Chủ nhật, 16/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Những nguy cơ tiềm ẩn của thực phẩm siêu chế biến

Thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm chứa những thành phần không bao giờ hoặc hiếm khi được sử dụng trong nhà bếp hoặc chứa những loại phụ gia giúp sản phẩm cuối cùng ngon miệng.
Thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm chứa những thành phần không bao giờ hoặc hiếm khi được sử dụng trong nhà bếp hoặc chứa những loại phụ gia giúp sản phẩm cuối cùng ngon miệng.

Thịt xông khói. (Nguồn: Brasa)

Những loại thực phẩm siêu chế biến như đồ ăn nhẹ mà trẻ em tiêu thụ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến các bệnh tim mạch chuyển hóa (thuật ngữ dùng để chỉ những bệnh chuyển hóa ảnh hưởng đến hệ tim mạch) như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tiểu đường khi trẻ trưởng thành.

Đây là kết quả của một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí JAMA Network Open.

Theo Phó Giáo sư Nancy Babio thuộc Đại học Rovira I Virgili ở Tây Ban Nha đồng thời là chủ nhiệm nghiên cứu trên, công trình của nhóm muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy các gia đình cần tiêu thụ thực phẩm có lợi cho sức khỏe, thay thế những loại thực phẩm siêu chế biến, qua đó ngăn chặn nguy cơ trẻ mắc các bệnh về bệnh tim mạch chuyển hóa khi trưởng thành.

Các loại thực phẩm thay thế bao gồm thực phẩm không chế biến hoặc chế biến tối thiểu.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm chứa những thành phần “không bao giờ hoặc hiếm khi được sử dụng trong nhà bếp hoặc chứa những loại phụ gia giúp sản phẩm cuối cùng ngon miệng hoặc trở nên hấp dẫn hơn.”

Những thành phần như vậy thường có trong các loại thực phẩm như nước ngọt, khoai tây chiên, súp đóng gói, thịt gà viên và kem.

Những loại phụ gia trong các sản phẩm nói trên có thể bao gồm cả chất bảo quản chống nấm mốc và vi khuẩn, chất tạo màu nhân tạo và bổ sung hoặc thay đổi lượng đường, muối và chất béo để thực phẩm hấp dẫn hơn.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phân tích dữ liệu của hơn 1.400 trẻ trong độ tuổi từ 3-6 đang theo học ở các trường trên địa bàn của 7 thành phố ở Tây Ban Nha. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trong giai đoạn 2019-2022.

Trong đó, những người chăm sóc trẻ em đã gặp trực tiếp nhóm các nhà nghiên cứu, sau đó hoàn thành tại nhà bảng câu hỏi liên quan đến hoạt động thể chất, tiêu thụ thực phẩm và nhân khẩu học.

Dữ liệu của trẻ được chia thành 3 nhóm, dựa trên lượng thực phẩm siêu chế biến mà mỗi nhóm tiêu thụ.

Kết quả cho thấy, nhóm trẻ tiêu thụ nhiều nhất loại thực phẩm nói trên sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải những rủi ro về sức khỏe ở mức độ lớn hơn, chẳng hạn như có chỉ số khối cơ thể cao hơn, theo đó thường có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh tim mạch, bao gồm tăng huyết áp và bệnh tim.

Một nghiên cứu khác công bố hôm 8/5 cho thấy một nhóm người Mỹ tiêu thụ ít nhất 3 khẩu phần thực phẩm siêu chế biến/1 ngày, trong khi một nhóm tiêu thụ trung bình 7 khẩu phần mỗi ngày.

Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc sử dụng thực phẩm siêu chế biến gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe người trưởng thành.

Tuy nhiên, nghiên cứu công bố hôm 17/5 vừa qua nằm trong số những công trình đầu tiên chỉ rõ những tác hại của loại thực phẩm này đối với sức khỏe tim mạch của trẻ nhỏ, nhất là khi trưởng thành./.

Theo Vietnam+

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nhung-nguy-co-tiem-an-cua-thuc-pham-sieu-che-bien-post954614.vnp

Phản ứng nhanh, cứu kịp cụ bà bị đột quỵ 

(CTO) - Bà H.T.N (69 tuổi, ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) chuẩn bị ngủ thì đột ngột đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tê bì tay chân, liệt hoàn toàn nửa người phải

Thời điểm bổ sung vitamin và khoáng chất tốt nhất cho sức khỏe 

Vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết sản phẩm bổ sung chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi được dùng vào thời điểm phù hợp

Hội chứng “Sương mù não” - nguy cơ gia tăng ở người phục hồi sau COVID-19

Những người đã phục hồi sau COVID-19 tiếp tục đối mặt trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng với chứng mất trí nhớ ngắn hạn, các vấn đề về tập trung và các triệu chứng nhận thức khác.

Hội chứng “Sương mù não” - nguy cơ gia tăng ở người phục hồi sau COVID-19

Những người đã phục hồi sau COVID-19 tiếp tục đối mặt trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng với chứng mất trí nhớ ngắn hạn, các vấn đề về tập trung và các triệu chứng nhận thức khác.

Trong điều trị Covid-19, cần chú trọng phân tầng, chuyển tầng hợp lý, đúng quy định

Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS.Trần Văn Thuấn chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại 6 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Uống rượu, hút thuốc xong chớ dại ăn bưởi kẻo hại sức khỏe

Nhiều người thường ăn bưởi sau bữa ăn, kể cả có uống rượu bia vì nghĩ loại quả này nhiều nước và vitamin C nên có thể giải rượu. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe cho rằng điều này là hoàn toàn sai lầm.

3 món phổ biến người có bệnh tim cần tránh

Các chuyên gia tim mạch thường khuyến cáo mọi người nên ăn nhiều rau củ, trái cây. Các loại thực phẩm tự nhiên này chứa các thành phần dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe tim và mạch máu.

Ăn uống thế nào dễ gây nguy cơ ung thư đại trực tràng?

Các nhà nghiên cứu cho biết 'chế độ ăn uống phương Tây' có thể phá vỡ sự cân bằng mong manh của vi khuẩn trong đường tiêu hóa, dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe, trong đó có ung thư.

Bộ Y tế: Số vụ ngộ độc thực phẩm và số tử vong giảm so với cùng kỳ năm 2023

Trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn quốc đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm, khiến trên 2.100 người mắc và 6 trường hợp tử vong.

Bảo đảm an toàn bữa ăn bán trú cho học sinh

Việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong trường học có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm cho học sinh có sức khỏe tốt, phát triển cả về trí lực và thể lực.
Top