Thứ ba, 02/07/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Đầu tư cho y tế cơ sở tạo đột phá trong sự phát triển của ngành Y tế

Thời gian qua, ngành Y tế Long An luôn chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện và cử cán bộ y tế tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn; đồng thời, tranh thủ các nguồn lực để đầu tư xây dựng các trạm y tế (TYT) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn và tăng cường đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho tuyến y tế cơ sở (YTCS).

Phát huy vai trò “người gác cổng”

Vừa đưa chúng tôi đi tham quan một vòng, Trưởng TYT phường Khánh Hậu, TP.Tân An - nữ hộ sinh Lê Thị Hồng Cẩm vừa chia sẻ: “Tháng 10'/2021, trạm chính thức đi vào hoạt động sau khi được đầu tư xây dựng mới với diện tích 1.300m2 từ nguồn kinh phí Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” (Dự án) của Bộ Y tế.

Nhờ cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp với 14 phòng chức năng và công trình phụ trợ như nhà để xe, sân bãi, vườn thuốc Nam mẫu có 40 loại cây,... cùng với các trang thiết bị như máy nghe tim thai, máy tạo oxy, máy đo Sp02, máy hút nhớt, máy phun khí dung,... tạo thuận lợi cho công tác khám, chữa bệnh (KCB) cho người dân trên địa bàn”.

Trạm Y tế phường Khánh Hậu, TP.Tân An được đầu tư xây dựng mới khang trang, sạch đẹp với 14 phòng chức năng

Cùng với sự phát triển của cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân lực của TYT cũng được hoàn thiện hơn: 1 bác sĩ, 2 y sĩ đa khoa, 1 y sĩ y học cổ truyền, 1 cử nhân điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh, 1 dược sĩ trung cấp và 1 viên chức dân số luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Được biết, trước đây, diện tích TYT phường Khánh Hậu vỏn vẹn hơn 200m2 nên rất chật hẹp. Trong đánh giá, xếp loại hàng năm, trạm đều bị trừ điểm do không đủ diện tích theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Các đợt tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho cộng đồng, trạm phải mượn cơ sở của trường học để làm điểm tiêm.

Chính vì thế, việc được quan tâm đầu tư xây dựng trạm mới, cung cấp trang thiết bị cần thiết, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cho cán bộ y tế góp phần tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ tuyến YTCS. Qua đó, hỗ trợ cải thiện các dịch vụ dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu; ưu tiên các đối tượng là bà mẹ trẻ em, người cao tuổi,... nhằm bảo đảm sức khỏe, nâng cao tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Bà Nguyễn Thị Vẹn (khu phố Giồng Dinh, phường Khánh Hậu) bày tỏ: “Chúng tôi rất phấn khởi vì có được một cơ sở KCB ngay tại địa phương khang trang, sạch đẹp như vậy. Các đợt tiêm vắc-xin phòng Covid-19 gần đây được tổ chức tại trạm bảo đảm thông thoáng, đủ ghế ngồi, khoảng cách theo quy định”.

Năm 2021, ngoài TYT phường Khánh Hậu, toàn tỉnh có 23 TYT được đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa. Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại là điều kiện thuận lợi để các TYT phát huy hiệu quả vai trò “người gác cổng” trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Quan tâm nâng chất y tế tuyến cơ sở

Nằm trên Đường tỉnh 826, cách UBND xã chỉ vài chục mét, TYT xã Long Trạch, huyện Cần Đước có vị trí thuận tiện để người dân đến KCB. Trưởng TYT xã Long Trạch - nữ hộ sinh Mai Thị Tư cho biết: “Trạm được UBND huyện quan tâm đầu tư xây dựng mới năm 2008 với 7 phòng chức năng. Tuy nhiên, đến nay, trạm đã xuống cấp, các phòng chức năng không đạt chuẩn. Theo quy chuẩn của Bộ Y tế, trạm còn thiếu phòng tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe; phòng theo dõi sau tiêm; phòng tiệt trùng và kho thuốc”.

