Thứ hai, 24/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Làn gió mới trên chính trường nước Pháp 

Sự kiện đảng cực hữu Tập hợp quốc gia giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua đã tạo nên làn gió mới trên chính trường nước Pháp, đặc biệt là trước cuộc bầu cử quốc hội nước này sắp tới.

Sự kiện đảng cực hữu Tập hợp quốc gia giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua đã tạo nên làn gió mới trên chính trường nước Pháp, đặc biệt là trước cuộc bầu cử quốc hội nước này sắp tới.

Ông Bardella được bà Le Pen ưu ái và tin tưởng. Ảnh: Shutterstock

Theo kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu (EP), đảng Tập hợp quốc gia (RN) giành được 31% số phiếu ủng hộ tại Pháp, cao hơn gấp đôi số phiếu của đảng Phục hưng theo đường lối trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron. Với kết quả này, RN sẽ có 30 ghế tại EP, so với 13 ghế của đảng Phục hưng. Như vậy, so với cuộc bầu cử EP năm 2019, số ghế của RN sẽ tăng hơn gấp đôi.

Thăng hoa như “diều gặp gió”

Chào đời năm 1995 tại Seine-Saint-Denis, ngoại ô phía Bắc thủ đô Paris, Chủ tịch RN Jordan Bardella là con trai của một gia đình nhập cư Ý. Tại đây, ông lớn lên trong căn hộ tầng 8 của khu nhà ở xã hội Gabriel Peri, khu vực thường được nhắc đến về tội phạm ma túy và bạo lực trên truyền thông. Bố mẹ ly dị khi Bardella còn nhỏ và ông sống với mẹ.

Bị ảnh hưởng bởi các cuộc bạo loạn ở vùng ngoại ô Paris năm 2005, ông tham gia chính trường ở tuổi 17, gia nhập đảng Mặt trận quốc gia của bà Marine Le Pen. 2 năm sau, Bardella từ bỏ việc học địa lý tại Ðại học Sorbone để cống hiến hết mình cho chính trị và thăng hoa “như diều gặp gió”. Ông lần lượt giữ các chức vụ ủy viên hội đồng khu vực, phát ngôn viên và phó lãnh đạo đảng. Năm 2018, đảng Mặt trận quốc gia được đổi tên thành Tập hợp quốc gia (RN) để loại bỏ ảnh hưởng cuối cùng của cha bà Marine Le Pen. Năm 2019, ông dẫn đầu danh sách RN trong cuộc bầu cử EP khi chỉ mới 24 tuổi.

Tháng 11-2022, Bardella được bầu làm Chủ tịch RN, kế nhiệm bà Marine Le Pen. Ông Bardella là người đầu tiên lãnh đạo RN mà không phải là thành viên của gia đình Le Pen trong 50 năm qua. Vậy tại sao bà Le Pen lại giao quyền lãnh đạo RN cho Bardella? Các chuyên gia cho rằng quyết định mang tính chiến thuật này sẽ cho phép bà Le Pen tập trung hơn vào việc tranh cử tổng thống Pháp năm 2027 và tiếp tục đổi mới đảng. Tiến sĩ Itay Lotem, giảng viên cao cấp về nghiên cứu tiếng Pháp tại Ðại học Westminster cho biết, bà Le Pen tin rằng “đệ tử yêu quý” Bardella là “sự đầu tư tốt cho tương lai” bởi đây là “gương mặt trẻ trung, tươi tắn mà bà có thể kiểm soát”.

Vừa có nguồn gốc nhập cư, hoàn cảnh trưởng thành gần gũi với nhóm người trẻ nhiều bất bình với xã hội, vừa mang hình ảnh tham vọng và thành đạt sớm, ông Bardella là sự kết hợp “trong mơ” của bà Le Pen để dẫn dắt RN trong các cuộc bầu cử lớn. Bà Le Pen từng thừa nhận Bardella là thế hệ mới của phong trào cánh hữu khi “không vướng vào mọi sự kỳ thị từng bủa vây lá phiếu Mặt trận quốc gia”, trong đó có tai tiếng phủ nhận nạn diệt chủng người Do Thái trong Thế chiến thứ hai.

Bà Marine Le Pen kế nhiệm người cha Jean-Marie Le Pen trở thành lãnh đạo đảng Mặt trận quốc gia vào năm 2011 rồi sau đó khai trừ cha khỏi đảng vào năm 2015 nhằm tránh những tai tiếng trong quá khứ. Bà về nhì trong 2 cuộc bầu cử tổng thống liên tiếp (năm 2017 và 2022) và dự kiến sẽ tiếp tục tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2027.

