Thứ tư, 26/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Mở cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp từ những đổi mới của Luật Ðất đai 2024 

Luật Đất đai năm 2024 có nhiều nội dung mới, mang tính đột phá và rất nhiều vấn đề liên quan đến cộng đồng DN cả nước trong đó có các DN ở ĐBSCL. Luật Đất đai có tác động đến hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Luật Đất đai năm 2024 có nhiều nội dung mới, mang tính đột phá và rất nhiều vấn đề liên quan đến cộng đồng DN cả nước trong đó có các DN ở ĐBSCL. Luật Đất đai có tác động đến hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tại ĐBSCL Luật Đất đai còn quan trọng hơn bởi gắn liền với nhu cầu phát triển hạ tầng cũng như ngành

Nông nghiệp là khu vực sử dụng nhiều đất đai nhất.

Tập đoàn Lộc Trời ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trên những cánh đồng liên kết phục vụ xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Ảnh: CTV

Kỳ vọng mới

Ngày 18-1-2024 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai 2024 (Luật số 31/2024/QH15) thay thế Luật Đất đai 2013. So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 có nhiều điểm mới hướng tới khắc phục những vướng mắc, hạn chế phát sinh trong thực tiễn thi hành Luật Đất đai 2013. Trong đó, Luật có nhiều điểm mới so với Luật Đất đai năm 2023 như Quy định cụ thể về quyền tiếp cận thông tin đất đai của công dân, bỏ khung giá đất do Chính phủ ban hành, quy định mới về điều kiện giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, quy định mới về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, quy định mới về hộ gia đình sử dụng đất…

Bày tỏ kỳ vọng vào Luật Đất đai năm 2024, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, chia sẻ: ĐBSCL có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn tập trung vào thủy sản, rau củ, quả, trái cây và lúa gạo. Luật Đất đai năm 2024 bao gồm nhiều vấn đề nhưng vấn đề được DN, người dân quan tâm là mong muốn mở rộng hạn điền để phát triển kinh tế hàng hóa lớn. Luật được thông qua mở cơ hội lớn cho nông nghiệp ĐBSCL. Trung An là một trong những DN có liên quan đến đất đai và các DN muốn phát triển lớn kể cả về thủy sản hay trái cây, lúa gạo thì vấn đề diện tích hạn điền vô cùng quan trọng. ĐBSCL xuất khẩu mỗi năm 7-8 triệu tấn gạo, canh tác sản xuất lúa ở ĐBSCL mỗi vụ xấp xỉ gần 2 triệu héc-ta. Việc mở rộng hạn điền, khắc phục tình trạng đất đai canh tác manh mún, nhỏ lẻ, tạo điều kiện cho ĐBSCL mở rộng phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đóng góp vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu và phát triển kinh tế đất nước.

Theo ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, Luật Đất đai năm 2024 giúp DN tiếp cận đất đai dễ dàng hơn, quy mô sử dụng đất tăng lên tạo điều kiện phát triển sản xuất quy mô lớn. Đây là xu thế tất yếu để góp phần cơ giới hóa, số hóa nền nông nghiệp, giúp giảm giá thành, kiểm soát, quản lý được hoạt động canh tác. Luật Đất đai góp phần nâng cao giá trị đất đai đồng thời giúp cho việc sử dụng, khai thác nguồn lực đất đai của quốc gia được phát huy mạnh mẽ hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn. Luật Đất đai với cách tiếp cận mới quy định chặt chẽ cũng góp phần ngăn ngừa tình trạng lãng phí đất đai khi thực hiện các dự án bất động sản kém hiệu quả. Cộng đồng DN cũng vui mừng vì quá trình đóng góp, sửa đổi Luật Đất đai được Quốc hội triển khai quyết liệt nghiêm túc, đề cao tính dân chủ. Qua đó tạo niềm tin lớn cho DN về việc Chính phủ và Quốc hội đã có thay đổi rất lớn để nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực của quốc gia sao cho DN có khả năng tiếp cận, đầu tư tốt hơn cho đất đai.

Nâng cao khả năng tiếp cận đất đai

Về nâng cao khả năng tiếp cận đất đai đầu tư cho nông nghiệp, theo ông Đậu Anh Tuấn Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đối với lĩnh vực nông nghiệp, Luật Đất đai 2024 cho phép tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được UBND cấp huyện chấp thuận; cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa và được UBND cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế. Bên cạnh đó, ở Điều 177 tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 15 lần (luật cũ là 10 lần) hạn mức giao đất nông nghiệp. Quy định mới nhằm tăng cơ hội tích tụ ruộng đất cho các hộ gia đình, cá nhân, phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất lúa quá hạn mức thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa được UBND huyện phê duyệt theo Điều 45 khoản 7.

Đối với DN, ở điều 120 quy định các trường hợp cho thuê đất trả tiền 1 lần cho cả thời gian thuê đối với đất dự án sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhà lưu trú công nhân trong KCN; công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất thương mại dịch vụ để kinh doanh du lịch, văn phòng; đất xây nhà ở xã hội để cho thuê. Các trường hợp còn lại sẽ áp dụng thuê đất trả tiền hàng năm.

