Thứ ba, 25/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Những diệu kỳ từ văn học thiếu nhi

Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy. Từ lĩnh vực sáng tác văn học dành cho thiếu nhi đến nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học thiếu nhi đang diễn ra sôi động không chỉ trên đất nước ta mà còn xa rộng hơn - những nền văn học xa xôi khác. Bởi bất kỳ ai cũng nhận thức được rằng, thiếu nhi là đối tượng cần thiết được quan tâm vun bồi tâm hồn, cần được giáo dục ý thức và hoàn thiện nhân cách ngay từ khi các em còn là những mầm xanh.

Văn học thiếu nhi Việt Nam - một chặng đường dài

Ở nước ta, văn học thiếu nhi xuất hiện từ lâu, khi con người chưa có chữ viết, sáng tác và lan tỏa tác phẩm dưới hình thức truyền miệng. Những câu ca dao, dân ca về làng quê, gia đình, thầy cô, bè bạn; những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết dân gian; truyện ngụ ngôn; truyện cười;... phù hợp với nội dung trong sáng, tinh nghịch, hóm hỉnh, cách thể hiện giản đơn nhưng có sức lay động tâm hồn đã trở thành “món ăn tinh thần” của các em nhỏ. Qua đó, thiếu nhi rút ra được những bài học, thông điệp vô cùng quý giá, sống đẹp hơn, nhân văn hơn.

Những năm tháng chiến tranh khói lửa, vẫn có một dòng văn học viết riêng cho thiếu nhi, len lỏi như mạch nước ngầm trong mát đổ vào dòng sông văn chương dân tộc. Ta không thể không kể đến các sáng tác dành cho trẻ em của Tô Hoài như Dế Mèn phiêu lưu ký - cuốn sách “gối đầu giường” của trẻ em; sáng tác của người nghệ sĩ đa tài Nguyễn Đình Thi Cái Tết của mèo con - câu chuyện xúc động, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan,... của Thạch Lam; Tôi đi học, Quê mẹ, Tình quê hương,... của Thanh Tịnh là những câu chuyện xúc động về cuộc sống hàng ngày, về gia đình, quê hương trong bối cảnh đầy thử thách của đất nước.

Thời kỳ này, nhiều cây bút quan tâm sâu sắc đến đối tượng độc giả là thiếu nhi, tiêu biểu là Trần Đăng Khoa - nhà thơ viết cho thiếu nhi ngay khi ông còn ở độ tuổi thiếu nhi nên những cảm nhận của ông rất chân thật, hồn nhiên, tươi tắn. Điều đó được thể hiện rất rõ trong tập Góc sân và khoảng trời. Nữ sĩ Xuân Quỳnh với hàng loạt truyện ngắn viết cho trẻ con: Cô Gió mất tên, Cá chuối con, Hoa râm bụt, Chị em gà con, Chú Niệc, Quả bầu nhớ đất, Mùa xuân trên cánh đồng,... Lâm Thị Mỹ Dạ hay Phan Thị Thanh Nhàn - thi sĩ cùng thời với Xuân Quỳnh, cũng có những bài thơ rất hay cho trẻ con như Nàng tiên ốc, Chị Võ Thị Sáu (Phan Thị Thanh Nhàn), Truyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ),...

Văn học thiếu nhi vẫn giữ được sức hấp dẫn

Những năm gần đây, văn học thiếu nhi trở thành “mảnh đất màu mỡ” hấp dẫn, gọi mời các cây bút bước vào vun trồng những hạt mầm khỏe khoắn. Nhiều đơn vị xuất bản (tất nhiên không thể thiếu Nhà Xuất bản Kim Đồng - nơi nâng giấc cho văn học thiếu nhi Việt Nam) đầu tư những dự án sách cho thiếu nhi. Ngoài những tác giả vốn rất thành công khi viết cho thiếu nhi như Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Nhật Ánh, một số tác giả, tác phẩm khác đáng kể đến là Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần), Xa xóm Mũi (Nguyễn Ngọc Tư), Cuộc phiêu lưu của chú Sẻ Nâu (Kao Sơn), Trên đồi mở mắt và mơ (Văn Thành Lê), Tay chị tay em và Chuyện kể ở lớp cây me (Nguyễn Thị Kim Hòa), Những đôi mắt khoảng trời (Đào Quốc Vịnh), Mơ về phía chân trời (Lê Trâm), Vịt chị vịt em (Vũ Thị Thường), Con cò mồ côi (Nguyễn Thị Thanh Huệ), Mùa động rừng (Sương Nguyệt Minh), Thủ lĩnh băng vịt đồng và Cá linh đi học (Lê Quang Trạng), 100 cửa sổ (Phát Dương),...

