16/07/2025
x
+
aa
-

Manh mối sức khỏe bất ngờ từ nước mũi 

Nhiều người thường vứt bỏ khăn giấy bẩn ngay khi hỉ mũi xong, nhưng các nhà khoa học cho biết việc quan sát màu sắc của chất nhầy chảy ra từ mũi có thể giúp nhận biết thông tin bất ngờ về tình trạng sức khỏe của chúng ta.

Cơ thể con người thường tạo ra khoảng 100ml chất nhầy (thường gọi là nước mũi) mỗi ngày. Phần lớn chất nhầy sẽ được rửa trôi xuống cổ họng vào dạ dày, mặc dù một ít có thể thoát ra ngoài qua mũi. Sau nhiều năm nghiên cứu chất nhầy đó, các bác sĩ đã phân loại nó thành 7 loại màu sắc, có thể cho biết liệu một người có bị nhiễm trùng, dị ứng hay hít phải quá nhiều không khí ô nhiễm hay không.


Màu sắc và lượng nước mũi có thể hé lộ nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe. Ảnh: Getty Images

 

Nhìn chung, nước mũi có màu trong suốt cho thấy mọi hoạt động trong cơ thể đang diễn ra bình thường. Nhưng nếu màu sắc nước mũi thay đổi hoặc bắt đầu được sản xuất với số lượng nhiều hơn, thì điều này có thể báo hiệu một số bệnh lý tiềm ẩn. Bởi chất nhầy trong mũi có chức năng quan trọng trong việc giữ cho đường thở thông thoáng bằng cách giữ lại bụi và mầm bệnh, giúp chúng ta hô hấp bình thường. Chất nhầy cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ chứa kháng thể có thể tấn công mầm bệnh, cũng như làm ẩm không khí hít vào, ngăn ngừa đường thở bị khô và kích ứng.

Trong số các màu sắc nước mũi cần lưu ý, các bác sĩ cho biết chất nhầy màu trắng kem hoặc vàng nhạt cho thấy cơ thể đang chống lại bệnh cảm lạnh hoặc tình trạng nhiễm trùng do virus khác gây ra. Màu trắng của nước mũi là kết quả của việc các tế bào bạch cầu chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Còn việc nước mũi đặc hơn và có màu vàng lục thì nghĩa là cơ thể đang chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc viêm xoang. Trong khi đó, nước mũi có màu đỏ hoặc hồng có thể là do một mạch máu nhỏ trong mũi đã bị vỡ và máu đã khô. Nước mũi màu nâu có thể là dấu hiệu của việc tiếp xúc quá mức với các chất ô nhiễm không khí hoặc hút thuốc lá nhiều. Nước mũi màu đen chỉ ra rằng cơ thể đang chống lại một bệnh nhiễm nấm nghiêm trọng.

Ngoài màu sắc, thì lượng nước mũi tiết ra cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một biến chứng tiềm ẩn. Cụ thể, việc mũi tiết ra nhiều chất nhầy có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc phản ứng dị ứng với phấn hoa. Trong một số ít trường hợp, các chuyên gia cho biết đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rất sớm của Hội chứng liệt rung (bệnh Parkinson).

Việc phân tích nước mũi cũng có thể cung cấp thông tin chi tiết về chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi (bệnh Alzheimer). Nghiên cứu chỉ ra rằng sự hiện diện quá mức của prôtêin amyloid trong chất nhầy ở mũi có thể cho thấy việc một người đang mắc bệnh Alzheimer.

ĐINH NHI (Theo Daily Mail)

Other news

Manh mối sức khỏe bất ngờ từ nước mũi 
Nhiều người thường vứt bỏ khăn giấy bẩn ngay khi hỉ mũi xong, nhưng các nhà khoa học cho biết việc quan sát màu sắc của chất nhầy chảy ra từ mũi có thể giúp nhận biết thông tin bất ngờ về tình trạng sức khỏe của chúng ta.
Xét nghiệm máu giúp hé lộ tốc độ lão hóa nội tạng 
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển thành công một xét nghiệm máu mới có thể giúp tiết lộ nội tạng nào trong cơ thể đang lão hóa nhanh nhất và liệu một người có khả năng sống lâu và khỏe mạnh hay có nguy cơ chết sớm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra chặt chẽ nguyên liệu làm thuốc, nhằm đảm bảo an toàn và đúng quy định pháp luật, khi thời gian gần đây phát hiện nhiều sản phẩm sai phạm liên quan đến sức khỏe con người.
Công nghệ xóa cận mới nhất tại Cần Thơ 
Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ vừa triển khai công nghệ EYESignature - giải pháp xóa cận cá nhân hóa đầu tiên tại Việt Nam. Ðây là sự kiện đánh dấu việc ứng dụng công nghệ hiện đại
Bộ Y tế tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm
Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm năm 2025.
Top