15/01/2025
x
+
aa
-

Sóc Trăng nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công

(ĐCSVN) - Để đạt được mục tiêu giải ngân từ nay đến cuối năm, Tỉnh Sóc Trăng phải khắc phục những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp giải quyết dứt điểm việc thiếu vật liệu xây dựng; khan hiếm nguồn cát san lấp; giải phóng mặt bằng và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật...
Công nhân thi công tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. (Ảnh: Đỗ Kiều) 

Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng kế hoạch vốn đầu tư công triển khai trong năm 2024 đối với tỉnh Sóc Trăng (gồm kế hoạch vốn được giao năm 2024 và kế hoạch vốn các năm trước được phép kéo dài) trên 7.457,7 tỷ đồng. Phân nguồn vốn theo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao trên 6.654,5 tỷ đồng, đến ngày 31/8/2024 giải ngân trên 2.341,2 tỷ đồng, đạt 35,18% kế hoạch; kế hoạch vốn tỉnh giao bổ sung năm trên 151 tỷ đồng, giải ngân hơn 26,6 tỷ đồng, đạt 17,61% kế hoạch và kế hoạch vốn các năm trước được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 trên 652 tỷ đồng, giải ngân hơn 191,2 tỷ đồng, đạt 29,33% kế hoạch.

Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân của hầu hết các chủ đầu tư đến nay vẫn thấp hơn so với cam kết, chủ yếu do tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, khan hiếm nguồn cát san lấp; công tác giải phóng mặt bằng và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật còn chậm; một số nhà thầu thiếu chủ động, quyết liệt trong triển khai thi công hoặc thi công cầm chừng, đơn vị tư vấn giám sát chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, thiếu đôn đốc, nhắc nhở đối với một số dự án tiến độ thi công chậm… từ đó ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thi công theo hợp đồng đã ký kết.

Đặc biệt, Dự án thành phần 4 thuộc Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng số 4 gói thầu xây lắp; tổng giá trị thực hiện trên 413,4 tỷ đồng, đạt 4,49% giá trị hợp đồng, chậm 11% so với kế hoạch. Bởi nguyên nhân do bị động về nguồn cát; nhà thầu chưa có phương án chuẩn bị cụ thể về vật tư, nhân công và máy thi công để đẩy nhanh tiến độ thi công đối với các hạng mục cầu, cống; công tác giải phóng mặt bằng hiện vẫn còn một vài hộ dân chưa nhận tiền bồi thường; việc di dời các công trình điện còn chậm; các đơn vị trong tỉnh lần đầu phối hợp triển khai dự án cao tốc nên năng lực còn hạn chế, tính chủ động chưa cao…

Đối với Dự án Tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây gồm 2 gói thầu xây lắp, hiện đạt khoảng 1.026,7/1.487,4 tỷ đồng (không bao gồm chi phí dự phòng), đạt 69% giá trị hợp đồng; chậm khoảng 8% so với kế hoạch. Về công tác giải ngân, lũy kế vốn bố trí từ đầu dự án đến nay trên 1.614 tỷ đồng, giải ngân hơn 1.254 tỷ đồng, đạt 77,7% kế hoạch. Trong đó vốn triển khai trong năm 2024 trên 451,7 tỷ đồng, giải ngân trên 94,6 tỷ đồng, đạt 20,9% kế hoạch… Nhìn chung tiến độ các nội dung nêu trên là chậm, việc đảm bảo mốc thời gian dự kiến thông tuyến dự án vào cuối năm 2024 và tiến độ hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng (30/6/2025) là cần sự phấn đấu, nỗ lực rất cao của chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị có liên quan.

Đối với sự chậm chễ này, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu cho rằng chủ đầu tư phải thường xuyên xuống công trình kiểm tra, giám sát quá trình thi công của các nhà thầu; lập biên bản từng gói thầu nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng hợp đồng so với cam kết; làm thật nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành. Các Sở, ngành và các địa phương có liên quan phải phối hợp giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng; quan tâm đến các khu tái định cư để có chỗ cho người dân di dời vào ở; khẩn trương di dời hạ tầng kỹ thuật của ngành Điện; đồng thời, sớm giải quyết dứt điểm các khó khăn về nguồn cát san lấp phục vụ các công trình. Đối với các nhà thầu thi công phải xây dựng tiến độ chi tiết, đảm bảo tiến độ theo cam kết. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các Sở, ngành, nghiên cứu và đề xuất giải pháp cung ứng vật liệu san lấp đảm bảo tiến độ dự án để giải quyết khó khăn về nguồn cát cho dự án.

Đồng chí Lâm Văn Mẫn cho rằng, để phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng Dự án Tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây theo kế hoạch đề ra để lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ tới, tất cả các nhà thầu thi công khẩn trương tập kết vật tư, thiết bị, nhân công… để đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân kịp thời vốn đã bố trí; giải quyết dứt điểm khó khăn về nguồn cát san lấp phục vụ dự án cao tốc./.

PV

Other news

Tập huấn về chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam
(ĐCSVN) - Triển khai Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2024, sáng 27/9, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn về chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
TP Hồ Chí Minh ban hành quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
(ĐCSVN) - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 68/2024/QĐ-UBND quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố. Quy định này thực hiện theo Luật Đất đai mới.
Dự kiến 250 gian hàng với 100 đơn vị tham gia Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024 
(CT) - Từ ngày 1 đến ngày 5-11-2024 sẽ diễn ra Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2024 tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm TP Cần Thơ (số 108A Lê Lợi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều).
Giá vàng hôm nay 29/9: Bất ngờ vàng nhẫn bằng vàng miếng
Giá vàng trong nước bất ngờ lần đầu ghi nhận vàng nhẫn được bán ra bằng vàng miếng SJC.
Để kinh tế vùng Trung Bộ phát triển và hội nhập
​(ĐCSVN) – Duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đây là vùng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển thời gian vừa qua tại đây cho thấy, kinh tế vùng Trung Bộ đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng và hiện cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Top