Thứ ba, 25/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ðám cưới nhà ai 

Kể từ khi bé Út hàng xóm dong ghe chở Cẩm đi trang điểm làm tóc về, Cẩm ngồi miết trong phòng. Má vén tấm màn bông hường ngó coi mấy lần, chỉ thấy Cẩm ngồi tư lự bên cặp gối, cái mền... được gói kỹ bằng giấy bóng kiếng màu đỏ

Kể từ khi bé Út hàng xóm dong ghe chở Cẩm đi trang điểm làm tóc về, Cẩm ngồi miết trong phòng. Má vén tấm màn bông hường ngó coi mấy lần, chỉ thấy Cẩm ngồi tư lự bên cặp gối, cái mền... được gói kỹ bằng giấy bóng kiếng màu đỏ mà bé Út phải chạy ra chợ tỉnh mua mới có. “Mình đãi đám cưới ở nhà là được rồi, đãi đằng chi ở nhà hàng tốn kém...” - Cẩm nói vậy với Tâm. Tâm dần dừ, song vẫn chiều theo ý Cẩm, đủ biết Tâm thương Cẩm cỡ nào.

Đám cưới rộn ràng, bà con chòm xóm mỗi người mỗi việc, dao thớt lụp cụp từ mấy hôm trước cho đến rạng sáng hôm nay, khi chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thôi là đàng trai đến đón dâu. Má Cẩm vừa mệt, vừa lo, vừa vui. Hồi trước làng xóm xúi má kiếm mối gả Cẩm sớm, gần ba mươi rồi, nhà có con gái như hũ mắm treo đầu giường, bể lúc nào không biết. Má Cẩm cười cười, bể thì mình dọn, lo gì. Tính má vốn thoáng, nề hà chi mấy chuyện rườm rà. Đám cưới Cẩm, má cười miết.

Tháng này toàn ngày đẹp, trời đẹp, không mưa và cũng chẳng nắng quái nên khắp nơi rộn ràng nhạc cưới. Sợ tiệm trang điểm cô dâu kẹt khách nên bé Út hối Cẩm đi làm tóc từ hơn một giờ rưỡi khuya. Cái hồi mà đàng trai bưng trầu cau sang nhà hỏi cưới Cẩm, bé Út nửa vui, nửa buồn. Buồn vì kể từ rày không ai tâm sự, không ai chiều chiều lại cùng Út xách rổ đi hái rau đồng, hay thỉnh thoảng xúng xính đồ đẹp đi ra đình coi hát cải lương tuồng cổ... Nhưng hơn hết, bé Út mừng vì chị Cẩm của Út có đôi có cặp.

Chỉ riêng Cẩm lòng xạc xào như có gió. Trong không khí đám cưới rộn rã nói cười, Cẩm tự hỏi mình có thật sự vui không khi chút nữa thôi Cẩm về bên nhà chồng để ăn đời ở kiếp bên đó. Rồi Cẩm lại tự cười mình, vì nhà Tâm có xa xôi gì nhà Cẩm đâu. Đi hết con sông này, quẹo vô rạch Bần, qua rạch Ổi là tới. Nhà Tâm có của ăn, của để, ruộng vườn thẳng cánh cò bay. Nhưng rồi lòng Cẩm lại chùng xuống, lại tự hỏi mình có thật sự vui hay không khi người mà ngày mai Cẩm nắm tay bước xuống chiếc tắc ráng theo họ về bên ấy không phải là người mà Cẩm từng ước ao sẽ được giặt áo cho họ mỗi ngày hay nấu cho người đó những món ăn ngon chứa chan tình yêu thương của Cẩm...

“Trời, bộ điên hay sao mà tự dưng lại nghĩ vậy”, Cẩm giật mình cố xua đi cái suy nghĩ điên rồ vừa rồi. Chút nữa thôi đàng trai sẽ đến, áo cô dâu Cẩm đã khoác lên rồi, còn chờ với đợi một người làm gì cho thêm mủi lòng rồi khóc như một đứa trẻ. Chờ với đợi làm gì khi mà Luân đơn phương chọn cho Cẩm con đường mà anh cho đó là hạnh phúc...

*

*       *

Cẩm nhớ mình của những ngày xa xưa, mỗi lần về ngang qua bờ ruộng nhà Luân, dưới bóng cây ô môi Cẩm hay ngồi tháo nón lá ra quạt xoành xoạch. Luân rót cho Cẩm ca nước, nói mấy câu chuyện mà khiến Cẩm nhớ thương suốt tuổi xuân. Giọng Luân vẫn còn vang vanh vách bên tai Cẩm, khuôn mặt, dáng hình của Luân, cả cái quệt mồ hôi rồi cười ngượng nghịu vì sợ Cẩm chê mình mặt lấm tay chai, nói năng vụng về, lại mồ côi ba má.

Nhưng Cẩm thương Luân vô vàn. Cẩm thương Luân ở sự chân chất, mộc mạc, giản dị, đâu cần Luân phải giàu sang hay đủ đầy cả ba lẫn má. Nhà Cẩm cũng không giàu, má Cẩm lại không câu nệ. Vậy mà Cẩm cứ đợi mãi ngày Luân xé buồng cau, mượn cơi trầu, bình rượu lạt bưng sang nhà hỏi cưới Cẩm về sống với Luân đến răng long đầu bạc. Luân vẫn đứng đó, như chôn chân giữa cánh đồng, như không biết rằng Cẩm đã sẵn sàng cho một cuộc sống với người mà Cẩm thương. Má nói với Cẩm, giọng buồn thiu: “Hay thằng Luân không thương con, hả Cẩm?”. Cẩm nhìn lãng ra khoảng sân, xa nữa là con đường, cánh đồng và nhà Luân nằm bên bờ ruộng. Cẩm đã mở lời rồi, còn Luân cứ đợi chờ điều gì?

