao 
Với hai tấm gương điển hình Huỳnh Văn Hải và Lưu Minh Châu, nghề nuôi tôm công nghệ cao tại Kiên Giang đang cho thấy một hướng phát triển bền vững, vừa thân thiện với môi trường, vừa cho thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Công bố hai giống lúa chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ vừa công bố hai giống lúa chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới nhằm tăng năng suất và tăng khả năng chịu hạn, chịu mặn.
Thu nhập ổn định nhờ trồng rau
Cũng với những loại rau quen thuộc như húng lủi, rau đắng,... nhưng nhờ cần cù, chịu khó và biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, ông Trần Văn Chính có cuộc sống ổn định từ chính mảnh vườn của mình.
Xây dựng Phong Điền đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2025 
(CT) - Đó là một trong những mục tiêu quan trọng được đề cập tại Kế hoạch số 99/KH-UBND thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2025 trên địa bàn TP Cần Thơ
Long An triển khai kịch bản tăng trưởng khu vực I đạt 4% trở lên trong năm 2025   
Theo kịch bản, tăng trưởng khu vực I năm 2025 đạt 4% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030.
Top