Chủ nhật, 07/07/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hải quân Mỹ thiếu tàu sân bay 

Trong bài phân tích đăng trên trang tin Nikkei, giới chuyên môn cảnh báo năng lực Hải quân Mỹ đang bị lung lay đến mức nguy hiểm khi Washington tìm cách dàn trải lực lượng nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Ukraine,

Trong bài phân tích đăng trên trang tin Nikkei, giới chuyên môn cảnh báo năng lực Hải quân Mỹ đang bị lung lay đến mức nguy hiểm khi Washington tìm cách dàn trải lực lượng nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Israel và Biển Đỏ trong khi vẫn phải để mắt đến Trung Quốc trên Eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Tàu sân bay lớp Nimitz USS Theodore Roosevelt khi cập cảng ở Thái Lan. Ảnh: U.S Navy

Sau khi xung đột giữa Israel và phong trào vũ trang Hamas bùng nổ vào tháng 10 năm ngoái, Hải quân Mỹ đã điều nhóm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower tới Đông Địa Trung Hải bên cạnh nhóm USS Gerald R. Ford để ứng phó lực lượng Houthi ở Yemen.

Vào tháng 6, truyền thông quốc tế đưa tin các quan chức ở Washington đã ra lệnh cho tàu sân bay dẫn đầu chiến dịch của Mỹ trên Biển Đỏ hồi hương. Để lấp khoảng trống trên bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, Lầu Năm Góc tạm thời điều chuyển tàu sân bay đang hoạt động tại vị trí gần nhất là USS Theodore Roosevelt ở châu Á. Được biết, tàu Roosevelt ra khơi kể từ tháng 1, hoạt động ở Biển Philippines, Biển Đông, Biển Hoa Đông, Vịnh Thái Lan và đang ghé cảng Busan của Hàn Quốc.

Mỹ khẳng định việc triển khai tàu sân bay từ Bờ Tây đến Trung Đông không phải do thiếu lực lượng ở Bờ Đông. Thay vào đó, Phát ngôn viên Hạm đội 5 Tim Hawkins cho biết Hải quân Mỹ là lực lượng toàn cầu với đặc điểm nhanh nhẹn và linh hoạt. Do đó, giới lãnh đạo có đủ vị trí và các lựa chọn triển khai để đáp ứng yêu cầu hoạt động trên toàn thế giới. Trái với tuyên bố trên, Giáo sư James Holmes tại Trường Hải chiến Mỹ chỉ ra thực tế Washington hiện có quá ít tàu để thực hiện nhiệm vụ khi nước này vừa tập trung tăng cường hiện diện ở Thái Bình Dương, vừa đảm bảo nhu cầu đang tăng cao ở các khu vực ngoại vi Á - Âu.

Tính tới hiện tại, khu phức hợp hải quân lớn nhất thế giới, căn cứ Norfolk vẫn là cảng nhà của 6 tàu sân bay Mỹ. Vào tháng 4, USS George Washington đã được điều đến căn cứ hải quân Yokosuka ở Nhật Bản để thay thế tàu USS Ronald Reagan chuyển về căn cứ Bremerton ở Bờ Tây để bảo trì. Như vậy, số tàu trên bờ biển phía Đông nước Mỹ chỉ còn 5 chiếc. Trong khi tàu Eisenhower hoạt động ở Địa Trung Hải, không có tàu sân bay nào trong số 4 chiếc còn lại ở Norfolk sẵn sàng triển khai.

Trong một bài báo, thành viên cấp cao tại Viện Chính sách Cận Đông trụ sở tại Washington, Elizabeth Dent cảnh báo tình huống vắng mặt nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ trên Biển Đỏ trong 2-3 tuần cho tới khi tàu Roosevelt đến sẽ gửi đi tín hiệu đáng lo ngại vào thời điểm Houthi đang gia tăng nhịp độ và mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công. Qua đây, bà đề xuất nên có một đợt tăng cường tạm thời các lực lượng đối tác để lấp đầy khoảng trống nói trên.

Đồng quan điểm, chiến lược gia Holmes lưu ý quy mô Hải quân Mỹ hiện chỉ bằng một nửa so với những năm 1980 nhưng phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Nguồn nhân lực và tài lực hữu hạn, thậm chí đang cạn kiệt khiến hoạt động của các hạm đội trở nên khó khăn, dẫn đến thời gian tàu lưu xưởng để bảo trì lâu hơn sau khi trở về. Trong bối cảnh này, Giáo sư Holmes cho rằng đã đến lúc Mỹ gây sức ép buộc các đồng minh châu Âu - Đại Tây Dương làm nhiều hơn để Washington có thể tập trung xoay trục sang Đông Á. Ngoài xem xét lại thế trận triển khai, một số nhà phân tích cho rằng Lầu Năm Góc cũng cần có sự thay đổi cơ bản trong cách tác chiến khi đang đối mặt cuộc khủng hoảng chiến lược đáng kể với các đối thủ Trung Quốc, Nga, Iran và CHDCND Triều Tiên.

