16/06/2025
x
+
aa
-

Sâu, bệnh gây hại trên lúa Hè Thu và Thu Đông gia tăng   

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Môi trường, tình hình sâu, bệnh gây hại trên lúa Hè Thu và Thu Đông 2025 gia tăng diện tích nhiễm, nông dân cần chủ động phòng, trừ hiệu quả.

Nông dân cần chủ động phòng, trừ sâu, bệnh gây hại trên lúa

Cụ thể, trên lúa Hè Thu 2025 có 2.467ha nhiễm bệnh đạo ôn lá, tăng 1.718ha so với tuần trước, trong đó tỷ lệ nhiễm 5-10% là 2.017ha, tỷ lệ nhiễm 10-20% là 450ha, xuất hiện chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh và đòng, tập trung ở các huyện: Tân Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ và thị xã Kiến Tường.

Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu đục thân (240ha), rầy nâu (154ha), ốc bươu vàng (138ha), chuột (118ha), bọ trĩ (40ha),… gây hại trên các trà lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh, đòng, tập trung ở các huyện: Tân Hưng, Mộc Hóa, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Tân Trụ, Thủ Thừa và TP.Tân An.

Trên lúa Thu Đông 2025, các sinh vật gây hại tăng diện tích nhiễm so với tuần trước, nhiều nhất là bệnh đạo ôn lá (135ha) gây hại trên trà lúa đẻ nhánh, tập trung ở huyện Tân Thạnh.

Đến nay, nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã gieo sạ vụ lúa Hè Thu 2025 được 215.063ha, đạt 99% kế hoạch, bằng 121% so cùng kỳ năm 2024; đã thu hoạch hơn 28.000ha, năng suất (khô) ước đạt là 67,8 tạ/ha, sản lượng ước đạt 191.000 tấn. Lúa Thu Đông 2025 gieo sạ gần 27.000ha, chủ yếu tập trung tại huyện Tân Thạnh.

Để bảo đảm vụ mùa thắng lợi, trên cơ sở khuyến cáo của ngành chuyên môn, nông dân cần chủ động chăm sóc, thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu, bệnh gây hại và có biện pháp phòng, trừ hiệu quả./. 

Văn Đát

Other news

Hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp chất lượng cao 
Là một trong những quận có nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, quận Thốt Nốt tập trung nguồn lực, huy động sức dân cho công tác xây dựng hạ tầng nông nghiệp
Tăng thu nhập nhờ trồng nhãn kết hợp nuôi ong 
Ở khu vực Thới Trinh, phường Thới An, quận Ô Môn, chú Dương Văn Ba có tiếng năng động, nhạy bén trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp thổ nhưỡng, điều kiện gia đình và thị trường tiêu thụ nông sản
Sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu
Trước những thách thức ngày càng gay gắt từ biến đổi khí hậu, nông dân trồng rau màu tại huyện Cần Đước chủ động thay đổi mô hình sản xuất và ứng dụng khoa học - kỹ thuật để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chủ động bảo vệ cây trồng,vật nuôi trong mùa mưa bão
Để hạn chế rủi ro trong mùa mưa bão, ngành Nông nghiệp tỉnh và nông dân đã và đang chủ động áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
Thúc đẩy áp dụng phương pháp tưới ướt khô xen kẽ trong canh tác lúa 
(CT) - Ngày 12-6, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Cần Thơ tổ chức hội thảo về kết quả thực hiện dự án “Công nghệ tưới ướt khô xen kẽ trong canh tác lúa thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam”
Top