24/05/2025
x
+
aa
-

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh diễn biến tương đối phức tạp với sự xuất hiện của các bệnh nguy hiểm như dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm và bệnh dại.

Nông dân chăm sóc đàn vật nuôi

Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Long An diễn biến tương đối phức tạp với sự xuất hiện của các bệnh nguy hiểm như dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm và bệnh dại. Trước nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng, ngành chuyên môn cùng các địa phương trong tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khống chế, ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, quí I/2025, công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng vắc-xin được Sở quan tâm thực hiện, nhất là đối với bệnh dại. Nhờ đó, 3 tháng đầu năm 2025, dịch bệnh chỉ xảy ra nhỏ, lẻ và được khống chế kịp thời, không lây lan trên diện rộng.

Bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại 16 hộ thuộc 12 xã của 7 huyện với tổng số lượng tiêu hủy là 509 con, tổng trọng lượng tiêu hủy 24.982,6kg; bệnh cúm gia cầm xảy ra tại 1 hộ ở huyện Châu Thành với tổng số lượng tiêu hủy 2.200 con gà; bệnh dại xảy ra tại 1 hộ ở huyện Mộc Hóa với tổng số lượng tiêu hủy 1 con chó.

Anh Nguyễn Văn Hòa (xã Phước Tuy, huyện Cần Đước) cho biết: “Dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra trong những năm qua khiến người chăn nuôi lo lắng. Nhờ có sự hỗ trợ của cán bộ thú y, hướng dẫn tiêm phòng và cách xử lý chuồng trại đúng kỹ thuật nên đàn vật nuôi của tôi vẫn an toàn. Tôi mong ngành Chăn nuôi tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ kịp thời khi xảy ra dịch bệnh để người dân yên tâm tái đàn”.

Chi cục trưởng Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lê Thị Mai Khanh cho biết: “Thời tiết thay đổi bất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao như hiện nay là môi trường thuận lợi để các dịch bệnh trên gia súc, gia cầm bùng phát, lây lan. Do vậy, ngành Chăn nuôi tỉnh khuyến cáo người chăn nuôi tuyệt đối không giấu dịch, không bán chạy, không vứt xác động vật chết ra môi trường. Ngành tiếp tục phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kịp thời các trường hợp bị ảnh hưởng”.

Với sự vào cuộc quyết liệt của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương cùng sự chủ động của người chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh sẽ đạt kết quả tích cực, góp phần bảo vệ đàn vật nuôi và phát triển ngành Chăn nuôi bền vững./.

Minh Tuệ

Other news

Vận động hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, giảm nghèo 
Hằng năm, hệ thống chính trị phường Thường Thạnh, quận Cái Răng đều triển khai, thực hiện các giải pháp tích cực hỗ trợ đoàn viên, hội viên, nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Củng cố, nâng cao chất lượng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu 
Xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu góp phần mang lại sức sống mới, thay đổi diện mạo mới cho vùng nông thôn của huyện Thới Lai.
Xâm nhập mặn không ảnh hưởng đến sản xuất
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025 không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân.
Nông dân tích cực chăm sóc lúa hè thu 
Thời điểm này, lúa hè thu trên địa bàn TP Cần Thơ chủ yếu trong giai đoạn làm đòng, trổ đến chắc xanh và chuẩn bị chín. Ðây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, lúa cần được chăm sóc kỹ để đảm bảo năng suất, chất lượng và tránh bị thiệt hại do thời tiết bất lợi và các loại dịch hại gây ra.
Hiệu quả từ mô hình Nuôi chồn hương khép kín
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, ứng dụng mô hình tuần hoàn trong sản xuất, kinh tế gia đình ông Nguyễn Thành Nhân (ấp Cầu Ván, xã An Lục Long, huyện Châu Thành) ngày càng phát triển.
Top