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Võ, Phó trưởng khoa Luật Thương mại Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, về cơ bản Luật Đất đai năm 2024 giải quyết các mong mỏi của DN về tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa lớn, ứng dụng khoa học công nghệ. Đồng thời mở rộng hạn mức sử dụng đất đai, tạo thuận lợi hơn trong việc công nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, tổ chức kinh tế. Việc tăng hạn mức sử dụng đất giúp các cá nhân, tổ chức kinh tế có được diện tích đất cần thiết phục vụ hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên đối với quy định về các trường hợp thuê đất trả tiền hằng năm nhưng dự án kéo dài hằng chục năm, DN cần tính toán được phương án tài chính để hạn chế ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh. Nếu chuyển sang thuê đất trả tiền hằng năm, có khả năng doanh nghiệp gặp khó khi dùng tài sản trên đất thế chấp vay vốn ngân hàng do ngân hàng sẽ khó chấp nhận hoặc giá trị tài sản thể chấp bị giảm nhiều.

Theo ông Phạm Thái Bình, Nhà nước tạo điều kiện tích tụ ruộng đất góp phần hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn và cùng với đó là cần có những giải pháp để có sự đồng hành giữa các địa phương với doanh nghiệp và nông dân trong phát triển sản xuất quy mô lớn, xuất khẩu ra thị trường thế giới và có những cơ chế chính sách đồng bộ để hỗ trợ thực hiện hiệu quả Luật Đất đai. Về phía DN khi triển khai các dự án đầu tư vào nông nghiệp sẽ chủ động thực hiện các thủ tục về đầu tư, phương án kinh doanh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời tuân thủ các hướng dẫn đối với mục đích sử dụng đất nào là dành cho sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp để đầu tư nhà xưởng, kho chứa… Do đó, việc tiếp cận đất đai và dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cần có sự chủ động của DN cũng như sự hỗ trợ kịp thời từ chính quyền địa phương.

MINH HUYỀN

 

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,97%

(ĐCSVN) - 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GRDP của Hà Nội tăng 5,97%, là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng kép từ sự mất cân đối cung cầu và tác động chính sách thắt chặt tiền tệ của các quốc gia.

Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,97%

(ĐCSVN) - 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GRDP của Hà Nội tăng 5,97%, là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng kép từ sự mất cân đối cung cầu và tác động chính sách thắt chặt tiền tệ của các quốc gia.

Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

(ĐCSVN) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc làm hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm này vẫn diễn ra với hình thức ngày càng tinh vi hơn.

Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

(ĐCSVN) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc làm hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm này vẫn diễn ra với hình thức ngày càng tinh vi hơn.

Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

(ĐCSVN) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc làm hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm này vẫn diễn ra với hình thức ngày càng tinh vi hơn.

Ngọt thơm vị ổi ruột hồng 

Ông Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ổi ruột hồng Thới Tân (HTX ổi ruột hồng), xã Thới Tân, huyện Thới Lai, phấn khởi “khoe” thu nhập đáng kể của các xã viên, thành viên. Ông Bé còn lạc quan với kế hoạch nhân rộng diện tích

Cần Thơ đã xuống giống hơn 11.680ha lúa thu đông 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, đến nay nông dân tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã xuống giống vụ thu đông được hơn 11.680ha, đạt 18% so với kế hoạch.

Long An có 168 sản phẩm đạt chuẩn OCOP    English Edition

Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã công nhận thêm 20 sản phẩm OCOP.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn   

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh

Long An tăng cường ngăn chặn vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, vật nuôi không rõ nguồn gốc qua biên giới   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch qua biên giới.

“Vỗ béo” cua bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn 

Chị Nguyễn Thị Quyên ở ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, là người tiên phong và thành công trong áp dụng mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn

Ðẩy nhanh tiến độ thi công dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung 

Từ nguồn vốn đầu tư công, vốn huy động xã hội, thời gian qua các ngành, các cấp trên địa bàn TP Cần Thơ tập trung triển khai xây dựng nhiều công trình cơ bản, nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh nước giải khát kết hợp thức ăn vặt 

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ chọn việc kinh doanh nước giải khát kết hợp với bán thức ăn vặt để khởi nghiệp. Trong đó, mô hình kinh doanh của anh Trần Văn Tiền ở khu vực Hòa An, phường Thới Hòa, quận Ô Môn

Đón hè sôi động, nhận ngay hàng ngàn phần quà khi gửi tiết kiệm tại KienlongBank 

Chương trình đặc sắc “Vui đón hè sang - Rinh ngàn quà tặng

An Giang đầu tư xây dựng 6.300 căn nhà ở xã hội tại các đô thị trung tâm 

(CT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 824/QÐ-UBND về Ðề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Với mục tiêu giai đoạn 2021-2030, phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng
Top