Chủ nhật, 30/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam tỏ ra thận trọng trên hành trình ESG

(ĐCSVN) - Theo báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành (Environmental (Môi trường); Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp) tại Việt Nam năm 2022, tỷ lệ cam kết ESG của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) là 93%, vượt mức trung bình của Việt Nam là 80%. Tuy nhiên, chỉ có 35% các DNNY đã thiết lập kế hoạch ESG, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình là 44%. Hơn một nửa DNNY tại Việt Nam (58%) đang và sẽ trong giai đoạn lập kế hoạch trong 2-4 năm tới.
(ĐCSVN) - Theo báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành (Environmental (Môi trường); Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp) tại Việt Nam năm 2022, tỷ lệ cam kết ESG của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) là 93%, vượt mức trung bình của Việt Nam là 80%. Tuy nhiên, chỉ có 35% các DNNY đã thiết lập kế hoạch ESG, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình là 44%. Hơn một nửa DNNY tại Việt Nam (58%) đang và sẽ trong giai đoạn lập kế hoạch trong 2-4 năm tới.

Chỉ có 35% DNNY ở Việt Nam đã đặt ra cam kết ESG (Environmental (Môi trường); Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp), trong khi 58% có kế hoạch thực hiện trong 2 - 4 năm tới. Những thách thức chính khi triển khai ESG đối với các DNNY tại Việt Nam là thiếu các quy định ESG rõ ràng và thiếu lãnh đạo ESG trong tổ chức để thúc đẩy cam kết. Về thực hành báo cáo phát triển bền vững, phần lớn các DNNY được nghiên cứu tại Việt Nam đều công bố các mục tiêu ESG ngắn hạn và trung hạn (lần lượt là 84% và 70%). Tuy vậy, chưa đến một nửa (48%) tiết lộ các mục tiêu dài hạn, tức là trên 5 năm và chỉ có 8% tiết lộ mục tiêu NetZero. So với khu vực Châu Á Thái Bình Dương, DNNY Việt Nam đang phải đối mặt với khoảng cách lớn trong thực hành báo cáo bền vững liên quan đến quản trị cấp cao và trách nhiệm của họ đối với các vấn đề ESG.

Các doanh nghiệp niêm yết (“DNNY”) tại Việt Nam đang thể hiện mức độ cam kết cao, tuy nhiên lại tỏ ra thận trọng triển khai ESG, theo như báo cáo mới nhất của PwC: “Các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam: Mức độ cam kết ESG và thực hành Báo cáo phát triển bền vững”, công bố hôm nay 29/8/2023

Theo báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022, tỷ lệ cam kết ESG của các DNNY là 93%, vượt mức trung bình của Việt Nam là 80%. Tuy nhiên, chỉ có 35% các DNNY đã thiết lập kế hoạch ESG, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình là 44%. Hơn một nửa DNNY tại Việt Nam (58%) đang và sẽ trong giai đoạn lập kế hoạch trong 2-4 năm tới.

Phân tích về các DNNY tại Việt Nam được trích từ nghiên cứu Thực trạng báo cáo phát triển bền vững ở Châu Á Thái Bình Dương 2023 - của PwC thực hiện cùng Trung tâm Quản trị và Bền vững thuộc Đại học Quốc gia Singapore. 

Nghiên cứu đã chọn ra 50 DNNY hàng đầu theo giá trị vốn hóa thị trường tại 14 quốc gia thuộc khu vực tại Châu Á Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam). Tổng cộng có 700 DNNY đã được nghiên cứu, trải rộng trên 11 ngành nghề kinh doanh. Nghiên cứu cũng đã thu thập các báo cáo PTBV và báo cáo thường niên mới nhất tính đến tháng 1 năm 2023.

 
Thực trạng cam kết ESG của các doanh nghiệp Việt Nam 

Thiếu sự lãnh đạo cấp cao để định hướng thực hiện các cam kết ESG

DNNY tại Việt Nam cho thấy tình trạng thiếu lãnh đạo cấp cao tham gia với vai trò tập trung thúc đẩy cam kết ESG. Khoảng hai phần ba (64%) cho biết doanh nghiệp thiếu sự tham gia tích cực và quản trị minh bạch của hội đồng quản trị đối với chương trình nghị sự ESG. Thêm vào đó, gần một nửa (44%) cho biết tổ chức của họ không có hoặc chưa xác định rõ lãnh đạo ESG để giúp dẫn dắt và thực hiện các sáng kiến ESG.

