04/04/2025
x
+
aa
-

Không nên đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Mặc dù các ngành chuyên môn khuyến cáo việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ xảy ra cháy lan nhưng nông dân vẫn sử dụng phương pháp đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa.
Mặc dù các ngành chuyên môn khuyến cáo việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, làm đất bạc màu, nguy cơ xảy ra cháy lan nhưng do tập quán, nông dân vẫn sử dụng phương pháp đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa để vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị vụ mùa tiếp theo.

Còn nhiều nông dân đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa

Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa là tập quán lâu đời của nông dân. Nhiều người cho rằng, cách làm này giúp tiêu diệt mầm bệnh và bổ sung một số chất dinh dưỡng cho đất.

Thực tế, việc đốt rơm rạ có thể tiêu diệt một số côn trùng trú ẩn trên gốc rạ, làm sạch mầm bệnh cho vụ sau; đồng thời, nông dân có thể tận dụng lượng tro sau khi đốt để cung cấp một ít phân bón làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

Tuy nhiên, theo các ngành chuyên môn, việc đốt rơm rạ trên đồng sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái, nếu đốt nhiều năm liên tiếp còn khiến đất bị khô cằn, bạc màu. Ngoài ra, trong quá trình đốt còn phát sinh một lượng lớn khói gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

Đặc biệt, việc đốt rơm rạ còn làm tăng nguy cơ xảy ra cháy lan, nhất là vào thời điểm nắng nóng như hiện nay.

Rơm có nhiều lợi ích như phủ gốc cây trồng, rau màu, làm nấm, làm thức ăn cho gia súc hoặc xử lý thành phân bón hữu cơ. Ngoài việc bán rơm khô, nông dân còn có thể cày vùi để phần rơm rạ tự phân hủy, làm đất tươi xốp. Vì thế, nông dân cần lựa chọn biện pháp hữu ích để thay thế cho việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh và phát triển bền vững./.

Văn Đát

Other news

Kiểm tra công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn tại Bến Lức và Thủ Thừa   
Chi cục Môi trường và Kiểm lâm tỉnh đến kiểm tra thực tế công tác phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024 - 2025 tại huyện Bến Lức và huyện Thủ Thừa.
Mưu sinh nơi “chợ tràm” 
Giữa rừng U Minh Hạ bạt ngàn, ở ấp 15, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, có một khu chợ đặc biệt tồn tại hàng chục năm qua và là nơi mưu sinh của nhiều cư dân địa phương mà họ quen gọi là “chợ tràm”.
Bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất
Ngay từ đầu vụ Đông Xuân năm nay, Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng lịch thời vụ và kịch bản điều tiết nước để phòng, chống hạn, mặn.
Nâng cao hoạt động của hợp tác xã
Trong bối cảnh nền sản xuất hàng hóa không ngừng phát triển và cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại, việc xây dựng, phát triển hợp tác xã kiểu mới trở thành xu thế tất yếu.
Tập trung phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi
Để ngăn chặn bệnh DTHCP tiếp tục bùng phát và lây lan diện rộng, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người chăn nuôi tập trung áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh phòng bệnh và không nên tái đàn ồ ạt.
Top