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trạm y tế tạo thuận lợi trong công tác khám, chữa bệnh cho người dân tại cơ sở

Bên cạnh đó, lực lượng nhân sự của trạm còn “mỏng”, chỉ có 5 người nên phải choàng gánh nhiều việc, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn. Tuy cơ sở vật chất còn khó khăn, áp lực công việc nhiều nhưng cán bộ, nhân viên y tế của trạm luôn nỗ lực thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cũng được triển khai hiệu quả.

Năm 2022, trạm được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư xây dựng mới tại ấp Phước Vĩnh với quy mô 1 trệt, 1 lầu, kinh phí khoảng 5 tỉ đồng từ Dự án để nâng cao chất lượng tuyến YTCS. Huyện Cần Đước bố trí kinh phí 3 tỉ đồng để san lấp mặt bằng. Hiện công tác san lấp mặt bằng được địa phương tích cực thực hiện, dự kiến hoàn thành cuối quí I-2022 để bàn giao cho đơn vị thi công.

Ông Huỳnh Tấn Lợi (ấp Xoài Đôi, xã Long Trạch) chia sẻ: “Tôi mắc bệnh cao huyết áp nên thường đến TYT xã để khám và theo dõi sức khỏe. Dù TYT xã đã xuống cấp nhưng các y, bác sĩ ở đây đều rất tận tâm và nhiệt tình với bệnh nhân. Tôi hy vọng TYT xã sớm được xây dựng mới, đầu tư thêm các máy móc để người dân có thể tiếp cận được dịch vụ y tế hiện đại ngay tại địa phương mà không cần phải đi đâu xa”.

YTCS đóng vai trò như “người gác cổng”, là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau, dịch bệnh xảy ra. Thực tế cho thấy, vai trò của YTCS phát huy hiệu quả trong thời gian qua, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Chính vì thế, đầu tư cho YTCS không chỉ là giải pháp hữu hiệu trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân mà còn tạo đột phá trong sự phát triển của ngành Y tế./.

Long An là 1 trong 13 tỉnh được thụ hưởng Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” của Bộ Y tế. Dự án có tổng vốn đầu tư 126,25 triệu USD, trong đó, vốn vay của Ngân hàng Thế giới 80 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại 25 triệu USD và vốn đối ứng 21,25 triệu USD.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, Long An là tỉnh có tiến độ triển khai Dự án khá tốt. Kế hoạch năm 2022, tỉnh tiếp tục triển khai thi công và hoàn thành 21 TYT chuyển tiếp từ năm 2021; khởi công xây mới 5 TYT, sửa chữa, nâng cấp 11 TYT; cung cấp trang thiết bị, đào tạo và công cụ quản lý chất lượng nhằm nâng cao năng lực TYT xã trong quản lý các vấn đề sức khỏe ưu tiên; tăng cường chính sách, thí điểm đổi mới trong cung cấp dịch vụ và giám sát, đánh giá;...

Thùy Minh

Dịch COVID-19 sáng 8/3: Đã có hơn 6 triệu người trên thế giới tử vong

Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận 80.964.740 ca mắc và 985.515 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận số ca mắc nhiều thứ hai thế giới, với 42.970.454 ca.

Dịch COVID-19 sáng 8/3: Đã có hơn 6 triệu người trên thế giới tử vong

Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận 80.964.740 ca mắc và 985.515 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận số ca mắc nhiều thứ hai thế giới, với 42.970.454 ca.

Dịch COVID-19 sáng 8/3: Đã có hơn 6 triệu người trên thế giới tử vong

Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận 80.964.740 ca mắc và 985.515 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận số ca mắc nhiều thứ hai thế giới, với 42.970.454 ca.

Dịch COVID-19 sáng 8/3: Đã có hơn 6 triệu người trên thế giới tử vong

Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận 80.964.740 ca mắc và 985.515 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận số ca mắc nhiều thứ hai thế giới, với 42.970.454 ca.

Người nhiễm Omicron có thể lây bệnh cho người khác trong 6 ngày

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người bị nhiễm biến thể Omicron có thể lây bệnh cho người khác trong vòng trung bình trong 6 ngày, 'đôi khi có trường hợp lâu hơn.'
Top