09/04/2025
x
+
aa
-

Vai trò của Saudi Arabia trong tham vọng chính sách đối ngoại của ông Trump 

Tổng thống Donald Trump chọn Saudi Arabia làm bên trung gian thân thiện nhưng trung lập cho các cuộc đàm phán khi ông đang nỗ lực “cài đặt lại” quan hệ Mỹ - Nga và tiếp cận trữ lượng khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt của Ukraine.

Các quan chức cấp cao của Mỹ và Ukraine đàm phán tại Saudi Arabia hồi tháng 3. Ảnh: Getty Images

Trong những tháng kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, Saudi Arabia đã trở thành trung tâm của một số mục tiêu chính sách đối ngoại và địa chính trị đầy tham vọng, bao gồm việc tổ chức hội đàm Mỹ - Nga; tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn và một thỏa thuận khoáng sản hấp dẫn ở Ukraine.

Việc cho phép Riyadh giữ vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán này một phần bắt nguồn từ mối quan hệ giữa Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (đồng minh thân cận của ông Trump) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, điều này cũng hứa hẹn sẽ thiết lập lại quan hệ mà ông Trump và ông bin Salman đã vun đắp trong nhiệm kỳ đầu tiên của nhà lãnh đạo Mỹ.

Đơn cử như việc ông Trump đã bảo vệ Thái tử bin Salman trước sự chỉ trích liên quan vụ nhà báo bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi bị sát hại vào năm 2018. Sau đó, một quỹ công do vị thái tử trẻ của Saudi Arabia đứng đầu đã rót 2 tỉ USD vào công ty cổ phần của Jared Kushner, con rể ông Trump.

Khi nói về viễn cảnh đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ Israel - Saudi Arabia, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh vào sự thịnh vượng kinh tế mà văn kiện tiềm tàng này sẽ mang lại cho Trung Đông. 

Phần thưởng cho Saudi Arabia

Theo giới phân tích, vương quốc này hưởng lợi rất nhiều từ nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump nhưng tham vọng thể hiện quyền lực trên toàn cầu của Thái tử bin Salman đã hình thành từ lâu.

Sau khi trở thành Thái tử vào năm 2017, ông bin Salman đã củng cố quyền lực gần như ngay lập tức. Kể từ đó, ông công bố ý định tái thiết nền kinh tế Saudi Arabia và đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, đồng thời mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài và đẩy nhanh tiến trình thay đổi xã hội.

Saudi Arabia có trữ lượng dầu thô lớn thứ hai thế giới và ông bin Salman đã sử dụng vị thế của mình để thúc đẩy các dự án “siêu lớn”, trong khi “ve vãn” các liên đoàn thể thao và đăng cai các hội nghị cấp cao về kinh tế, chính trị.

Ông bin Salman vẫn duy trì quan hệ với Tổng thống Putin bất chấp những nỗ lực cản trở của Mỹ, để rồi quan hệ hữu hảo này đã giúp khơi thông các cuộc trao đổi tù nhân đáng chú ý giữa Washington và Mát-xcơ-va. Và sau nhiều năm thù địch, ông bin Salman cũng đã ký một hiệp định với Iran, đối thủ truyền kiếp của Saudi Arabia. Vào năm 2023, hai nước này đã nhất trí thiết lập lại quan hệ ngoại giao.

Hôm 1-4, Tổng thống Trump thông báo sẽ thăm Saudi Arabia vào tháng tới trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi trở lại Nhà Trắng. Ông tiết lộ rằng Washington sẽ ký một thỏa thuận mà trong đó Riyadh đầu tư hơn 1.000 tỉ USD vào nền kinh tế Mỹ.

HẠNH NGUYÊN (Tổng hợp)

Other news

Làn sóng di cư của các học giả Mỹ 
Trước các “cuộc tấn công” trực diện vào giáo dục và nghiên cứu của chính quyền Tổng thống Donald Trump, các học giả Mỹ đang rời khỏi đất nước. Trong bối cảnh đó, nhiều tổ chức của Canada và châu Âu đã phát động những nỗ lực mới để đón làn sóng di cư này.
EU “khát” khoáng sản thô của Trung Á 
Trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về các loại khoáng sản quan trọng, Liên minh châu Âu (EU) vừa tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với 5 quốc gia giàu tài nguyên ở Trung Á tại thành phố Samarkand (Uzbekistan) để luận bàn về tầm quan trọng
Tổng thống Mỹ chưa từ bỏ ý định 'kiểm soát và sở hữu' Dải Gaza
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc cuộc gặp Thủ tướng Israel, Tổng thống Trump tuyên bố quyền “kiểm soát và sở hữu” của Mỹ đối với Dải Gaza sẽ là “điều tốt đẹp”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng IPU-150 
(TTXVN) - Theo Ðặc phái viên TTXVN, sáng 6-4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể cấp cao Ðại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150).
Iran nói thẳng lý do không đàm phán trực tiếp với Mỹ
Phó Chủ tịch Quốc hội Iran cho biết: 'Trong điều kiện hiện tại, chúng tôi chỉ sẵn sàng đàm phán về chương trình hạt nhân và những vấn đề khác không quan trọng'.
Top