01/07/2025
x
+
aa
-

Phát triển kinh tế biển - động lực phát triển bền vững ÐBSCL 

(CT) - Ngày 27-6, tại tỉnh Kiên Giang, Trường Ðại học Cần Thơ phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức tọa đàm tháng 6-2025 với chủ đề “Phát triển kinh tế biển - động lực phát triển bền vững ÐBSCL” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

(CT) - Ngày 27-6, tại tỉnh Kiên Giang, Trường Ðại học Cần Thơ phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức tọa đàm tháng 6-2025 với chủ đề “Phát triển kinh tế biển - động lực phát triển bền vững ÐBSCL” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ðây là hoạt động định kỳ theo quý trong khuôn khổ Chương trình Phát triển bền vững ÐBCL tầm nhìn 2045 - SDMD 2045.

Các đại biểu dự tọa đàm tại điểm cầu tỉnh Kiên Giang. Ảnh: CTV

Phát biểu tại sự kiện, GS.TS Nguyễn Thanh Phương, Bí thư Ðảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Ðại học Cần Thơ, nhấn mạnh: Ðảng và Nhà nước ta đã có những định hướng chiến lược rất rõ ràng về phát triển kinh tế biển được thể hiện tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết này xác định “Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn về biển”. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2-4-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ÐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tiếp tục khẳng định vai trò then chốt của kinh tế biển, trong đó Kiên Giang là một trong những địa bàn chiến lược cần được ưu tiên đầu tư phát triển. Tọa đàm hôm nay là nơi kết nối các lực lượng trí thức, quản lý và doanh nghiệp, để cùng đưa ra những đề xuất cụ thể, biến tầm nhìn thành hành động, biến tiềm năng thành động lực phát triển thực sự.

Tại hội thảo, các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến tiềm năng và giá trị chiến lược của kinh tế biển đối với vùng ÐBSCL và cả nước; chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam; nuôi trồng và khai thác hải sản: động lực phát triển kinh tế biển; vận tải và logistics hàng hải: cơ hội mới cho phát triển kinh tế biển ÐBSCL; phát triển du lịch biển xanh và bền vững…

Diễn đàn SDMD 2045 được triển khai theo chủ trương của Chính phủ, do Trường Ðại học Cần Thơ chủ trì từ năm 2022, nhằm kết nối các bên liên quan trong nước và quốc tế, góp phần đề xuất các định hướng, giải pháp; đồng thời thúc đẩy hợp tác để xây dựng và triển khai các chương trình, dự án thiết thực, nhằm phát triển bền vững ÐBSCL.

MỸ THANH

Other news

Doanh nghiệp - Hợp tác xã: 'Đầu tàu' kết nối, nâng tầm sản phẩm OCOP English Edition
Khi kết nối được vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã cùng nguồn lực từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, tỉnh ngày càng có nhiều sản phẩm có chỗ đứng vững vàng trên thị trường, tạo sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập.
Sân chơi cho công nhân, lao động
Nhiều doanh nghiệp ngày càng chú trọng tạo sân chơi lành mạnh, ý nghĩa cho người lao động.
Phát triển kinh tế biển - động lực phát triển bền vững ÐBSCL 
(CT) - Ngày 27-6, tại tỉnh Kiên Giang, Trường Ðại học Cần Thơ phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức tọa đàm tháng 6-2025 với chủ đề “Phát triển kinh tế biển - động lực phát triển bền vững ÐBSCL” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Ký kết thỏa thuận hợp tác về liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản   
Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH MTV Công Thành - Út Hạnh về liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Huy động nguồn tài chính xanh ứng phó với biến đổi khí hậu 
Biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn dự kiến và gây ra những rủi ro tài chính thường trực cho nền kinh tế. Dù các cam kết tài chính khí hậu từ các nước phát triển đã có, nhưng việc thực hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế
Top