19/04/2025
x
+
aa
-

Mỹ ngại năng lực diệt hạm của Trung Quốc 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth thừa nhận với kho tên lửa siêu vượt âm hiện nay, Trung Quốc có thể đánh chìm hạm đội tàu sân bay của Lầu Năm Góc chỉ trong 20 phút đầu tiên khi xung đột nổ ra.

Các tàu thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ cùng Hải quân Hy Lạp di chuyển trên Ðịa Trung Hải. Ảnh: US Navy

Sở hữu lực lượng hàng không mẫu hạm đông đảo nhất thế giới, Hải quân Mỹ đang vận hành 11 tàu sân bay gồm 10 chiếc lớp Nimitz và 1 chiếc lớp Ford, tất cả đều chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Theo Bộ trưởng Hegseth, các nhóm tác chiến tàu sân bay không chỉ là biểu tượng của sức mạnh mà còn là nền tảng cốt lõi của quân đội Mỹ trong chiến lược răn đe và can thiệp trên toàn cầu. Song, ông cảnh báo niềm tự hào này có thể bị hạ gục dưới các đợt tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm của Trung Quốc ngay ở giai đoạn mở màn xung đột. Lưu ý thêm, Bộ trưởng Hegseth cho biết Trung Quốc đang tập trung xây dựng lực lượng “khóa” các năng lực tác chiến của Mỹ. Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ còn chỉ ra thực tế Washington gần như thua Bắc Kinh trong mọi cuộc tập trận quân sự mô phỏng tình huống chiến tranh do Lầu Năm Góc tiến hành.

Lực lượng tên lửa của Trung Quốc

Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ trong báo cáo lưu ý Trung Quốc 20 năm qua đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc về phát triển công nghệ tên lửa siêu vượt âm, từ loại mang đầu đạn thông thường đến hạt nhân. Nhiều chương trình thậm chí có thể so sánh với các nhà sản xuất tên lửa hàng đầu thế giới khác.

Gần đây, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận chương trình triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) trang bị đầu đạn lướt siêu vượt âm (HGV) DF-17 sẽ tiếp tục chuyển đổi lực lượng tên lửa của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Là một phần trong chiến lược củng cố khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), PLA đã đưa DF-17 vào sử dụng từ năm 2020 để thay thế một số đơn vị tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) cũ sử dụng trong các cuộc tấn công nhắm vào căn cứ quân sự và hạm đội nước ngoài ở Tây Thái Bình Dương.

Với tốc độ Mach 5 (hơn 6.125 km/giờ) và tầm bắn từ 5.000 đến 8.000km, DF-27 được chỉ định là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Với khoảng cách trên và thiết kế mang nhiều đầu đạn khác nhau, DF-27 có thể nhắm mục tiêu vào đảo Guam của Mỹ hay các bang Alaska cùng Hawaii. Trong tài liệu tình báo của Mỹ bị rò rỉ, PLA đã thử nghiệm thành công DF-27 và kết luận vũ khí này khả năng cao xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Ngoài DF-27, Trung Quốc từ năm 2021 đã thử nghiệm phóng ICBM vào quỹ đạo phân đoạn đầu tiên bằng HGV. Vụ phóng ghi nhận khoảng cách bay lớn nhất (40.000 km) và thời gian bay dài nhất (hơn 100 phút) so với bất kỳ hệ thống vũ khí tấn công mặt đất nào của Trung Quốc cho đến nay. Trước đó, Hải quân PLA trong lễ kỷ năm 70 năm thành lập cũng tiết lộ tàu tuần dương tên lửa dẫn đường mới của họ có thể sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa. Năm 2022, họ cũng cho phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm YJ-21 được thiết kế để đánh bại tàu sân bay với tốc độ hành trình vượt quá Mach 6 (7.350 km/h) và ở phần cuối tăng tốc lên Mach 10 (12.250 km/h).