Khéo léo tiếp cận giới trẻ

Bardella không quá nổi tiếng trong giới chính trị Pháp và quốc tế nhưng lại là nhân vật gây được cảm tình lớn trong giới trẻ.

Ông đặc biệt nổi bật trên các trang mạng xã hội, bao gồm Instagram và nhất là nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok vốn chủ yếu được giới trẻ yêu thích sử dụng. Tài khoản TikTok của ông có hơn 1,2 triệu người đăng ký theo dõi trong vòng chưa đầy 3 năm qua.

Trên các trang mạng xã hội, lượng người theo dõi Bardella còn thua Tổng thống Macron và nhà lãnh đạo cánh tả Jean-Luc Mélenchon. Thế nhưng, điều khác biệt lớn là Bardella hầu như tránh nói chuyện về các vấn đề chính trị, thậm chí cái tên đảng RN, bà Marine Le Pen hay cuộc bầu cử EP vừa qua. Các nhà phân tích cho rằng ông ấy bắt chước phong cách của một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, thay vì phong cách của người đứng đầu một đảng chính trị. Alexandre Eyries, giáo sư Ðại học Công giáo ở miền Tây nước Pháp, cho biết phần lớn các sinh viên của ông nghĩ rằng Bardella là một người ảnh hưởng chứ không phải chính khách.

Lola, một công dân thiên tả 18 tuổi ở Paris, thừa nhận ông Bardella đang dẫn đầu trên không gian truyền thông xã hội: “Có một sự sùng bái cá nhân xung quanh Bardella trên mạng xã hội. Anh ấy có mặt ở khắp mọi nơi và trông quyến rũ, lôi cuốn, đẹp trai, giống như một ngôi sao truyền hình thực tế”. Một cách nhìn tương tự, ông Bardella  được người dùng mạng xã hội coi như ngôi sao TikTok hay ngôi sao nhạc rock.  Quả thật, những hình ảnh của ông xuất hiện trên TikTok như hình tượng của một ngôi sao nhạc rock, đó là  việc ông thường xuyên bị “chen lấn giữa đám đông” để xin chữ ký và luôn nở nụ cười đã được luyện tập kỹ lưỡng khi chụp ảnh selfie (tự sướng) với các fan hâm mộ trẻ tuổi.

Chính phong cách trẻ trung, lịch lãm thu hút nhiều sự chú ý trên không gian mạng xã hội mà ông Bardella là chính trị gia duy nhất được nhật báo Le Journal du Dimanche xếp vào danh sách 50 nhân vật nổi tiếng nhất nước Pháp.

Các trang mạng xã hội, đặc biệt là TikTok của Trung Quốc, được coi là “chiến địa” chính của các đảng cánh hữu tại châu Âu trong cuộc bầu cử EP vừa qua và điều này đã giúp họ thăng tiến trên nghị trường châu Âu sắp tới. Từ thời Tổng thống Mỹ Barack Obama  (2009-2017), nhiều chính trị gia châu Âu thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội để tiếp cận số đông công chúng. Tuy nhiên, những cáo buộc Nga sử dụng các nền tảng này để thao túng bầu cử Mỹ và giúp ông Donald Trump đắc cử tổng thống đã khiến nhiều chính khách châu Âu chùn bước. Việc chính quyền Tổng thống Joe Biden tố TikTok đe dọa an ninh quốc gia và đang từng bước cấm cửa càng khiến nhiều đồng minh châu Âu ngại sử dụng TikTok.

Thực tế, phong cách thể hiện của Bardella trên mạng xã hội được coi là chiến lược khéo léo nhằm tiếp cận và lôi kéo một thế hệ giới trẻ ít quan tâm đến các vấn đề chính trị. Trong các chuyến thăm tiếp xúc người dân, đội ngũ chịu trách nhiệm làm nội dung trên mạng xã hội của ông luôn có mặt.  Trong các phát biểu, ông vẫn lồng ghép nói về tương lai đầy bất ổn như an ninh, nhập cư, lạm phát, việc làm. Phát biểu trên Ðài France Inter trước khi diễn ra bầu cử EP hôm 9-6, Bardella thừa nhận: “Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào các mạng lưới xã hội. Ðây là con đường nói chuyện với giới trẻ. Trong cuộc bầu cử lần này, tôi đang cố gắng chính trị hóa giới trẻ”.

