08/09/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Microsoft tạo ra máy phát giọng nói AI nguy hiểm đến mức không thể phát hành

Microsoft đã tạo ra một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ chuyển văn bản thành giọng nói có thể mô phỏng giọng nói của con người tốt đến mức công ty cho rằng nó quá không an toàn để đưa ra thị trường.

Các công cụ sử dụng AI như ChatGPT ngày càng tinh vi và ấn tượng hơn, nhưng khi chúng trở nên quá tốt thì sẽ không thể phân biệt được đâu là con người và đâu là máy móc. Điều đó đã xảy ra, hoặc ít nhất khi nói đến trình tạo giọng nói dựa trên AI của Microsoft.

VALL-E 2 tốt đến mức Microsoft không muốn phát hành công khai. (Ảnh: Chụp màn hình)

Được phát hiện bởi LiveScience, Microsoft được cho là đã tạo ra trình AI có thể chuyển văn bản thành giọng nói mạnh đến mức công ty cho rằng không an toàn để công bố sản phẩm ra công chúng vì mô hình này có thể "tạo ra giọng nói chính xác, tự nhiên theo đúng giọng nói của người nói ban đầu". Rõ ràng việc công khai công cụ này có thể dẫn đến các hành vi gia tăng gian lận, mạo danh…

Mô hình AI nguy hiểm của Microsoft được gọi là VALL-E 2 và trong một bài báo, các nhà nghiên cứu giải thích rằng mô hình này đánh dấu một cột mốc trong quá trình tổng hợp văn bản thành giọng nói và đã đạt được sự tương đương với giọng nói người mà nó muốn sao chép. Các tiêu chuẩn nội bộ của Microsoft phát hiện VALL-E 2 có thể sao chép giọng nói của con người hoặc thậm chí vượt trội trong một số trường hợp.

Các nhà nghiên cứu của Microsoft cho biết: "Các thí nghiệm của chúng tôi, được tiến hành trên các tập dữ liệu LibriSpeech và VCTK, đã chỉ ra rằng VALL-E 2 vượt trội hơn các hệ thống TTS zero-shot trước đây về độ mạnh mẽ, tự nhiên và độ tương đồng của giọng nói. Đây là hệ thống đầu tiên đạt được sự tương đương với con người trên các tiêu chuẩn này".

Microsoft tuyên bố VALL-E 2 hoàn toàn là một dự án nghiên cứu, có nghĩa công ty không có kế hoạch đưa VALL-E 2 vào sản phẩm hoặc mở rộng quyền truy cập của công chúng. Tuy nhiên, công ty đã phác thảo một số trường hợp sử dụng công nghệ này có thể là những người trong ngành như giáo dục, báo chí, nội dung tự biên soạn, tính năng trợ năng, hệ thống phản hồi bằng giọng nói, dịch thuật và chatbot./.

Microsoft 'ép' người dùng Windows 11 sử dụng tài khoản trực tuyến? 

Microsoft bị chỉ trích vì cố tình ‘ép’ người dùng Windows 11 sử dụng tài khoản trực tuyến.

Theo thanhnien.vn

Nguồn: https://thanhnien.vn/microsoft-tao-ra-may-phat-giong-noi-ai-nguy-hiem-den-muc-khong-the-phat-hanh-185240715084010453.htm

Chuyển đổi số đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 02/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: 'Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới'.

Thông tin cá nhân bị đánh cắp tăng 50% so cùng kỳ năm ngoái

Theo Báo cáo tình hình an ninh mạng nửa đầu năm 2024 của Viettel, số trang (website) giả mạo tổ chức, doanh nghiệp tăng 4 lần so với cùng kỳ, làm gia tăng số vụ lừa đảo, gian lận tài chính.

Cảnh báo 6 lỗ hổng bảo mật mới trong sản phẩm Microsoft

Trong 17 lỗ hổng bảo mật tồn tại ở sản phẩm Microsoft vừa được Cục An toàn thông tin cảnh báo, các đơn vị tại Việt Nam có 6 lỗ hổng đang bị hacker lợi dụng, khai thác thực tế.

Số hóa dữ liệu, nâng cao hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch 

Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp được triển khai, áp dụng trên cả nước từ ngày 1-10-2018. Đặc biệt, phần mềm này có thể liên thông ở cả 4 cấp (xã, huyện, tỉnh, trung ương)

26 phóng viên, biên tập viên tham gia tập huấn ‘Kỹ năng sản xuất và phát triển video trên nền tảng số’   

Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tập huấn “Kỹ năng sản xuất và phát triển video trên nền tảng số” cho 26 phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.
Top