Viết cho thiếu nhi vốn đã khó, đưa lịch sử đất nước vào văn học cho thiếu nhi lại càng khó hơn. Ấy vậy mà, nhiều tác giả đã thành công khi lựa chọn đề tài lịch sử, chiến tranh và đối tượng độc giả là trẻ con. Bình Ca với Quân khu Nam Đồng và Đi trốn đã gây xúc động không chỉ với trẻ con mà còn với người lớn khi ông tái hiện một thời kỳ gian khổ của đất nước. Bùi Tiểu Quyên thành công khi viết về Trường Sa qua lăng kính hồn nhiên, trong trẻo của trẻ nhỏ. Những câu chuyện về Trường Sa - phần máu thịt không thể cắt rời của Tổ quốc đã được chị thể hiện xúc động và giản dị qua Cà Nóng chu du Trường Sa, Trường Sa - biển ấy là của mình, Phong ba nơi đầu sóng,... Nhà văn trẻ Phan Đức Lộc cũng vừa cho ra mắt tác phẩm Mùa ban thay áo viết về mảnh đất Điện Biên lịch sử, quê hương của anh. Viết về Tổ quốc, các nhà văn, nhà thơ khẳng định được tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước bao la; đồng thời, thể hiện khát vọng giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc nơi trẻ con ngay từ khi tâm hồn các em còn là một mặt hồ êm ái.

Trong tương lai, chắc chắn rằng văn học thiếu nhi sẽ còn phát triển hơn nữa, trở thành dòng chảy mãnh liệt hòa vào dòng chung là văn học dân tộc. Có thể khẳng định, văn học thiếu nhi là một trong những mảnh ghép không thể thiếu của văn học Việt Nam./.

Phạm Khánh Duy

Về Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú 

Vùng kháng chiến huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, có công trình Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công (khu phố Vĩnh Phước 2, thị trấn Vĩnh Thuận), được xây dựng trên diện tích 4ha.

Mời bạn đọc đón đọc Ấn phẩm Long An cuối tháng 6/2024

Những câu chuyện tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, nhà báo, cộng tác viên cùng sự đổi mới, phát triển của báo chí tỉnh nhà được thể hiện sinh động qua các bài viết trong Ấn phẩm Long An cuối tháng 6/2024.

Miền ký ức thiêng liêng

Trước khi ngủ, mẹ thường đọc ca dao, kể chuyện dân gian cho anh em tôi nghe. Mấy chục năm trôi qua, tôi vẫn nhớ hình ảnh ba anh em nằm xếp lớp như cá mòi trên chiếc giường tre.

Ðám cưới nhà ai 

Kể từ khi bé Út hàng xóm dong ghe chở Cẩm đi trang điểm làm tóc về, Cẩm ngồi miết trong phòng. Má vén tấm màn bông hường ngó coi mấy lần, chỉ thấy Cẩm ngồi tư lự bên cặp gối, cái mền... được gói kỹ bằng giấy bóng kiếng màu đỏ

Những ký ức không phai 

Cuối tháng 3 năm 1972, ở đây chưa có mưa, còn là mùa hạn. Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng và Thầy Năm Thuật, Hiệu phó Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình khóa 3, đến Xóm Dừa ấp 6A. Cô Mười Mỳ là Bí thư Chi bộ xã Quách Văn Phẩm “B”

Chuẩn bị tốt cho Chương trình Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga

(ĐCSVN) - Phát biểu tại buổi Tổng duyệt chương trình nghệ thuật Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga 2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch - Nguyễn Văn Hùng yêu cầu chương trình phải được dàn dựng công phu, có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và đương đại; để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông”

(ĐCSVN) – Tuần thứ sáu của Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2022, sau 4 ngày diễn ra đã thu hút đông đảo người tham gia dự thi với hơn gần 536 nghìn lượt thi. Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang tiếp tục dẫn đầu cả nước về số người dự thi.

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông”

(ĐCSVN) – Tuần thứ sáu của Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2022, sau 4 ngày diễn ra đã thu hút đông đảo người tham gia dự thi với hơn gần 536 nghìn lượt thi. Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang tiếp tục dẫn đầu cả nước về số người dự thi.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận

(ĐCSVN) - Cùng với Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Lễ trao Giải thưởng Âm nhạc năm 2022, Hội Nhạc sĩ Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận (10/12/1922 - 10/12/2022).

Nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận

(ĐCSVN) - Cùng với Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Lễ trao Giải thưởng Âm nhạc năm 2022, Hội Nhạc sĩ Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận (10/12/1922 - 10/12/2022).
Top