Các cuộc khảo sát cho thấy phần lớn cử tri trẻ đã bỏ phiếu ủng hộ ông Bardella và RN trong cuộc bầu cử EP tại Pháp. Tuy nhiên, phần lớn cử tri trẻ đã không đi bỏ phiếu, bởi họ mất niềm tin vào các chính đảng truyền thống. Những tác động tiêu cực lớn kéo dài của đại dịch COVID-19 khiến giới trẻ ngày nay lo ngại vấn đề nhập cư, việc làm bấp bênh và lạm phát tăng cao nhưng lại thờ ơ với cuộc chiến Nga - Ukraine, biến đổi khí hậu. Các cam kết của ông ông Bardella và RN phần lớn đáp ứng mong mỏi của giới trẻ Pháp. Không chỉ giới trẻ, khảo sát từ hãng thăm dò IFOP vào tháng 4-2024 ghi nhận khoảng 23% cử tri trên 65 tuổi ủng hộ ông Bardella và RN.

“Sư tử” đáng gờm đầy tham vọng

Trước đây, bà Marine Le Pen gọi Bardella là “sư tử con” và giờ đây gọi là “sư tử đích thực”. Bà cũng từng bắn tín hiệu ông sẽ là thủ tướng nếu bà trở thành tổng thống vào năm 2027. Thế nhưng, vị “đệ tử” này có thể hoàn thành mục tiêu sớm hơn so với “người đỡ đầu” nếu RN giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội Pháp vào ngày 30-6 và 7-7 tới.

Cuộc bầu cử tới có thể là trận chiến giữa đương kim Thủ tướng Gabriel Attal và ông Bardella, 2 “học trò” của ông Macron và  bà Le Pen. Vị thủ tướng 34 tuổi kiên định tầm nhìn về nước Pháp gắn kết chặt chẽ với thị trường chung không biên giới của Liên minh châu Âu (EU), công bằng xã hội và chống biến đổi khí hậu. Trong khi đó, ông Bardella ủng hộ chính sách chống nhập cư của bà Le Pen và chủ nghĩa bảo hộ “Nước Pháp trước tiên”. Tuy nhiên, trong cuộc tranh luận với Thủ tướng Attal ngày 23-5, Bardella đã tỏ rõ quan điểm ông không “chống châu Âu” mà chỉ “chống lại cách thức châu Âu đang vận hành”.

Bình luận về chiến thắng chấn động của RN, ông Bardella nhấn mạnh: “Nước Pháp đã ra phán quyết không thể kháng nghị. Người dân không chỉ thể hiện khát vọng thay đổi, mà còn đã chọn xong con đường tương lai. Ðất nước muốn EU thay đổi định hướng. Làn gió hy vọng này chỉ mới là sự khởi đầu”. Ông cũng không quên mô tả  Macron là “Tổng thống suy yếu”.

Tham vọng chính trị của ông Bardella thật ra đã được lan truyền ra khỏi nước Pháp trước khi diễn ra bầu cử ở châu Âu. Hồi tháng 5 vừa qua, Tạp chí TIME của Mỹ gọi Bardella là “gương mặt mới của phong trào cực hữu tại châu Âu”. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí này, ông bày tỏ: “Thế hệ những nhà hoạt động yêu nước của tôi sẽ trở thành thế hệ lãnh đạo. Chúng tôi sẽ không chỉ chiến thắng bầu cử EP, mà còn sẽ thắng bầu cử tổng thống. Tương lai sẽ đổi khác hoàn toàn”.

Pascal Humeau, cựu giám đốc truyền thông của RN từng huấn luyện truyền thông chuyên sâu cho Bardella, đánh giá kỹ năng truyền thông hiện nay của Bardella khiến các đối thủ khiếp sợ. “Ông ấy đã có một mục tiêu kể từ năm 17 tuổi là trở thành thủ tướng và tổng thống. Và tôi không nghĩ có ai đó có thể làm hỏng ông ấy”, ông Humeau nhận xét.

KIẾN HÒA (Tổng hợp)

 

Nga: Tấn công các địa điểm tôn giáo tại Dagestan gây nhiều thương vong

Các tay súng đã nổ súng vào một giáo đường Do Thái, một nhà thờ Chính thống giáo và một đồn cảnh sát ở vùng Dagestan, Bắc Kavkaz của Nga, khiến 1 linh mục và các sỹ quan cảnh sát thiệt mạng.

