Chủ nhật, 16/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hàn Quốc “thâm nhập” thị trường quốc phòng Nam Mỹ 

Chỉ trong vài tuần, các công ty quốc phòng Hàn Quốc đã giành được nhiều hợp đồng ở Peru, qua đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa quốc gia Đông Á và Nam Mỹ.

Chỉ trong vài tuần, các công ty quốc phòng Hàn Quốc đã giành được nhiều hợp đồng ở Peru, qua đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa quốc gia Đông Á và Nam Mỹ.

Tàu hộ tống lớp Pohang BAP Guise mà Hàn Quốc tặng Peru. Ảnh: Wikimedia

Hồi cuối tháng 4 vừa qua, nhà máy đóng tàu Servicios Industriales de la Marina (SIMA) của Peru  đã ký hợp đồng vớ Hyundai Heavy Industries (HHI) của Hàn Quốc để đóng một tàu hộ vệ 3.400 tấn, 2 tàu đổ bộ 1.500 tấn và một tàu tuần tra xa bờ 2.200 tấn. Số tàu với tổng trị giá khoảng 460 triệu USD này dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Peru vào năm 2029. SIMA trong một tuyên bố mô tả thỏa thuận là “hợp đồng xuất khẩu công nghiệp quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay sang Trung Mỹ và Nam Mỹ”.

4 tàu nói trên là một phần trong chương trình hiện đại hóa hạm đội tàu chiến mặt nước đầy tham vọng của Peru. Chương trình trị giá hơn 3 tỉ USD này dự kiến sẽ trang bị cho Hải quân Peru 23 tàu chiến mới các loại. “Chúng ta đã chứng kiến một cột mốc lịch sử khi SIMA ký hợp đồng với HHI về việc cung cấp 4 tàu cho Hải quân Peru. Các tàu này sẽ cho phép Hải quân Peru đẩy mạnh tuần tra chống tội phạm trên biển, tăng cường năng lực quốc phòng và hỗ trợ người dân trong các trường hợp khẩn cấp” - tờ The Korea Times dẫn lời Tổng thống Peru Dina Boluarte nhần mạnh.

Không dừng lại đó, hãng Hyundai Rotem của Hàn Quốc hồi đầu tháng 5 tuyên bố sẽ bán 30 xe bọc thép có biệt danh Bạch Hổ cho quân đội Peru với tổng trị giá 60 triệu USD.

Giới chuyên gia cho rằng các thỏa thuận trên là tín hiệu cho thấy Hàn Quốc sẽ tăng cường hiện diện và ảnh hưởng ở Peru trong thời gian sắp tới. “Hàn Quốc hiện đang ở một vị trí rất thuận lợi để hỗ trợ và tác động đến tương lai của ngành đóng tàu Peru, mở đường cho SIMA trở thành trung tâm của Seoul ở Trung Mỹ và Nam Mỹ” - Andre Carvalho, nghiên cứu sinh khoa học quân sự tại Đại học chỉ huy lục quân Brazil, nhận định.

Hoshik Nam, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Jacksonville (Mỹ), có cùng quan điểm. Theo ông Nam, HHI hiện là “đối tác chiến lược” của Hải quân Peru và nếu dự án SIMA thành công, HHI “có thể tham gia sâu vào kế hoạch sản xuất trong tương lai của Hải quân Peru”, từ đó mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho HHI.

Về phần mình, Mathew George, Giám đốc Chương trình Chuyển giao Vũ khí của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển), cho biết thỏa thuận trên mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Trong khi SIMA có được “chuyên môn về đóng tàu”, HHI sẽ có một cơ sở đóng tàu khác ở Peru, qua đó giúp giảm các chi phí phát sinh trong tương lai và cho phép Seoul tiếp cận trực tiếp hơn vào thị trường Mỹ Latinh.

Thỏa thuận trên với HHI không phải là lần đầu SIMA ký hợp đồng đóng tàu với một công ty Hàn Quốc. SIMA trước đó đã ký thỏa thuận với Daesun Shipbuilding & Engineering để xây dựng 2 ụ tàu đổ bộ cho Hải quân Peru. Ngoài ra, SIMA cũng đã đóng một tàu tuần tra lớp Río Pativilca dựa trên thiết kế của Tập đoàn Đóng tàu và Công trình biển STX (Hàn Quốc).

Đáng chú ý, Hàn Quốc trong thập niên qua còn tặng 2 tàu hộ tống lớp Pohang cho Peru.

Bên cạnh Peru, Hàn Quốc còn đặt mục tiêu thâm nhập các thị trường Nam Mỹ khác như Chile, Colombia, Urugay, Mexico và Ecuador -  những quốc gia giữ vị trí đặc biệt trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hàn Quốc trong bối cảnh Seoul muốn kiềm chế “ảnh hưởng chiến lược” của Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc tại khu vực.