Những hy vọng của Cẩm đã kết thúc trong một chiều nắng rụng. Bầu trời đỏ, sông dài. Luân hẹn Cẩm ở chỗ cũ, bình tĩnh nói với Cẩm đừng đợi chờ nữa, Cẩm lấy chồng đi, lấy Luân khổ lắm. Kể từ lần đó, Cẩm không còn thấy Luân trên đám ruộng quen thương. Bờ ruộng mọc đầy cỏ dại. Má không hối Cẩm lấy chồng, nhưng người má nào mà không mong muốn con gái của mình tìm được một bờ vai tin cậy để tựa vào?

Tâm thương Cẩm, biết Cẩm vẫn còn canh cánh trong lòng một bóng hình xưa cũ mà Tâm vẫn chấp nhận. Biết Cẩm chưa thương mình bằng người ta nhưng Tâm vẫn không trách Cẩm một lời. Nhà Tâm khá giả nhưng Tâm vẫn siêng năng từ sáng sớm trên đồng. “Đàn ông vậy hiếm hoi quá, còn gì!” - bé Út cứ tấm tắc.

Rồi đám cưới cũng diễn ra đúng như má Cẩm thầm mong ước.

Một lát nữa thôi đàng trai sẽ sang đón Cẩm. Cẩm không còn là cô con gái bé bỏng đêm đêm líu tíu bên má nói đủ thứ chuyện trên đời, sợ má buồn. Trong căn nhà tường ba gian quét vôi từ thưở ba còn sống, không còn ai chiều chiều ngồi trước hàng ba ca vọng cổ rồi tự dưng lại sụt sùi một mình vì thấy câu giọng cổ buồn quá... Cẩm lắc lắc đầu, vuốt lại vạt áo cưới, nâng bó hoa cưới trên tay. Cẩm biết mình cần dẹp bỏ hết những xao xác trong lòng, vì từ ngày Luân không đủ can đảm để nắm tay Cẩm dù Cẩm và má đã hết lòng, thì người con trai tự nhấn chìm mình bằng những mặc cảm đó sẽ không thể nào sống hạnh phúc. Mà Cẩm biết, mình hạnh phúc, má mới yên lòng. Trong sâu thẳm, Cẩm cũng luôn khát khao bản thân hạnh phúc.

Trên bến sông, hoa cưới rắc đầy. Ai ai cũng rạng rỡ, vui vẻ, tấm tắc khen cô dâu chú rể đẹp đôi. Cẩm cười, ngắm bàn tay Tâm đang nắm chặt tay Cẩm...

Truyện ngắn: Hoàng Khánh Duy

Về Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú 

Vùng kháng chiến huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, có công trình Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công (khu phố Vĩnh Phước 2, thị trấn Vĩnh Thuận), được xây dựng trên diện tích 4ha.

Mời bạn đọc đón đọc Ấn phẩm Long An cuối tháng 6/2024

Những câu chuyện tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, nhà báo, cộng tác viên cùng sự đổi mới, phát triển của báo chí tỉnh nhà được thể hiện sinh động qua các bài viết trong Ấn phẩm Long An cuối tháng 6/2024.

Miền ký ức thiêng liêng

Trước khi ngủ, mẹ thường đọc ca dao, kể chuyện dân gian cho anh em tôi nghe. Mấy chục năm trôi qua, tôi vẫn nhớ hình ảnh ba anh em nằm xếp lớp như cá mòi trên chiếc giường tre.

Ðám cưới nhà ai 

Kể từ khi bé Út hàng xóm dong ghe chở Cẩm đi trang điểm làm tóc về, Cẩm ngồi miết trong phòng. Má vén tấm màn bông hường ngó coi mấy lần, chỉ thấy Cẩm ngồi tư lự bên cặp gối, cái mền... được gói kỹ bằng giấy bóng kiếng màu đỏ

Những ký ức không phai 

Cuối tháng 3 năm 1972, ở đây chưa có mưa, còn là mùa hạn. Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng và Thầy Năm Thuật, Hiệu phó Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình khóa 3, đến Xóm Dừa ấp 6A. Cô Mười Mỳ là Bí thư Chi bộ xã Quách Văn Phẩm “B”

Hội thảo Văn hóa 2022 sẽ được tổ chức ngày 17/12 tại Bắc Ninh

(ĐCSVN) - Hội thảo Văn hoá 2022 với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa" sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh ngày 17/12 tới với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và khoảng 800 đại biểu tham dự theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo Văn hóa 2022 sẽ được tổ chức ngày 17/12 tại Bắc Ninh

(ĐCSVN) - Hội thảo Văn hoá 2022 với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa" sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh ngày 17/12 tới với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và khoảng 800 đại biểu tham dự theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo Văn hóa 2022 sẽ được tổ chức ngày 17/12 tại Bắc Ninh

(ĐCSVN) - Hội thảo Văn hoá 2022 với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa" sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh ngày 17/12 tới với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và khoảng 800 đại biểu tham dự theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo Văn hóa 2022 sẽ được tổ chức ngày 17/12 tại Bắc Ninh

(ĐCSVN) - Hội thảo Văn hoá 2022 với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa" sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh ngày 17/12 tới với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và khoảng 800 đại biểu tham dự theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo Văn hóa 2022 sẽ được tổ chức ngày 17/12 tại Bắc Ninh

(ĐCSVN) - Hội thảo Văn hoá 2022 với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa" sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh ngày 17/12 tới với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và khoảng 800 đại biểu tham dự theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Top