09/05/2025
x
+
aa
-

Sau sáp nhập Bộ Xây dựng có 8 thứ trưởng, 23 cục, vụ, chuyển trụ sở về 80 Trần Hưng Đạo

Chính phủ vừa ban hành nghị định 33 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng sau khi sáp nhập Bộ Xây dựng với Bộ Giao thông vận tải.

Trụ sở hiện nay của Bộ Xây dựng tại 37 Lê Đại Hành, TP Hà Nội sẽ được chuyển thành nơi tiếp công dân của bộ từ ngày 01/3 tới. (Ảnh: B.NGỌC)

Theo đó, bộ mới sẽ chính thức hoạt động từ ngày 01/3 tới với 23 đơn vị cấp vụ, cục và chuyển trụ sở chính về số 80 Trần Hưng Đạo, TP Hà Nội.

Về chức năng, nhiệm vụ, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, kiến trúc, hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Cũng theo nghị định 33, Bộ Xây dựng thực hiện 32 nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.

Trong đó có 4 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò là cơ quan của Chính phủ và 25 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Xây dựng có 23 đơn vị, gồm 19 vụ, cục giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Văn phòng, Thanh tra, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Vụ Vận tải và An toàn giao thông, Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Vật liệu xây dựng.

Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục Phát triển đô thị, Cục Kết cấu hạ tầng xây dựng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam.

4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin, báo Xây Dựng, tạp chí Xây Dựng, Học viện Chiến lược - bồi dưỡng cán bộ xây dựng.

Sau khi sáp nhập, Bộ Xây dựng sẽ chuyển trụ sở chính về số 80 Trần Hưng Đạo, TP Hà Nội. Đây là trụ sở của Bộ Giao thông vận tải trước khi sáp nhập hai bộ.

Còn trụ sở Bộ Xây dựng tại số 37 Lê Đại Hành, TP Hà Nội được chuyển thành nơi tiếp công dân của Bộ Xây dựng.

Trước đó, theo sự điều động, bổ nhiệm của Thủ tướng thì sau sáp nhập, ban lãnh đạo Bộ Xây dựng gồm Bộ trưởng Trần Hồng Minh và 8 thứ trưởng là các ông Nguyễn Văn Sinh, Bùi Xuân Dũng, Phạm Minh Hà, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Tường Văn, Nguyễn Xuân Sang, Nguyễn Danh Huy và Lê Anh Tuấn./.

Theo Báo Tuổi Trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/sau-sap-nhap-bo-xay-dung-co-8-thu-truong-23-cuc-vu-chuyen-tru-so-ve-80-tran-hung-dao-2025022811242248.htm

Other news

Đề xuất 2 phương án tính thuế thu nhập cá nhân trong mua bán nhà đất
Liên quan tới thuế chuyển nhượng bất động sản, trong sửa luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính đang nghiên cứu phương án lựa chọn áp dụng giữa 2 phương pháp tính thuế, phụ thuộc vào thông tin về giao dịch chuyển nhượng.
Sáp nhập tỉnh thành, thay đổi địa chỉ thửa đất do đổi tên đơn vị hành chính có thu hồi sổ đỏ?
Sáp nhập tỉnh thành, thay đổi địa chỉ thửa đất do đổi tên đơn vị hành chính, thay đổi kích thước, số hiệu thửa đất do đo đạc lại… thì có thu hồi sổ đỏ cũ để cấp sổ mới theo Luật đất đai 2024?
Công trình phục vụ sản xuất trên đất nông nghiệp phải bán kiên cố, tối đa 100 mét vuông   
Diện tích đất nông nghiệp được phép sử dụng xây dựng công trình phụ phục vụ sản xuất sẽ thuộc vào tổng diện tích thửa đất.
Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá để người lao động 'an cư lạc nghiệp'
Việc thành lập Quỹ Nhà ở Quốc gia được xem là giải pháp đột phá giúp giải quyết nhu cầu nhà ở cho các đối tượng chính sách, người lao động thu nhập thấp, tạo điều kiện để người dân 'an cư lạc nghiệp.'
Thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn ở khu vực Đông Nam Á
Theo Báo cáo Triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam 2025 của JLL, bất chấp những biến động toàn cầu, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Top