08/09/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Đừng để “giá ơi, chờ lương với”!

(ĐCSVN) - Mức lương cơ sở tăng 30% và một số điều chỉnh mới trong chính sách tiền lương được áp dụng từ ngày 1/7 tới đây đang đem lại niềm vui lớn đối với nhiều người nhưng kèm theo đó là nỗi lo tăng giá.

Thực tế mấy ngày qua, một số mặt hàng thiết yếu đã rục rịch tăng giá nhẹ. Có người còn lo ngại rằng, nếu không quản lý tốt về giá cả thì rất có thể “vận động viên giá” sẽ chạy quá nhanh so với “vận động viên lương” và câu nói quen thuộc “giá ơi, chờ lương với” cách đây vài chục năm trước sẽ lặp lại.

Việc "té nước" theo lương” cũng đang là vấn đề “nóng” tại diễn đàn Quốc hội. Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất các giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Thực ra, đối tượng tăng lương lần này không nhiều lắm bởi theo số lượng thống kê vào cuối năm 2023, cả nước có khoảng 2,78 triệu cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm lực lượng vũ trang) được tăng lương. Bên cạnh đó, có gần 3,4 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng từ Quỹ bảo hiểm xã hội và 1,8 triệu người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ ngân sách Nhà nước. Như vậy số lượng cán bộ hưởng lương ngân sách chỉ chiếm vài phần trăm dân số, quy mô không lớn để tạo ra áp lực tăng giá thực sự. Vấn đề cốt lõi tạo ra áp lực giá cả tăng là do tâm lý và việc lợi dụng “kẽ hở” tăng lương để tăng giá bất hợp lý.

Mức lương cơ sở tăng 30% đem lại niềm vui lớn đối với nhiều người nhưng kèm theo đó là nỗi lo tăng giá. (Ảnh minh họa: vneconomy.vn)

Chính vì thế, theo ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia kinh tế, giải pháp quan trọng, cấp bách lúc này là các cơ quan quản lý nhà nước phải đẩy mạnh việc thanh tra, giám sát để phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm luật cạnh tranh, liên kết tăng giá vô tội vạ, ảnh hưởng đến thị trường. Trong đó kiểm tra yếu tố hình thành giá, không để tăng lương dẫn đến tình trạng tăng giá bất hợp lý làm mất đi ý nghĩa việc tăng lương, gây ảnh hưởng đời sống người lao động. Nhất là phải kiểm tra kiểm soát, đặc biệt với các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, niêm yết giá tại các chợ truyền thống... Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Nhằm bảo đảm ý nghĩa chính sách tăng lương từ 1/7, cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể lộ trình gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; điện; dịch vụ giáo dục...); phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan để đánh giá kỹ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và mục tiêu, kịch bản kiểm soát lạm phát cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2024.

Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê, các cơ quan, địa phương liên quan đẩy mạnh triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, cụ thể, kịp thời cho các tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp phù hợp, kịp thời; bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024  theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.

Cùng với việc kiểm soát giá cả, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến như: với mặt hàng xăng dầu, lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng…

Thủ tướng cũng giao các Bộ, ngành liên quan xử lý nghiêm trường hợp tung tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu loại trừ yếu tố tâm lý đầu cơ, tăng lương không phải là nguyên nhân chính, trực tiếp làm gia tăng lạm phát. Vì thế để tránh tình trạng “giá ơi, chờ lương với”, việc thực hiện nghiêm túc công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là rất quan trọng vào lúc này. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc ngay để ngăn chặn việc đẩy giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Người cung cấp dịch vụ, sản phẩm hàng hóa cũng cần cân nhắc trước khi quyết định đẩy giá lên bởi có thể sẽ không bán được hàng và vi phạm pháp luật./.

Đỗ Phú Thọ

Liên quan

Đừng đánh mất chính mình!
(ĐCSVN) - Vẫn biết rằng tập luyện, thi đấu các môn thể thao nói chung đòi hỏi những hi sinh nhất định về thể chất, tinh thần và cả tuổi thanh xuân của mỗi vận động viên, nhưng không vì thế mà cho phép bản thân sa ngã trước những cám dỗ “phù phiếm, khói mây”. Cần có bản lĩnh và sự quyết tâm nói không với các loại hóa chất, thuốc kích thích tạo ảo giác.
Cần lên án mạnh mẽ và xử lý nghiêm hành vi mua bán trẻ em
(ĐCSVN) - Mua bán người dưới 16 tuổi là hành vi xem con người như một loại hàng hóa và tước đoạt của họ những quyền cơ bản về tự do một cách trái pháp luật, vô đạo đức. Đó là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tàn nhẫn, cần được lên án mạnh mẽ và có biện pháp xử lý nghiêm minh.
“Uống nước nhớ nguồn” - Trách nhiệm và nghĩa tình
(ĐCSVN) - Đã thành thông lệ cứ đến ngày 27/7 hàng năm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta… lại thành kính tri ân thương binh, liệt sĩ…, những người có công với cách mạng bằng những hoạt động thiết thực, ý nghĩa cả vật chất và tinh thần thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc.
Bao giờ người thuê nhà bớt khổ?
(ĐCSVN) - Tiền nhà “đội giá” phi lý trở thành nỗi lo, gánh nặng của nhiều sinh viên và những người lao động thu nhập thấp. Chủ trọ tăng giá phòng với lý do “mùa” sinh viên nhập học nhưng tiện ích không tăng theo, thậm chí còn không tương xứng.
Loạn thi nhan sắc là do đâu?
(ĐCSVN) - Trả lời câu hỏi này có người cho rằng có “cung thì ắt có cầu” nhưng cũng có người lại cho rằng từ khi có Nghị định 144/2020/NĐ-CP thì việc cấp phép các cuộc thi sắc đẹp "thoáng" hơn, dẫn đến "nhà nhà, người người" đều có thể đăng ký thi hoa hậu hay sắc đẹp. Cứ đủ hồ sơ là các địa phương cũng có thể cấp phép, vì thế tổ chức thi hoa hậu hay sắc đẹp hiện nay dễ và phổ biến đến mức…loạn.

Nhà giáo Ưu tú làm theo lời Bác

Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS Nhựt Tảo - Lê Thị Thủy là tấm gương sáng về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trao 2.268 phần quà tặng con đoàn viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn 

(CT) - Ngày 5-9-2024, bà Lê Thị Sương Mai, Chủ tịch LÐLÐ TP Cần Thơ đến dự lễ khai giảng và trao quà tặng con đoàn viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường THCS-THPT Thới Thuận (phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt).

Công ty TNHH Hồng Đức trao 160 suất học bổng “Hồng Đức tiếp sức đến trường” 

(CT) - Nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025, Công ty TNHH Hồng Đức thực hiện chương trình trao học bổng “Hồng Đức tiếp sức đến trường” dành cho các em học sinh đạt điểm cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Báo Cần Thơ phối hợp Vietcombank “Tiếp sức đến trường” 50 học sinh có hoàn cảnh khó khăn 

(CTO) - Sáng 5-9, tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Chi bộ 4, thuộc Đảng bộ Báo Cần Thơ tổ chức Chương trình “Tiếp sức đến trường”. Chương trình được tổ chức trong khuôn khổ Lễ Khai giảng năm học 2024-2025

Trao tiền từ thiện 

(CT) - Phóng viên Báo Cần Thơ vừa cùng nhóm cô Kim Hương, Trường Đại học Cần Thơ đến thăm hỏi, trao quà, mỗi phần gồm: 10 triệu đồng và một số nhu yếu phẩm khác
Top