MAI QUYÊN (Theo National Interest)

Chật vật tìm kế sinh nhai 

Frozan Ahmadzai là một trong 200.000 phụ nữ Afghanistan được chính quyền Taliban cho phép đi làm. Nhưng thay vì tập trung học để theo đuổi ước mơ trở thành bác sĩ, cô gái 33 tuổi lại đang làm thợ may và chế biến đồ ăn tại một tầng hầm ở thủ đô Kabul.

Bà Angela Merkel sẽ làm gì sau khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng?

Sau khi thủ tướng mới của nước Đức được bổ nhiệm, bà Merkel sẽ rời nhiệm sở. Từ một nhà lãnh đạo quốc gia thường xuyên có lịch trình làm việc kín mít từ sáng sớm đến đêm khuya, cuộc sống của bà sẽ có sự thay đổi như thế nào?

Bà Angela Merkel sẽ làm gì sau khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng?

Sau khi thủ tướng mới của nước Đức được bổ nhiệm, bà Merkel sẽ rời nhiệm sở. Từ một nhà lãnh đạo quốc gia thường xuyên có lịch trình làm việc kín mít từ sáng sớm đến đêm khuya, cuộc sống của bà sẽ có sự thay đổi như thế nào?

Bà Angela Merkel sẽ làm gì sau khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng?

Sau khi thủ tướng mới của nước Đức được bổ nhiệm, bà Merkel sẽ rời nhiệm sở. Từ một nhà lãnh đạo quốc gia thường xuyên có lịch trình làm việc kín mít từ sáng sớm đến đêm khuya, cuộc sống của bà sẽ có sự thay đổi như thế nào?

Indonesia sẵn sàng trở thành trung tâm vaccine Covid-19 của Châu Á-Thái Bình Dương

Trong bối cảnh hạn chế nguồn cung vaccine trên thế giới, Indonesia tuyên bố sẵn sàng trở thành trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Pezeshkian giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Iran

(ĐCSVN) - Tổng thống Nga, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ, Quốc vương và Thái tử Saudi Arabia đã chúc mừng ông Pezeshkian giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Iran.

Sửa Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc

(ĐCSVN) - Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2022 – 2027.

Ông Keir Starmer trở thành thủ tướng mới của Anh

(ĐCSVN)- Ngày 5/7, ông Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng Anh, đã chính thức trở thành thủ tướng mới của nước này sau khi diện kiến Vua Charles III tại Cung điện Buckingham ở thủ đô London.

Hợp tác kinh tế tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Campuchia

(ĐCSVN) - Chiều 5/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Tổng Thư ký Ban Dân vận Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công tác Công cộng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia Hun Many đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tăng cường và củng cố mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng chuyến thăm, làm việc của đồng chí Saleumxay Kommasith và đoàn đại biểu Chính phủ Lào sẽ thành công tốt đẹp, tiếp tục góp phần quan trọng vào việc không ngừng tăng cường và củng cố mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.

Trường học ở Gaza bị tấn công lần thứ ba, hơn 60 người thương vong

Đây là lần thứ ba trường Al-Jaouni, nơi trú ẩn của khoảng 7.000 người sơ tán, bị ném bom kể từ khi xung đột bùng phát giữa Hamas và Israel tháng 10/2023.

Phong trào Hamas phản đối việc lực lượng nước ngoài hiện diện tại Dải Gaza

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định việc quản lý Dải Gaza là một vấn đề thuần túy của người Palestine; người dân Palestine sẽ không cho phép sự giám hộ hoặc áp đặt bất kỳ giải pháp nào từ bên ngoài.

Hezbollah phóng khoảng 100 tên lửa Katyusha vào vị trí quân sự của Israel

Các Lực lượng phòng vệ Israel xác nhận ít nhất 100 quả tên lửa đã được bắn từ Liban vào Kiryat Shmona và Galilee Panhandle ở miền Bắc Israel và phía Bắc Cao nguyên Golan.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vượt ông Biden về số tiền gây quỹ trong quý 2

Ông Trump đã huy động được 331 triệu USD quyên góp trong quý 2, vượt con số 264 triệu USD mà Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và các đồng minh đảng Dân chủ của ông huy động được trong cùng kỳ.

Xung đột Hamas-Israel: Khoảng 50 tù nhân Palestine được trả tự do

Quân đội Israel ngày 01/7 đã thả khoảng 50 tù nhân Palestine, trong đó có giám đốc bệnh viện lớn nhất Gaza, bị bắt trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas.
Top