Điều này trở thành một thách thức lớn khi Hội đồng quản trị (HĐQT) đóng vai trò nòng cốt trong việc giám sát các yếu tố ESG và tích hợp tính bền vững vào các chiến lược ra quyết định và tăng trưởng dài hạn, nhằm đảm bảo phân bổ và ưu tiên các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện ESG.

Thực trạng báo cáo phát triển bền vững của DNNY Việt Nam so với khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Báo cáo phát triển bền vững ở Châu Á Thái Bình Dương 2023 của PwC cho thấy, so với Việt Nam, các DNNY ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang thể hiện tốt hơn đáng kể trong việc công bố vấn đề quản trị cấp cao và trách nhiệm của họ đối với các vấn đề ESG.

Thực trạng quản trị trong báo cáo phát triển bền vững của các DNNY Việt Nam 

Trong số các công ty được khảo sát tại Việt Nam, 46% công bố trách nhiệm của HĐQT liên quan đến tính bền vững, 44% công bố cơ cấu quản trị bền vững và chỉ 8% công bố số lượng thành viên HĐQT hoặc nhân sự quản lý đã qua đào tạo về phát triển bền vững. Các tỷ lệ phần trăm này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương - lần lượt là 84%, 79% và 36%. Đáng chú ý hơn, không có DNNY nào ở Việt Nam tiết lộ mối liên hệ giữa thù lao của các giám đốc điều hành cấp cao và hiệu quả công việc của họ trong việc quản trị bền vững.

Bên cạnh đó, việc thiết lập mục tiêu là cần thiết để các công ty theo dõi tiến trình của họ trong việc đáp ứng các yếu tố ESG và điều chỉnh chiến lược của họ để thực hiện hành động khắc phục khi cần thiết. Phần lớn các DNNY được nghiên cứu ở Việt Nam đều công bố mục tiêu ESG ngắn hạn và trung hạn (lần lượt là 84% và 70%). Tuy vậy, chưa đến một nửa (48%) tiết lộ các mục tiêu dài hạn, tức là trên 5 năm và chỉ có 8% tiết lộ mục tiêu NetZero. Trong khi đó, số liệu về các DNNY công bố mục tiêu ESG ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là tương tự nhau - trung bình khoảng 76%.

Việc công bố thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu cũng ngày càng trở thành một phần quan trọng trong báo cáo phát triển bền vững, cũng như công tác giải quyết các rủi ro chuyển đổi và các rủi ro vật chất liên quan đến khí hậu. Từ năm 2021 đến 2022, Việt Nam là nước có sự cải thiện đáng kể nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong việc xác định các rủi ro/cơ hội liên quan đến khí hậu, từ 40% lên 78%. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi các kế hoạch mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố vào tháng 11 năm 2021 - với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời mở ra những cơ hội cho các tổ chức. Tuy nhiên, vẫn tồn tại cách biệt giữa các DNNY của Việt Nam và khu vực Châu Á Thái Bình Dương - trung bình ở mức 88%. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về khí hậu của các DNNY, đặc biệt khi Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.

Xác định rủi ro/cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu tại các nước Châu Á TBD năm 2021 và 2022 

Nhận xét về thực trạng cam kết ESG và thực hành báo cáo phát triển bền vững của các DNNY tại Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Nam, Phó Tổng giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ ESG và Dịch vụ Kiểm toán, PwC Việt Nam cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự tiến bộ trong chất lượng báo cáo phát triển bền vững của các DNNY Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục cải thiện và nâng cao nhận thức, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển năng lượng xanh và thực hành các tiêu chuẩn ESG. Hơn nữa, cần có sự cam kết và hợp tác giữa nhiều bên liên quan để đạt được tác động lâu dài cũng như tạo dựng môi trường kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam. DNNY nên chủ động tích hợp các nguyên tắc ESG vào hoạt động, tận dụng các cấu trúc có sẵn và nguồn lực dồi dào của tổ chức. Đồng thời, các cơ quan chính phủ và cơ quan quản lý nên xây dựng các chính sách rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình chuyển đổi ESG, cùng với hướng dẫn chi tiết về các phương thức báo cáo phát triển bền vững.”

