Thứ bảy, 22/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Số các đợt thiên tai 'tăng chóng mặt' trong vòng 20 năm qua

Thiên tai đã khiến 1,23 triệu người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4,2 tỷ người và gây thiệt hại kinh tế 2.970 tỷ USD trong 20 năm qua.
Thiên tai đã khiến 1,23 triệu người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4,2 tỷ người và gây thiệt hại kinh tế 2.970 tỷ USD trong 20 năm qua.


Cảnh ngập lụt sau mưa lớn tại Darbhanga, Bihar, Ấn Độ, ngày 5/8/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)

Thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 1,2 triệu người trên thế giới và biến đổi khí hậu là nguyên nhân chủ yếu khiến số vụ thiên tai tăng gần gấp đôi kể từ năm 2000.

Nội dung này được đề cập trong báo cáo được Văn phòng Liên hợp quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNDRR) công bố ngày 12/10 - một ngày trước Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai.

Theo báo cáo, trong giai đoạn 2000-2019, trên thế giới đã ghi nhận 7.348 trận thiên tai lớn, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 20 năm trước.

Thiên tai đã khiến 1,23 triệu người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4,2 tỷ người và gây thiệt hại kinh tế 2.970 tỷ USD trong 20 năm qua.

Các con số trên tăng mạnh chủ yếu là do gia tăng tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến khí hậu, trong đó có lũ lụt, mưa bão, hạn hán.

Số đợt lũ lụt lớn tăng hơn gấp đôi lần lên 3.254 đợt, trong khi các đợt hạn hán, cháy rừng, nắng nóng kéo dài cũng gia tăng mạnh.

Số lượng các cơn bão lớn là 2.034, tăng đáng kể so với con số 1.457 cơn bão của 20 năm trước trước đó.

Các hiện tượng liên quan đến địa vật lý như động đất, sóng thần và núi lửa là nguyên nhân khiến nhiều người thiệt mạng hơn so với các thảm họa tự nhiên khác được xem xét trong báo cáo.

Tồi tệ nhất là trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, cướp đi sinh mạng của 226.400 người, sau đó là trận động đất ở Haiti năm 2010 với số người thiệt mạng lên tới hơn 222.000 người.

Xét theo khu vực, châu Á hứng chịu nhiều thiên tai nhất trong 20 năm qua với 3.068 trận thiên tai, sau đó là châu Mỹ với 1.756 trận và châu Phi 1.192 trận.

Xét theo quốc gia, nước ghi nhận nhiều vụ thiên tai nhất là Trung Quốc (577), sau đó là Mỹ (467), Ấn Độ (321) và Indonesia (278).

Trong số 10 nước ghi nhận số các vụ thiên tai nhiều nhất thế giới, có tới 8 nước châu Á.

Các con số thống kê trên được tổng hợp từ Dữ liệu Các sự kiện khẩn cấp, ghi lại các đợt thiên tai khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, ảnh hưởng tới ít nhất 100 người hoặc kéo theo việc chính quyền địa phương phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Chuyên gia  Debarati Guha-Sapir làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu về dịch tễ học do thiên tai tại Đại học Louvain, Bỉ, cảnh báo nhân loại sẽ đối mặt với một tương lai “rất mờ mịt” nếu các hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục gia tăng theo cấp độ này trong 20 năm tới.

Nắng nóng sẽ là thách thức lớn nhất đối với con người trong 10 năm tới, đặc biệt tại những nước kém phát triển.

Về phần mình, người đứng đầu UNDRR Mami Mizutori nhấn mạnh ngày càng nhiều người trở thành nạn nhân của tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Bà kêu gọi chính phủ các nước đầu tư để xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm và triển khai những chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai./.

Theo TTXVN

Mỹ: Xả súng tại bang Arkansas, thủ phạm và 2 người khác thiệt mạng

Một vụ xả súng đã xảy ra tại một cửa hàng bán đồ dùng ở bang Arkansas khiến 3 người thiệt mạng và khoảng 10 người bị thương, trong đó có 2 cảnh sát.