Đến nay, Colombia có 2 tàu hộ tống do Hàn Quốc sản xuất. Năm 2012, Seoul cũng đã bán tên lửa đất đối đất SSM-700K C-Star cho Bogota. Cách đây một thập niên, STX còn đóng 2 tàu tuần tra cho Hải quân Colombia.

Cuối tháng 4 vừa qua, Bộ Quốc phòng Ecuador đã ký thỏa thuận với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc để chuyển giao tàu tuần tra trọng tải 4.400 tấn. Trước đó, Seoul hồi năm 2020 đã tặng Quito 2 tàu tuần tra lớp Haeuri.

TRÍ VĂN (Tổng hợp)

 

Làn gió mới trên chính trường nước Pháp 

Sự kiện đảng cực hữu Tập hợp quốc gia giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua đã tạo nên làn gió mới trên chính trường nước Pháp, đặc biệt là trước cuộc bầu cử quốc hội nước này sắp tới.

Tình báo Mossad - Vũ khí bí mật của Israel trong cuộc chiến chống COVID-19

Trong cuộc chiến chống COVID-19, Mossad của Israel được giao nhiệm vụ hoàn toàn mới: Thu mua máy thở, đồ bảo hộ y tế và thu thập công nghệ, dây chuyền sản xuất các sản phẩm này - điều tra của tờ al-Monitor ngày 2/4 tiết lộ.

Mỹ chuẩn bị bước vào những ngày “khủng khiếp” của đại dịch Covid-19

Giới chức y tế và chính phủ Mỹ đang kêu gọi người dân chuẩn bị cho một tuần mới khi số ca tử vong do Covid-19 có thể tăng đột biến.

Thủ tướng Anh nhập viện sau 10 ngày tự cách ly vì nhiễm Covid-19

Truyền thông Anh đồng loạt đưa tin, Thủ tướng Boris Johnson vừa phải nhập viện điều trị sau hơn một tuần tự cách ly tại nhà vì nhiễm Covid-19.

Thủ tướng Anh nhập viện sau 10 ngày tự cách ly vì nhiễm Covid-19

Truyền thông Anh đồng loạt đưa tin, Thủ tướng Boris Johnson vừa phải nhập viện điều trị sau hơn một tuần tự cách ly tại nhà vì nhiễm Covid-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ mất mát của Hàn Quốc trong vụ tai nạn tại Itaewon

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ những mất mát to lớn của Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc về sự việc nghiêm trọng xảy ra tại khu phố Itaewon, quận Yongsan, Seoul ngày 29/10 vừa qua, gây thiệt hại lớn về người; cảm ơn Chính phủ Hàn Quốc đã phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ gia đình nạn nhân người Việt thiệt mạng trong tai nạn này.

Tổng Thư ký LHQ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phục hồi kinh tế sau đại dịch

Tại cuộc gặp, Tổng Thư ký LHQ bày tỏ hài lòng về sự đóng góp của Việt Nam đối với LHQ, cũng như kết quả chuyến thăm vừa qua; đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản

Đồng chí Trương Thị Mai đề nghị, thời gian tới, Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản và Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tăng cường kết nối, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin để góp phần quan trọng vào công tác đối ngoại của Quốc hội, cũng như phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình thịnh vượng ở châu Á.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Phó Tổng thống Ấn Độ Jagdeep Dhankhar

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, đề nghị Ấn Độ mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông sản…

Australia là đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai nước tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia nhằm mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng xuất khẩu của hai nước.

Người dân Cuba háo hức xếp hàng tham quan tàu chiến Nga

Hàng dài người chờ đợi nhiều giờ đồng hồ để lên tàu khu trục Đô đốc Gorshkov thuộc hạm đội Nga, trong khi tàu ngầm nằm cách đó vài mét không được phép tiếp cận.

Tổng thống Nam Phi Ramaphosa tái đắc cử nhiệm kỳ 2, kêu gọi đoàn kết dân tộc

Đương kim Tổng thống Nam Phi, ông Cyril Ramaphosa sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tuần tới tại Thủ đô Pretoria và sau đó sẽ công bố nội các mới của mình.

NATO đặt sở chỉ huy bộ binh mới tại Phần Lan, phụ trách tác chiến ở Bắc Âu

Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan cho biết sở chỉ huy lực lượng bộ binh của NATO đặt tại nước này có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động tác chiến trên bộ ở Bắc Âu.

Mỹ để ngỏ khả năng thỏa thuận riêng với Hamas để giải cứu con tin

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tỏ ra hoài nghi về triển vọng Israel và Hamas sẽ đồng ý với đề xuất ngừng bắn do Mỹ đưa ra, đồng thời cho biết một số yêu cầu mới nhất của Hamas là không thể chấp nhận.

Xung đột Hamas-Israel: Mỹ nỗ lực thu hẹp bất đồng về thỏa thuận ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh không phải tất cả các yêu cầu của Hamas đều được chấp nhận, nhưng bày tỏ hy vọng rằng những khoảng cách giữa lực lượng vũ trang này và Israel có thể được thu hẹp.
Top