06/07/2025
x
+
aa
-

Đọc “Bức tượng và người đàn bà” “Gừng càng già càng cay” 

Những năm gần đây, dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng nhà văn Nhật Hồng vẫn sáng tác đều đặn, từ văn xuôi đến biên khảo. Điều đáng nói là càng về sau, những tác phẩm của ông càng cho thấy sự mới mẻ, với “chất văn chương Nhật Hồng” rất rõ. “Bức tượng và người đàn bà” (NXB Hồng Đức) vừa ra mắt là tiêu biểu cho điều này.

Tập truyện ngắn “Bức tượng và người đàn bà”.

“Có lẽ, nắng gió của núi rừng đã ru giấc ngủ ngàn đời cho cô gái trẻ, cùng với dòng suối luôn tưới mát quanh năm. Bên cạnh đó, có người đàn bà tuyệt vời đã thổi hồn con mình lung linh trên sắc gốm”, nhà văn Nhật Hồng kết thúc truyện “Bức tượng và người đàn bà” bằng những câu văn như thế. Truyện mở đầu bằng chuyến đến thăm nhà bạn, tên Thụy Kha, của nhân vật xưng tôi. Ông ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của pho tượng một thiếu nữ Chăm tuy sần sùi, thô ráp nhưng xuất thần. Ông Thụy Kha mới kể về pho tượng mà ông bao phen tưởng đã sở hữu nhưng rồi vụt mất. Rồi ông Thụy Kha đã tìm được người làm nên pho tượng đó, một bà lão ở làng gốm, và pho tượng ấy là bà nắn để đỡ nhớ con bà, nữ dân công đã hy sinh trước 1 năm ngày đất nước thống nhất. Lần cuối tìm về làng gốm để nhận pho tượng, bà lão đã qua đời, để lại bức tượng chưa hoàn chỉnh, còn sần sùi. Ông Thụy Kha đặt trong nhà một cách trang trọng suốt mấy chục năm qua.

Hành trình sở hữu bức tượng và câu chuyện về người đàn bà nắn tượng con mình được nhà văn Nhật Hồng kể như những thước phim điện ảnh. Ở đó, tình người kể hiển hiện trong từng câu chữ.

Hay là với “Đời kỹ nữ”, nhà văn Nhật Hồng xây dựng nên nhân vật Linh, một cô gái nhan sắc bị đời lừa lọc, đẩy đưa vào chốn hồng trần, luôn khát khao hạnh phúc. Và rồi cuối cùng, anh bạn học ngày nào đã tìm ra cô, sẵn sàng chấp nhận quá khứ để cùng Linh xây tổ ấm. Còn trong truyện “Kẹo Tết”, nhà văn Nhật Hồng kể về Vân và cái kết ngọt ngào cho cô gái yêu nghề truyền thống…

Trong tập truyện này, còn có những truyện “hương xưa”, gợi lại ký ức ngày xưa hồi đó, cũng rất thú vị. Như là “Gánh hát về làng” với chuyện khởi nghiệp từ gánh hát Phước Đồng của cậu Ba Phước ở chợ Vàm Nhon, nhà văn tái hiện cảnh đi coi cải lương của người xưa, chuyện đào chánh, kép chánh, tập tuồng, diễn vở của những gánh hát ngày trước… Bằng vốn liếng văn hóa, nhà văn mang đến một truyện ngắn thú vị.

Gần 30 truyện ngắn trong “Bức tượng và người đàn bà” đủ sức cuốn hút người đọc từ bìa đến cuối trang sách. Cách kể từ tốn mà gợi tò mò trong từng tình tiết; văn phong nhẹ nhàng, súc tích; cùng với những nhân vật giàu tính cách, cảm xúc, mỗi truyện ngắn của nhà văn Nhật Hồng cho thấy sự mới mẻ, dụng công.

Nhà văn Nhật Hồng hiện là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ. Ông đã ra 13 tập sách, cả văn, thơ lẫn biên khảo, và cũng đang chuẩn bị ra mắt bạn đọc một tác phẩm mới. Đọc “Bức tượng và người đàn bà” nhìn lại hành trình văn chương của nhà văn Nhật Hồng, nhiều người nói rằng “gừng càng già càng cay”!

Bài, ảnh: ĐĂNG HUỲNH

Other news

Mẫu logo chính thức cho các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh
Mẫu logo được thiết kế sử dụng hình tượng chính là hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, có màu đỏ, thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm.
Phim tài liệu về 5 làng nghề Việt Nam thu hút khán giả Pháp
Bộ phim theo dấu hành trình qua 5 làng nghề thủ công tiêu biểu của Việt Nam, gồm nón lá làng Chuông, gốm sứ Bát Tràng, quạt giấy Chàng Sơn, chuồn chuồn tre Thạch Xá và tranh dân gian Đông Hồ.
Dấu ấn “Đồng Tháp đất và người” 
Quyển “Ðồng Tháp đất và người” tập 11 (NXB Ðồng Nai) vừa được ấn hành trong dịp đặc biệt. Ðó là kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Khoa học Lịch sử Ðồng Tháp và trước thời điểm lịch sử
Hàn Quốc khuấy động bầu trời lễ hội pháo hoa Đà Nẵng với rap G-Dragon
Những tràng pháo hoa tông vàng và xanh dương, bùng nổ tiết tấu nhanh, dồn dập trên nền nhạc rap “Home Sweet Home” của ngôi sao đình đám G-Dragon khiến cả khán đài trầm trồ phấn khích.
Minh Thùy - Nhà thơ tài năng 
Anh là một nhà thơ có cá tính và tài năng. Làm thơ, viết văn cùng lúc, đều hay. Minh Thùy, Ba Cao (nhạc sĩ Thanh Trần), Út Triều (Mạc Văn Chi - Nguyễn Phong Triều) cùng quê xã Tân Hưng Tây mênh mông rừng đước.
Top