Thứ tư, 26/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Đề xuất kinh phí bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

(ĐCSVN)- Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
(ĐCSVN)- Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
 Ảnh minh họa:HP

Dự thảo quy định rõ nội dung và mức chi Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, chi tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, bao gồm: Trưng bày, giới thiệu tại các bảo tàng trong nước và một số bảo tàng, trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản trưng bày thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mức chi theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, quảng cáo, các ứng dụng tìm kiếm; sản xuất tài liệu, ấn phẩm điện tử, video clip, phim ngắn phục vụ cho giới thiệu, quảng bá; tổ chức các chương trình truyền hình thực tế, chương trình phát trực tiếp trên nền tảng số (livestream); xây dựng chuyên mục trên trang thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan chuyên môn về văn hóa ở địa phương. Mức chi theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định và quy định của pháp luật về đấu thầu.

Chi thực hiện việc lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh, các di tích quốc gia đặc biệt đã được xếp hạng: Thực hiện theo các quy định hiện hành tại Luật Quy hoạch và các quy định hiện hành về xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Chi thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn và quản lý ở lĩnh vực bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu (trưng bày, thuyết minh, bảo quản, tu bổ, phục chế, thực hành, trao truyền): Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.

Chi thực hiện Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Theo dự thảo, nội dung chi Chương trình số hóa di sản văn hóa thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 mục V Điều 1 Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 02/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan, đơn vị được phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ số hóa di sản văn hóa căn cứ quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các quy định của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và các văn bản hướng dẫn, các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin truyền thông để thực hiện. Các khoản chi phải đảm bảo có đầy đủ hợp đồng, hóa đơn, chúng từ hợp pháp, hợp lệ và quy định của pháp luật về đấu thầu./.

HP

Về Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú 

Vùng kháng chiến huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, có công trình Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công (khu phố Vĩnh Phước 2, thị trấn Vĩnh Thuận), được xây dựng trên diện tích 4ha.

Mời bạn đọc đón đọc Ấn phẩm Long An cuối tháng 6/2024

Những câu chuyện tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, nhà báo, cộng tác viên cùng sự đổi mới, phát triển của báo chí tỉnh nhà được thể hiện sinh động qua các bài viết trong Ấn phẩm Long An cuối tháng 6/2024.

Miền ký ức thiêng liêng

Trước khi ngủ, mẹ thường đọc ca dao, kể chuyện dân gian cho anh em tôi nghe. Mấy chục năm trôi qua, tôi vẫn nhớ hình ảnh ba anh em nằm xếp lớp như cá mòi trên chiếc giường tre.

Ðám cưới nhà ai 

Kể từ khi bé Út hàng xóm dong ghe chở Cẩm đi trang điểm làm tóc về, Cẩm ngồi miết trong phòng. Má vén tấm màn bông hường ngó coi mấy lần, chỉ thấy Cẩm ngồi tư lự bên cặp gối, cái mền... được gói kỹ bằng giấy bóng kiếng màu đỏ

Những ký ức không phai 

Cuối tháng 3 năm 1972, ở đây chưa có mưa, còn là mùa hạn. Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng và Thầy Năm Thuật, Hiệu phó Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình khóa 3, đến Xóm Dừa ấp 6A. Cô Mười Mỳ là Bí thư Chi bộ xã Quách Văn Phẩm “B”

Xòe Thái kết tinh giá trị văn hóa

(ĐCSVN) - Từ bao đời nay, múa xòe như là “cơm ăn, nước uống”, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Xòe là kết tinh những giá trị văn hóa bền vững, là khúc ca gắn kết cộng đồng.

Xòe Thái kết tinh giá trị văn hóa

(ĐCSVN) - Từ bao đời nay, múa xòe như là “cơm ăn, nước uống”, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Xòe là kết tinh những giá trị văn hóa bền vững, là khúc ca gắn kết cộng đồng.

Xòe Thái kết tinh giá trị văn hóa

(ĐCSVN) - Từ bao đời nay, múa xòe như là “cơm ăn, nước uống”, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Xòe là kết tinh những giá trị văn hóa bền vững, là khúc ca gắn kết cộng đồng.

Xòe Thái kết tinh giá trị văn hóa

(ĐCSVN) - Từ bao đời nay, múa xòe như là “cơm ăn, nước uống”, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Xòe là kết tinh những giá trị văn hóa bền vững, là khúc ca gắn kết cộng đồng.

Xòe Thái kết tinh giá trị văn hóa

(ĐCSVN) - Từ bao đời nay, múa xòe như là “cơm ăn, nước uống”, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Xòe là kết tinh những giá trị văn hóa bền vững, là khúc ca gắn kết cộng đồng.
Top