24/01/2025
x
+
aa
-

Anh, Pháp, Đức để ngỏ khả năng tái áp đặt trừng phạt đối với Iran

Ngày 12/12, nhóm E3 (gồm Anh, Pháp và Đức) đã đề xuất khả năng tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran nhằm ngăn nước này phát triển chương trình hạt nhân.
 Quang cảnh bên trong cơ sở làm giàu urani Fordow của Iran ở Qom. Ảnh: AFP/TTXVN.

Trong thư gửi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), nhóm E3 đã tái khẳng định cam kết của mình đối với giải pháp ngoại giao cho vấn đề hạt nhân của Iran. Bức thư nêu rõ cả ba nước đều nhấn mạnh quyết tâm sử dụng mọi công cụ ngoại giao sẵn có để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều này bao gồm cả việc kích hoạt điều khoản snapback (đảo ngược) nhằm tái áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran nếu cần thiết. Đây là cơ chế được quy định trong thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức), theo đó cho phép các bên tham gia ký kết tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đã được dỡ bỏ trước đó.
Trong thư, nhóm E3 cũng lưu ý thời điểm Nghị quyết 2231 của HĐBA LHQ sắp hết hạn vào tháng 10/2025 tới. Nghị quyết này được HĐBA LHQ thông qua năm 2015 nhằm phê chuẩn JCPOA, trong đó Tehran cam kết không tìm kiếm, phát triển hay mua vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này. Nhóm E3 cho rằng Iran phải giảm thiểu những động thái làm gia tăng căng thẳng liên quan chương trình hạt nhân của mình để tạo ra môi trường chính trị thuận lợi, giúp đẩy nhanh tiến trình hướng tới một giải pháp cho vấn đề này.
Dự kiến, HĐBA sẽ thảo luận vấn đề an nhân của Iran vào tuần tới. Trong các cuộc đàm phán gần đây giữa nhóm E3 và Iran tại Geneva, cả hai bên cũng đã nhất trí tiếp tục thảo luận, tuy nhiên Iran vẫn giữ quan điểm có quyền phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích dân sự và bác bỏ mọi ý định chế tạo vũ khí hạt nhân.
Trước đó, một báo cáo mật của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về chương trình hạt nhân của Iran đã tiết lộ nhà máy hạt nhân Fordo với bản thiết kế cập nhật mới nhất cho phép Tehran nâng khả năng làm giàu uranium tinh khiết lên tới 60%. Báo cáo cho biết thêm với thiết kế mới được công bố, sản lượng làm giàu uranium của nhà máy hạt nhân Fordo sẽ tăng vọt từ mức 4,7 kg lên hơn 34 kg/tháng.
 Năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận JCPOA và tái áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Iran. Tehran sau đó đã thu hẹp việc thực hiện cam kết trong thỏa thuận này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tan vỡ của thỏa thuận. Từ đó đến nay, các nước tham gia còn lại đã nỗ lực thúc đẩy nhiều vòng đàm phán để cứu vãn thỏa thuận, song chưa đạt được kết quả./.

TTXVN

Other news

Quốc tế lên án hành động quân sự của Israel tại Syria
(ĐCSVN) - Nhiều nước trên thế giới tiếp tục tỏ rõ quan điểm phản đối các hành động quân sự của Israel tại Syria, đồng thời kêu gọi hành động từ phía cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn hành động này.
Anh, Pháp, Đức để ngỏ khả năng tái áp đặt trừng phạt đối với Iran
Ngày 12/12, nhóm E3 (gồm Anh, Pháp và Đức) đã đề xuất khả năng tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran nhằm ngăn nước này phát triển chương trình hạt nhân.
ECB cắt giảm lãi suất lần thứ 4 trong năm 2024
(ĐCSVN) - Ngày 12/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,25% và tiếp tục để ngỏ khả năng nới lỏng hơn nữa vào năm 2025 nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn do bất ổn địa chính trị trong khu vực và nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại mới với Mỹ.
Bất ổn an ninh khiến hơn 1,1 triệu người dân Syria phải di dời trong 2 tuần
(ĐCSVN) – Hơn 1,1 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa trên khắp Syria trong vòng 2 tuần qua khi các cuộc giao tranh nổ ra.
Ông Francois Bayrou được bổ nhiệm làm Thủ tướng Pháp
(ĐCSVN) – Ưu tiên của tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou sẽ là giải quyết vấn đề ngân sách năm 2025.
Top