21/11/2024
x
+
aa
-

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực

(ĐCSVN) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025, theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9 được công bố hôm nay (25/9).
ADB đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Shantanu Chakraborty, cho biết: “Nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bất chấp những bất ổn trên toàn cầu. Sự phục hồi ổn định đạt được do sản xuất công nghiệp cải thiện và thương mại gia tăng mạnh mẽ.”

Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng, khi cầu bên ngoài đối với các mặt hàng điện tử xuất khẩu chủ lực góp phần gia tăng sản xuất. Kinh tế Việt Nam phục hồi cũng được hỗ trợ bởi sự khôi phục của các ngành dịch vụ và sản lượng nông nghiệp ổn định. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước còn yếu và triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn khó khăn làm tăng thêm sự bất ổn.

Lạm phát dự báo tăng nhẹ ở mức 4% trong 2 năm 2024 và 2025, mặc dù căng thẳng địa chính trị, gồm các cuộc xung đột ở Trung Đông và Nga – U-crai-na, có thể tác động tới giá dầu và có khả năng gia tăng lạm phát.

Báo cáo nêu bật một số rủi ro có thể làm chậm đà tăng trưởng của Việt Nam. Cầu bên ngoài tại một số nền kinh tế lớn vẫn yếu, trong khi căng thẳng địa chính trị và những bất ổn liên quan tới cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ trong tháng 11 có thể khiến thương mại bị phân tán, ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu, hoạt động sản xuất và việc làm.

Tăng nhu cầu trong nước đòi hỏi phải có các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ hơn, như đẩy nhanh thực hiện đầu tư công, trong khi vẫn phải duy trì lãi suất thấp. Sự phối hợp giữa các chính sách là điều cần thiết để phục hồi kinh tế, trong bối cảnh giá cả tương đối ổn định và nhu cầu còn yếu.

Chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào 2 mục tiêu ổn định giá cả và hỗ trợ tăng trưởng, mặc dù không gian chính sách hạn chế. Tuy nhiên, rủi ro các khoản nợ xấu tăng lên do việc tiếp tục gia hạn quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ làm hạn chế khả năng nới lỏng tiền tệ hơn nữa. Bất kỳ biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ bổ sung nào cũng nên được phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng, cùng với việc đẩy nhanh cải cách thể chế để hỗ trợ nền kinh tế./.

Mạnh Hùng

Other news

Tập huấn về chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam
(ĐCSVN) - Triển khai Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2024, sáng 27/9, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn về chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
TP Hồ Chí Minh ban hành quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
(ĐCSVN) - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 68/2024/QĐ-UBND quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố. Quy định này thực hiện theo Luật Đất đai mới.
Dự kiến 250 gian hàng với 100 đơn vị tham gia Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024 
(CT) - Từ ngày 1 đến ngày 5-11-2024 sẽ diễn ra Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2024 tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm TP Cần Thơ (số 108A Lê Lợi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều).
Giá vàng hôm nay 29/9: Bất ngờ vàng nhẫn bằng vàng miếng
Giá vàng trong nước bất ngờ lần đầu ghi nhận vàng nhẫn được bán ra bằng vàng miếng SJC.
Để kinh tế vùng Trung Bộ phát triển và hội nhập
​(ĐCSVN) – Duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đây là vùng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển thời gian vừa qua tại đây cho thấy, kinh tế vùng Trung Bộ đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng và hiện cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Top