17/04/2025
x
+
aa
-

Làn sóng di cư của các học giả Mỹ 

Trước các “cuộc tấn công” trực diện vào giáo dục và nghiên cứu của chính quyền Tổng thống Donald Trump, các học giả Mỹ đang rời khỏi đất nước. Trong bối cảnh đó, nhiều tổ chức của Canada và châu Âu đã phát động những nỗ lực mới để đón làn sóng di cư này.

Việc Ðại học Columbia chấp nhận yêu cầu cải cách của Tổng thống Trump đã khiến nhiều học giả tức giận. Ảnh: AP

Jason Stanley, giáo sư triết học tại Ðại học Yale, đã do dự về việc rời Mỹ để đến Canada cho đến tháng này khi Ðại học Columbia nhượng bộ trước các yêu cầu cải cách từ chính quyền ông Trump. Giáo sư Stanley đang công tác tại Ðại học Toronto, nơi cũng có 2 đồng nghiệp từng làm việc ở Ðại học Yale.

Nhiều học giả tại Mỹ đang chứng kiến nguồn tài trợ​​ bị cắt giảm và số lượng việc làm mới “teo tóp” khi các trường đại học đóng băng ngân sách để lường trước sức ép tài chính tiếp theo. Một số người lo ngại về những hạn chế đối với quyền tự do học thuật, khi chiến dịch của ông Trump gây áp lực lên các tổ chức đến mức Ðại học Columbia tuần rồi đã phải chia tay hiệu trưởng thứ hai trong vòng 18 tháng.

Số khác chỉ ra các hành động phản khoa học của chính quyền mới, bao gồm động thái bổ nhiệm ông Robert Kennedy Jr - người hoài nghi về vaccine - làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh. Nhiều người cảm thấy bất an hơn khi các sĩ quan Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) liên tục đột kích và siết chặt kiểm soát biên giới, với việc những người không phải công dân Mỹ đã bị bắt hoặc trục xuất.

Trong số 293 nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Mỹ được khảo sát trong 2 tháng đầu năm nay, có tới 78% số người cho biết vị trí của họ bị đe dọa hoặc nghiên cứu đã bị đình lại. Tuần rồi, kết quả cuộc thăm dò của tạp chí Nature đối với 1.600 nhà khoa học Mỹ cho thấy 75% nhà khoa học đang cân nhắc rời khỏi đất nước sau những gián đoạn do ông Trump gây ra. Trong số 690 nghiên cứu sinh, suy nghĩ này chiếm tới 80%.

Nắm bắt cơ hội lịch sử

Trước tình hình trên, các tổ chức học thuật ở những quốc gia khác đã đẩy mạnh tuyển dụng. Tuy nhiên, nỗ lực này đòi hỏi nguồn tài trợ mới, thời gian cũng như phải vượt qua những rào cản khác, đặc biệt là đối với các nhà khoa học thường cần thiết bị và nguồn tài trợ nghiên cứu lớn ngoài tiền lương.

Ðại học Harvard lâm nguy

Chính quyền Tổng thống Trump ngày 31-3 thông báo đang tiến hành rà soát các hợp đồng và khoản tài trợ liên bang trị giá 9 tỉ USD dành cho Ðại học Harvard. Ðộng thái này là một phần trong chiến dịch của Nhà Trắng chống lại chủ nghĩa bài Do Thái vốn đang gia tăng tại các trường đại học khắp nước Mỹ.

Janice Stein, giám đốc sáng lập của trường Chính sách công và Quan hệ toàn cầu Munk thuộc Ðại học Toronto, khẳng định bà thuê được 3 giáo sư của Ðại học Yale nhờ sự hậu thuẫn mới từ những nhà tài trợ lâu năm của trường.

Ðầu tháng này, Ðại học Aix Marseille của Pháp đã phát động chiến dịch “Nơi an toàn cho khoa học”, trong đó dành 15 triệu euro để tài trợ cho ít nhất 15 nhà khoa học người Mỹ. Chỉ 1 tuần sau khi phát động, chiến dịch đã nhận được hơn 40 đơn đăng ký từ những nhà nghiên cứu Mỹ “đang cân nhắc việc lưu vong khoa học”. “Chúng ta đang chứng kiến ​​tình trạng chảy máu chất xám mới”, hiệu trưởng Ðại học Aix Marseille, Eric Berton nói. Trường này đang nỗ lực thu hút sự hỗ trợ rộng rãi hơn từ trong nước và châu Âu.

Trong một bức thư gần đây gửi cho Ủy viên Ðổi mới sáng tạo của Liên minh châu Âu (EU) Ekaterina Zaharieva, hàng chục quốc gia châu Âu đã vạch ra các kế hoạch thu hút nhân tài từ nước ngoài.

Robert Quinn, giám đốc điều hành Mạng lưới Học giả có nguy cơ (trụ sở tại Mỹ), đã hoan nghênh hành động của các tổ chức giáo dục đại học ở châu Âu. “Có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nỗ lực tuyển dụng các nhà nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao vị thế cạnh tranh của các tổ chức tiếp nhận trong thời gian dài”, ông Quinn nhận định.

 

HẠNH NGUYÊN (Tổng hợp)

Other news

Tổng thống Trump tăng áp lực đối với Ðại học Harvard 
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15-4 tiếp tục gia tăng sức ép đối với Ðại học Harvard, đánh dấu sự leo thang trong cuôc tranh cãi liên quan đến các chính sách học thuật và tài trợ liên bang dành cho cơ sở giáo dục hàng đầu nước Mỹ này.
Thủ tướng Nhật Bản dự định gặp trực tiếp Tổng thống Trump để đàm phán thuế quan
Trong cuộc đàm phán cấp bộ trưởng tại Nhà Trắng, Nhật Bản đã kêu gọi Mỹ xem xét lại tất cả các mức thuế quan đã áp đặt.
Mỹ ngại năng lực diệt hạm của Trung Quốc 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth thừa nhận với kho tên lửa siêu vượt âm hiện nay, Trung Quốc có thể đánh chìm hạm đội tàu sân bay của Lầu Năm Góc chỉ trong 20 phút đầu tiên khi xung đột nổ ra.
Căng thẳng leo thang, Pháp trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Algeria
Căng thẳng bùng phát trong quan hệ Algeria-Pháp sau khi Algeria kịch liệt phản đối quyết định của cơ quan tư pháp Pháp tạm giữ một cán bộ lãnh sự Algeria tại Pháp để phục vụ điều tra trước khi xét xử.
Mỹ lạc quan đạt thỏa thuận với nhiều nước trong thời gian hoãn áp thuế 
Ngày 14-4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent (ảnh) đã bày tỏ lạc quan về việc đạt được thỏa thuận với rất nhiều đối tác trong thời gian hoãn áp thuế quan đối ứng trong 90 ngày.
Top