Thế khó của Mỹ

Trong khi Trung Quốc sở hữu kho vũ khí tên lửa siêu vượt âm hàng đầu thế giới, Lầu Năm Góc phản ứng bằng cách tăng cường năng lực trên đảo Guam với các Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Tuy nhiên, Bộ trưởng Hegseth cho biết bộ máy quan liêu của chính quyền và tốc độ mua sắm vũ khí chậm chạp phần nào “giúp” Bắc Kinh khẳng định thêm ưu thế trong các cuộc xung đột. Vị này cũng lưu ý rủi ro từ Trung Quốc đối với Kênh đào Panama. Trong phiên điều trần gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cảnh báo nếu xung đột nổ ra, một cường quốc nước ngoài có thể sử dụng ảnh hưởng kinh tế để biến kênh đào Panama thành “nút thắt” chiến lược gây bất lợi cho Mỹ.

Trong diễn biến khác, nghiên cứu mới trong Dự án Coastwatchers 2.0 hợp tác giữa Đại học Canterbury (New Zealand) và Dự án Sinopsis thuộc trung tâm nghiên cứu ở Prague (Cộng hòa Séc) cảnh báo Trung Quốc đã âm thầm mở rộng phạm vi hoạt động quân sự sang tận Thái Bình Dương thông qua mạng lưới hậu cần. Cụ thể, Bắc Kinh trong gần 20 năm qua đã thúc đẩy xây dựng các cảng, sân bay và thông tin liên lạc tại những điểm quan trọng trong một khu vực rộng lớn ở Nam Thái Bình Dương.

Với khoản đầu tư 3,55 tỉ USD, nghiên cứu xác định có 39 nút chiến lược của Trung Quốc đang hoạt động trong khi đánh giá bổ sung của trang tin Newsweek tìm thấy thêm 11 nút khác, nâng tổng số lên ít nhất là 50 nút chiến lược. Những nút này là một phần của kế hoạch địa chiến lược Southern Link, với các thiết kế kéo dài đến tận Nam Mỹ nhằm cô lập Washington ở phía Bắc. Mục tiêu là định hình lại quyền lực khu vực và thách thức các liên minh do Mỹ lãnh đạo, buộc đồng minh truyền thống xem xét lại quan hệ đối tác an ninh với Nhà Trắng và thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực có lợi cho Trung Quốc.

MAI QUYÊN (Interesting Engineering, Newsweek)

Other news

Chưa thấy tiến triển tốt, Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực làm trung gian hòa bình Nga - Ukraine
Ngoại trưởng Rubio khẳng định Mỹ sẽ không cố gắng làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine trừ khi thấy được dấu hiệu thỏa thuận tiến triển.
Mỹ: Xả súng tại Đại học Bang Florida khiến nhiều người thương vong
Tiếng súng nổ ra vào giữa trưa 17/4 tại hội trường sinh viên trong khuôn viên FSU ở thủ phủ Tallahassee. Ở thời điểm vụ việc xảy ra, có hơn 42.000 sinh viên đang học tại trường.
Hàn Quốc thử nghiệm radar "khắc chế" thiết bị bay không người lái
Radar thế hệ mới sử dụng công nghệ quang tử tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), có khả năng phát hiện các UAV cỡ nhỏ cách xa vài km trong môi trường ngoài trời.
Mỹ để mắt đến khoáng sản Pakistan 
Khi “cơn khát” khoáng sản thiết yếu toàn cầu tăng vọt, Mỹ xác định trữ lượng khoáng sản trị giá hàng ngàn tỉ USD của Pakistan là cơ hội để thúc đẩy thương mại song phương và đối trọng với sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Thỏa thuận ngừng bắn mới ở Gaza còn xa vời 
Việc quân đội Israel tiếp tục đồn trú tại các “vành đai an ninh” ở Dải Gaza, Lebanon và Syria vô thời hạn đang làm phức tạp thêm tiến trình đàm phán với phong trào Hồi giáo Hamas về lệnh ngừng bắn mới và thả con tin.
Top