16/06/2025
x
+
aa
-

Điều trị thành công cho bệnh nhi 14 tuổi mắc sởi biến chứng nặng 

(CTO) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long vừa điều trị thành công cho một trẻ mắc bệnh sởi mức độ nặng kèm theo nhiều biến chứng phức tạp.

(CTO) - Các bác sĩ Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long vừa điều trị thành công cho một trẻ mắc bệnh sởi mức độ nặng kèm theo nhiều biến chứng phức tạp.

Bác sĩ thăm khám cho trẻ trước khi xuất viện. Ảnh: BV.

Bệnh nhi là em N. N. M, 14 tuổi, ở tỉnh Trà Vinh. Người nhà bệnh nhi cho biết, M bị sốt cao liên tục trong 4 ngày, kèm theo ho tăng dần, ăn uống kém. Sau đó bệnh nhi nổi ban khắp người, tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên được đưa đến BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu.

Tại thời điểm nhập viện, bác sĩ ghi nhận tình trạng sức khỏe bệnh nhi: mệt mỏi, ho nhiều, tiêu chảy nhiều lần, phát ban toàn thân, mắt đỏ, ăn uống kém. Kết quả thăm khám và xét nghiệm cho thấy M mắc bệnh sởi có biến chứng viêm phế quản phổi, viêm dạ dày - ruột và viêm kết mạc.

Qua hội chẩn, các bác sĩ đã áp dụng phác đồ điều trị toàn diện cho bệnh nhân gồm bù dịch, hạ sốt, kháng sinh, bổ sung vitamin A liều cao, hỗ trợ hô hấp, kết hợp chăm sóc dinh dưỡng và theo dõi sát các dấu hiệu nguy hiểm.

Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi tiến triển tốt, hết sốt, hết tiêu chảy, ban mờ dần và ăn uống trở lại, sức khỏe hồi phục. Em M vừa được bác sĩ cho xuất viện và tiếp tục được theo dõi tại nhà, hẹn tái khám theo lịch.

Theo BS CKI Lê Kim Uyên, Khoa Nhi, BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, hiện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh sởi, kể cả trẻ lớn và người trưởng thành, thậm chí có trường hợp tử vong. Sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như viêm phổi, tiêu chảy mất nước, viêm não… Do vậy, dù hệ miễn dịch của trẻ từ lứa tuổi tiểu học đến trung học tương đối hoàn thiện nhưng vẫn có nguy cơ diễn tiến nặng hơn nếu không được điều trị đúng cách.

Qua trường hợp bệnh nhi trên, các bác sĩ khuyến cáo:

- Nên cho trẻ tiêm ngừa sởi đầy đủ theo chương trình tiêm chủng.

- Trẻ ở độ tuổi vị thành niên khuyến cáo tiêm mũi sởi nhắc lại, đặc biệt trong thời gian có dịch sởi bùng phát.

- Khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc sởi như sốt cao liên tục, phát ban, ho nhiều, tiêu chảy, cần được cách ly và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

- Phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay BV nếu có các dấu hiệu nặng: sốt liên tục không hạ từ ngày thứ 2 kèm thở nhanh, thở co kéo, đi ngoài phân lỏng nhiều, co giật, rối loạn tri giác, bứt rứt, li bì, nôn ói nhiều.

THU SƯƠNG

Other news

Những loại ung thư nào có thể di truyền trong gia đình?
Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Tùng, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng... có thể di truyền trong gia đình.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng ngừa bệnh dại 
Từ đầu năm 2025 đến nay, khu vực phía Nam ghi nhận 11 ca bệnh dại. Qua khai thác tiền sử dịch tễ 9 ca, ở thời điểm cắn có gần 50% chó có biểu hiện bệnh dại nhưng người bị cắn vẫn không đi tiêm ngừa mà lại chọn điều trị theo phương pháp dân
Ăn tỏi hằng ngày có tốt không? 
Tỏi là một trong những loại thảo dược được nghiên cứu nhiều nhất. Tỏi chứa nhiều thành phần chống viêm, kháng khuẩn và chống khối u, nên việc thường xuyên tiêu thụ nó trong chế độ ăn hằng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng.
Sốt xuất huyết đã ngoài tầm dự báo
Không còn theo chu kỳ dịch 3 - 5 năm, sốt xuất huyết đã ngoài tầm dự báo do số ca mắc liên tục ở mức cao.
Cả nước ghi nhận gần 23.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 5 ca tử vong
Sốt xuất huyết hiện vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm gây gánh nặng lớn tại Việt Nam. Mỗi năm tại Việt Nam ghi nhận từ 100-200.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Top