Dịch COVID-19 ở Đông Nam Á: Lào không có ca nhiễm mới trong 40 ngày

Tình hình lạc quan khiến các cửa khẩu quốc tế của Lào tiếp giáp với các nước láng giềng đã được mở cửa trở lại cho các hoạt động vận tải hàng hóa và xuất-nhập cảnh.

Dịch COVID-19 ở Đông Nam Á: Lào không có ca nhiễm mới trong 40 ngày

Tình hình lạc quan khiến các cửa khẩu quốc tế của Lào tiếp giáp với các nước láng giềng đã được mở cửa trở lại cho các hoạt động vận tải hàng hóa và xuất-nhập cảnh.

Dịch COVID-19 ở Đông Nam Á: Lào không có ca nhiễm mới trong 40 ngày

Tình hình lạc quan khiến các cửa khẩu quốc tế của Lào tiếp giáp với các nước láng giềng đã được mở cửa trở lại cho các hoạt động vận tải hàng hóa và xuất-nhập cảnh.

Chuyên gia Mỹ phản đối ứng viên Trung Quốc tham gia thẩm phán Tòa Án Quốc tế về Luật biển

Sự có mặt của ứng viên Trung Quốc gây ra tranh cãi trong bối cảnh từ nhiều năm nay, Bắc Kinh không ngần ngại thể hiện những hành động và tuyên bố coi thường UNCLOS, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông.

Liên hợp quốc cảnh báo không được để Liban trở thành một Gaza thứ 2

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ quan ngại sâu sắc và nhấn mạnh mọi người trong khu vực và trên thế giới không được để Liban trở thành một Gaza thứ 2.

ASEAN-Nga tăng cường hợp tác, nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov khẳng định coi trọng quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Nga và các cơ chế hợp tác khu vực do ASEAN dẫn dắt, nhấn mạnh Nga và ASEAN là các đối tác đồng chí hướng.

ASEAN-Nga tăng cường hợp tác, nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov khẳng định coi trọng quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Nga và các cơ chế hợp tác khu vực do ASEAN dẫn dắt, nhấn mạnh Nga và ASEAN là các đối tác đồng chí hướng.

Khủng hoảng xã hội do Covid-19 đặt thế giới “trước giai đoạn nguy hiểm mới”

“Một thế hệ mất mát” hay “một thế hệ bị phong tỏa” là điều mà giới chuyên gia lo ngại khi ngày càng nhiều thanh niên mất việc, giãn việc hay bị gián đoạn học hành.

TTK LHQ kêu gọi chống lại sự trỗi dậy của chủ nghĩa phátxít mới

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đang tổ chức và tuyển mộ xuyên biên giới, 'phô trương các biểu tượng và hình ảnh của Đức Quốc xã.'

“Phong trào làng mới” tại Hàn Quốc đang được áp dụng tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng, với bề dày kinh nghiệm của mình, Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp quốc gia Hàn Quốc sẽ tích cực phối hợp với Chính phủ Việt Nam hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

“Phong trào làng mới” tại Hàn Quốc đang được áp dụng tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng, với bề dày kinh nghiệm của mình, Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp quốc gia Hàn Quốc sẽ tích cực phối hợp với Chính phủ Việt Nam hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Đối thoại chiến lược Việt Nam - Đức lần thứ 7

(ĐCSVN) - Để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư song phương, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đề nghị Bộ Ngoại giao Đức khuyến khích các doanh nghiệp Đức đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà Đức có thế mạnh và phù hợp với ưu tiên phát triển của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy quá trình Quốc hội Đức phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Đối thoại chiến lược Việt Nam - Đức lần thứ 7

(ĐCSVN) - Để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư song phương, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đề nghị Bộ Ngoại giao Đức khuyến khích các doanh nghiệp Đức đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà Đức có thế mạnh và phù hợp với ưu tiên phát triển của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy quá trình Quốc hội Đức phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Đối thoại chiến lược Việt Nam - Đức lần thứ 7

(ĐCSVN) - Để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư song phương, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đề nghị Bộ Ngoại giao Đức khuyến khích các doanh nghiệp Đức đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà Đức có thế mạnh và phù hợp với ưu tiên phát triển của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy quá trình Quốc hội Đức phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).
Top