04/04/2025
x
+
aa
-

Kinh tế gia đình phát triển nhờ nuôi ếch ứng dụng công nghệ cao

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả. Nhiều mô hình hay, sáng tạo xuất hiện và ngày càng được nhân rộng.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An thực hiện hiệu quả. Nhiều mô hình hay, sáng tạo xuất hiện và ngày càng được nhân rộng. Điều đó xuất phát từ tấm lòng của người nông dân, muốn đưa sản phẩm sạch, an toàn đến tay người tiêu dùng.

Trước đây, chị Phan Kim Tuyền (ấp Tân Điền, xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc) làm nghề buôn bán. Nhận thấy mô hình nuôi ếch ứng dụng công nghệ cao ở xã Quy Đức (huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiệu quả nên chị hợp tác cùng vài người bạn nuôi thử nghiệm và bước đầu thấy tín hiệu khả quan.

Chị Phan Kim Tuyền (ấp Tân Điền, xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc) thành công với mô hình nuôi ếch ứng dụng công nghệ cao

Thực hiện mô hình này, chị Tuyền tự chủ trong khâu con giống, không phải nhập từ nơi khác nên tiết kiệm nhiều chi phí, giảm hao hụt đầu con và chất lượng cũng tốt hơn. Nuôi ếch trong bể bạt theo kiểu truyền thống có nhược điểm là phải thay nước thường xuyên, tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc. Hồ nuôi cải tiến mà chị Tuyền đang áp dụng là kiểu hồ 3 đáy, gồm bể chứa phân, bể chính và bể nổi để ếch phơi nắng. Thành hồ được xây bằng gạch kiên cố, có lưới che chắn bên trên để giảm nhiệt và bảo vệ ếch, tránh chim, cò tấn công. Ngoài ra, hệ thống cấp, xả nước cũng được đầu tư bài bản.

Việc xây bể nuôi rất quan trọng, nếu không đúng kỹ thuật thì công đoạn tiếp theo sẽ thất bại. Cốt lõi của cách nuôi này là tạo môi trường nước cho ếch như ngoài tự nhiên. Theo đó, nước nuôi ếch có màu xanh nhờ dùng kỹ thuật cấy tảo. Phân ếch thải ra được đẩy xuống bể dưới cùng nên nước ít ô nhiễm và không có mùi hôi. Nhờ đó, 5-7 ngày chị Tuyền mới thay nước một lần, nếu ếch con thì thời gian này dài hơn.

Theo chị Tuyền, áp dụng cách nuôi này giúp ếch khỏe, ít bệnh, chắc thịt. Suốt quá trình nuôi 2,5 tháng, ếch không cần dùng thuốc nên bảo đảm an toàn, khách hàng rất ưa chuộng. Ước tính mỗi tấn ếch, chị có lợi nhuận hơn 20 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với nuôi theo kiểu cũ và giá bán cũng cao hơn.

Chị Tuyền chia sẻ: “Nuôi ếch ứng dụng công nghệ cao khá nhàn, chỉ cực lúc phân loại ếch bỏ vô hồ vì phải làm ban đêm. Ưu điểm lớn nhất là ếch rất khỏe, tôi không dùng hóa chất từ khâu xử lý nước đến khi xuất chuồng nên bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Sắp tới, tôi sẽ nghiên cứu mở rộng thêm”.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Thượng - Trần Văn Xuân, nuôi ếch ứng dụng công nghệ cao là mô hình mới, hiệu quả. Hướng tới, Hội tiếp tục quan tâm, theo dõi để có những đề xuất, hỗ trợ phù hợp và nhân rộng mô hình cho những nông dân khác, góp phần vào sự phát triển của địa phương./.

Huỳnh Thông

Other news

Kiểm tra công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn tại Bến Lức và Thủ Thừa   
Chi cục Môi trường và Kiểm lâm tỉnh đến kiểm tra thực tế công tác phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024 - 2025 tại huyện Bến Lức và huyện Thủ Thừa.
Mưu sinh nơi “chợ tràm” 
Giữa rừng U Minh Hạ bạt ngàn, ở ấp 15, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, có một khu chợ đặc biệt tồn tại hàng chục năm qua và là nơi mưu sinh của nhiều cư dân địa phương mà họ quen gọi là “chợ tràm”.
Bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất
Ngay từ đầu vụ Đông Xuân năm nay, Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng lịch thời vụ và kịch bản điều tiết nước để phòng, chống hạn, mặn.
Nâng cao hoạt động của hợp tác xã
Trong bối cảnh nền sản xuất hàng hóa không ngừng phát triển và cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại, việc xây dựng, phát triển hợp tác xã kiểu mới trở thành xu thế tất yếu.
Tập trung phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi
Để ngăn chặn bệnh DTHCP tiếp tục bùng phát và lây lan diện rộng, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người chăn nuôi tập trung áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh phòng bệnh và không nên tái đàn ồ ạt.
Top