Thế giới 88 triệu người khỏi Covid-19, Philippines muốn đổi y tá lấy vắc-xin

Toàn cầu ghi nhận khoảng 350.000 ca nhiễm mới và hơn 9.500 người tử vong vì đại dịch trong 24 giờ qua.

Mỹ lần đầu tiên triển khai máy bay ném bom B-1 đến Na Uy

Hoạt động huấn luyện với Na Uy cho phép lực lượng Mỹ trau dồi thêm khả năng răn đe và phòng thủ, tăng cường sự ổn định trong khu vực, đồng thời nhằm chứng tỏ khả năng hoạt động tại các địa bàn mới.

Mỹ lần đầu tiên triển khai máy bay ném bom B-1 đến Na Uy

Hoạt động huấn luyện với Na Uy cho phép lực lượng Mỹ trau dồi thêm khả năng răn đe và phòng thủ, tăng cường sự ổn định trong khu vực, đồng thời nhằm chứng tỏ khả năng hoạt động tại các địa bàn mới.

Mỹ lần đầu tiên triển khai máy bay ném bom B-1 đến Na Uy

Hoạt động huấn luyện với Na Uy cho phép lực lượng Mỹ trau dồi thêm khả năng răn đe và phòng thủ, tăng cường sự ổn định trong khu vực, đồng thời nhằm chứng tỏ khả năng hoạt động tại các địa bàn mới.

Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại châu Phi

(ĐCSVN) - Tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Bờ Biển Ngà Adama Bictogo, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với Bờ Biển Ngà, coi Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại châu Phi.

Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại châu Phi

(ĐCSVN) - Tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Bờ Biển Ngà Adama Bictogo, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với Bờ Biển Ngà, coi Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại châu Phi.

Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại châu Phi

(ĐCSVN) - Tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Bờ Biển Ngà Adama Bictogo, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với Bờ Biển Ngà, coi Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại châu Phi.

Tổng thống Nga V. Putin đánh giá chuyến thăm Việt Nam đạt hiệu quả, mong muốn tiếp tục hợp tác

(ĐCSVN) - Tổng thống Putin tin tưởng việc thực hiện các thỏa thuận song phương đã đạt được sẽ giúp tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, đồng thời hy vọng hai bên sẽ tiếp tục hợp tác tích cực đối với các vấn đề then chốt trong chương trình nghị sự song phương và quốc tế.

Thủ tướng tới Trung Quốc, bắt đầu tham dự Hội nghị WEF Đại Liên

(ĐCSVN) - Sau hơn 3 giờ bay, vào lúc 11h35 theo giờ địa phương ngày 24/6 (10h35 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Chu Thủy Tử, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) để dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc.

Thủ tướng Israel tuyên bố giao tranh khốc liệt ở Gaza sắp kết thúc

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố giai đoạn căng thẳng của cuộc chiến ở Rafah sắp kết thúc và các lực lượng Israel đã “rất gần” kết thúc “giai đoạn căng thẳng trên toàn bộ Dải Gaza.'

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Joe Biden đang dẫn trước ông Trump 2 điểm %

Theo kết quả cuộc thăm dò của kênh truyền hình Fox News hôm 19/6, 50% số người được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Biden vào tháng 11 tới, trong khi 48% ủng hộ ông Trump.

Hezbollah phóng hàng loạt rocket về phía Bắc Israel

Hezbollah cho biết đã phóng rocket nhắm vào doanh trại của Israel, nhằm đáp trả vụ oanh kích mà Israel nhắm vào làng Deir Kifa ở phía Nam Liban, khiến một thành viên của Hezbollah thiệt mạng.

Bầu cử Mỹ: Thống nhất quy tắc cho màn đối đầu trực tiếp Biden-Trump

Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump sẽ đối đầu trong cuộc tranh luận kéo dài 90 phút diễn ra vào ngày 27/6 tới tại thành phố Atlanta, với micro có thể tắt tiếng.

Quân đội Israel xác nhận 8 binh sỹ bị thiệt mạng trong vụ nổ ở Rafah

Thông tin sơ bộ từ cuộc điều tra của quân đội Israel cho biết các binh sỹ đều thiệt mạng khi ở bên trong một xe công binh chiến đấu bọc thép Namer.
Top