Giải quyết các thách thức báo cáo phát triển bền vững

Với nhu cầu thông tin ngày càng tăng, các công ty liên tục gặp thách thức về báo cáo đạt được sự cân bằng giữa nhu cầu của các bên liên quan khác nhau. Báo cáo cân bằng sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo và các bên liên quan thông tin họ cần để phân bổ vốn và đưa ra quyết định một cách hiệu quả. Ngoài ra, các công ty cũng phải sẵn sàng với việc bối cảnh nhiều thay đổi nhanh liên quan đến báo cáo ESG, bao gồm các tiêu chuẩn, cấu trúc, luật và quy định. PwC khuyến nghị một số bước mà DNNY có thể thực hiện để giải quyết những thách thức trên:

Để đạt được báo cáo cân bằng và toàn diện, các DNNY cần hiểu rõ mục tiêu của công ty, các chiến lược ESG, nguyện vọng báo cáo, cũng như khả năng kết nối giữa các yếu tố trên.

Chất lượng dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng để trình bày thông tin một cách hữu ích cho những người ra quyết định. Quá trình thu thập và xác minh thông tin khá phức tạp nên các công ty cần phải cân nhắc về cả hệ thống chứ không chỉ riêng báo cáo.

Tích hợp các yếu tố ESG vào chiến lược kinh doanh, quá trình quản trị rủi ro và đánh giá hiệu suất thông qua việc cải thiện báo cáo phát triển bền vững có thể giúp tiết kiệm chi phí và kiến tạo giá trị lâu dài.

Mạnh Hùng

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Thúc tiến độ cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

(ĐCSVN) – Để hoàn thành, đảm bảo đưa Dự án Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu và các đơn vị có liên quan tập trung thi công, đảm bảo tiến độ đã ký kết.

Thúc tiến độ cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

(ĐCSVN) – Để hoàn thành, đảm bảo đưa Dự án Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu và các đơn vị có liên quan tập trung thi công, đảm bảo tiến độ đã ký kết.

Thúc tiến độ cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

(ĐCSVN) – Để hoàn thành, đảm bảo đưa Dự án Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu và các đơn vị có liên quan tập trung thi công, đảm bảo tiến độ đã ký kết.

Thúc tiến độ cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

(ĐCSVN) – Để hoàn thành, đảm bảo đưa Dự án Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu và các đơn vị có liên quan tập trung thi công, đảm bảo tiến độ đã ký kết.

Thúc tiến độ cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

(ĐCSVN) – Để hoàn thành, đảm bảo đưa Dự án Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu và các đơn vị có liên quan tập trung thi công, đảm bảo tiến độ đã ký kết.

Vĩnh Thạnh - Phát huy lợi thế tạo đà phát triển 

Những tháng đầu năm 2024, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) xác định mục tiêu vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Châu Thành - Nuôi ếch Thái trong bể vừa dễ, vừa có lợi nhuận

Anh Huỳnh Minh Thiện (ấp Bình Trị 1, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) nuôi ếch Thái đạt hiệu quả kinh tế, trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của các xã, thị trấn trong huyện.

Góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y

Tại Long An, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - Nguyễn Văn Long chủ trì hội nghị góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư só 09/2016/TT-BNNPTNT

Tăng cường kiểm soát giết mổ động vật   

Sáng 26/6, tại Long An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về kiểm soát giết mổ (KSGM) động vật

Ngọt thơm vị ổi ruột hồng 

Ông Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ổi ruột hồng Thới Tân (HTX ổi ruột hồng), xã Thới Tân, huyện Thới Lai, phấn khởi “khoe” thu nhập đáng kể của các xã viên, thành viên. Ông Bé còn lạc quan với kế hoạch nhân rộng diện tích

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện các dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới 

(CT) - Tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tổ chức họp tổ công tác đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương chủ trì

Chung tay hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp 

Các cấp bộ Đoàn khối trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ đã, đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên (SV) về kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp. Theo đó, tuổi trẻ các trường

Khởi nghiệp từ đũa tre 

Xuất thân từ gia đình làm đũa tre truyền thống, chàng trai Ðinh Văn Tài (21 tuổi, ngụ khóm Bình Phú Quới, thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Ðồng Tháp) đã làm ra những sản phẩm đũa tre, cốc, ly uống nước với mẫu mã, bao bì bắt mắt, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Ngày hội Phụ nữ Ninh Kiều khởi nghiệp sáng tạo 

(CT) - Ngày 25-6-2024, Hội LHPN quận Ninh Kiều tổ chức Ngày hội Phụ nữ Ninh Kiều khởi nghiệp sáng tạo năm 2024.

“Vỗ béo” cua bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn 

Chị Nguyễn Thị Quyên ở ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, là người tiên phong và thành công trong áp dụng mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn
Top