Thứ ba, 25/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Mô hình liên kết xây dựng cánh đồng lớn phát triển tại ĐBSCL, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa.

Vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp

Nằm ở hạ lưu sông Mekong với diện tích 4,08 triệu héc-ta, ÐBSCL chiếm 23% diện tích đất nông nghiệp của cả nước và luôn đóng vai trò là vùng kinh tế quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước trong mọi giai đoạn. Theo thống kê, hằng năm diện tích đất sản xuất lúa của vùng ÐBSCL phát huy hiệu quả, sản lượng lúa năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, sản xuất lúa năm 2023 của cả vùng là 3,816 triệu héc-ta, tăng 13.180ha; năng suất bình quân đạt 62,81 tạ/ha, tăng 0,88 tạ/ha và sản lượng đạt 23,970 triệu tấn, tăng 416.000 tấn so với năm 2022.

Theo Cục Trồng trọt, hiệu quả sản xuất lúa gạo tăng là nhờ mạng lưới khuyến nông tại các tỉnh, thành trong vùng ÐBSCL phát triển, hoạt động hiệu quả. Các mô hình sản xuất, các giải pháp kỹ thuật được phổ biến rộng đến nông dân, như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM và ICM, kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho lúa, giảm lượng giống gieo sạ… đã mang lại hiệu quả cao. Kết quả rõ nhất là thực hiện gieo sạ tập trung với lượng giống 100-120 kg/ha, giảm đáng kể lượng giống lúa gieo sạ (trước đây trên 150 kg/ha) đã giúp giảm chi phí về hạt giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khoảng 2-3 triệu đồng/ha (tùy từng vùng sản xuất). Bên cạnh việc tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận và nguyên chủng trên 75% giúp năng suất và chất lượng lúa gạo hàng hóa tăng, chi phí sản xuất giảm đáng kể, mang lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất và tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, chuỗi giá trị liên kết tiêu thụ lúa gạo tại vùng ÐBSCL còn hạn chế, cần phát huy thời gian tới.

Theo Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, ÐBSCL có các nhân tố liên kết trực tiếp và các nhân tố gián tiếp tác động thông qua chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật, vốn... Các nhân tố liên kết trực tiếp gồm nông dân - hợp tác xã (HTX) - thương lái - doanh nghiệp - nhà phân phối, tiêu thụ lúa gạo. Tổng sản lượng lúa hàng vụ do nông dân sản xuất sẽ được phân phối qua các các kênh tiêu thụ gồm thương lái chiếm hơn 49%, HTX là 32%, nhà máy xay xát hơn 12% và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo hơn 6,5%. Kỹ sư Võ Quốc Trung, cán bộ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng cho biết, địa phương có diện tích trồng lúa gần 147.700ha, sản lượng 2,1 triệu tấn (năm 2023); toàn tỉnh có 90 HTX và 479 tổ hợp tác, nhưng việc liên kết tiêu thụ chỉ chiếm 17% tổng diện tích canh tác. Ðịa phương cũng chưa ghi nhận nông dân liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp để tiêu thụ lúa gạo, chủ yếu thông qua môi giới. Cụ thể, người trồng lúa có 3 kênh liên kết tiêu thụ gồm: Thông qua HTX nông nghiệp (chiếm 5-7%) và môi giới địa phương (90-93%), hai kênh này thông qua thương lái (mua lúa bán lúa) đến doanh nghiệp để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Kênh thứ 3 là kênh tiêu thụ “trực tiếp” (chiếm 1-2%) đến các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ (sấy, xay xát), nhưng kênh này cũng thông qua thương lái và chỉ tiêu thụ nội địa.

Nhiều chuyên gia cho biết thương lái là chiếc cầu nối, là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi liên kết tiêu thụ lúa gạo hiện nay, nếu không có thương lái thì sản lượng lúa gạo không biết tiêu thụ vào đâu. Theo bối cảnh liên kết hiện nay, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu đạt chuẩn trong khi nông dân thừa nông sản. Cả doanh nghiệp, HTX và nông dân chưa chú trọng đến “hợp đồng liên kết”, chỉ tập trung hợp đồng tiêu thụ, tức chỉ bàn nhau về “giá”, chưa bàn chất lượng, dịch vụ hỗ trợ nhau trong chuỗi tiêu thụ…

Cần giải pháp liên kết

Theo nhận định của ngành Nông nghiệp các tỉnh, thành vùng ÐBSCL, thương lái lúa gạo thường có tính linh hoạt, nhạy bén, nhanh chóng trong việc định giá và thỏa thuận giá; linh hoạt, hiệu quả trong điều chuyển phương tiện vận tải phù hợp từng điều kiện cụ thể. Ðồng thời chia sẻ áp lực về nguồn vốn lưu động với các doanh nghiệp thu mua chế biến; hình thức thanh toán linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của nông dân. Bên cạnh đó, thương lái còn là lực lượng phát hiện và phản ánh tích cực với chính quyền địa phương về những vướng mắc trở ngại của hệ thống hạ tầng giao thông (thủy, bộ) phục vụ lưu thông hàng hóa nông sản. Sự đóng góp của thương lái được thể hiện rõ tại thời điểm dịch COVID-19 khi 100% lúa gạo được tiêu thụ đúng thời điểm, kịp thời gian, không ép giá…

Ông Võ Quốc Trung kiến nghị đơn vị chuyên môn cần thiết lập kênh thông tin kết nối, chia sẻ mật thiết giữa các thành phần tham gia trong chuỗi liên kết từng địa phương bao gồm: doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đầu mối, hệ thống thương lái của doanh nghiệp hoạt động mua bán trên địa bàn, hệ thống môi giới trung gian, tổ khuyến nông cộng đồng, chính quyền và ngành Nông nghiệp các địa phương. Tăng cường hợp tác liên kết và duy trì mối hợp tác ổn định, lâu dài cùng nhau chia sẻ rủi ro và hài hòa lợi ích để xây dựng lòng tin dựa vào “chữ tín” giữa các bên (người sản xuất, môi giới, thương lái, doanh nghiệp, sự hỗ trợ của cơ quan quản lý các cấp).

TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn cho rằng, chuỗi lúa gạo ở ÐBSCL dài, có nhiều trung gian. Trong đó, thương lái (hay chủ vựa, cò…) là người “am hiểu thông tin” trong nghề. Doanh nghiệp thích mua lúa qua thương lái vì giúp doanh nghiệp đỡ căng thẳng hơn về tiền vốn bỏ ra do không phải ứng tiền trước cho nông dân trong thời gian dài (2-3 tháng). Còn nông dân đơn lẻ thích bán cho thương lái vì “lấy tiền liền sau khi cân lúa”…

Tại Hội thảo “Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo” vừa tổ chức , TS. Trần Minh Hải nhấn mạnh: Ngành lúa gạo sẽ có lợi ích nhiều khi đưa thương lái vào chuỗi lúa gạo bền vững. Thương lái cần có “giấy chứng nhận hành nghề”; được đăng ký hành nghề (để giúp phân biệt thương lái tốt và thương lái chưa tốt) và cần được xem là đối tác đồng hành với nông dân, HTX và doanh nghiệp. Khuyến khích tập hợp thương lái vào các nhóm, các câu lạc bộ trên cơ sở tự nguyện, để cùng trao đổi kinh nghiệm, cùng tiếp cận các nội dung tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật trong bảo quản, vận chuyển, chế biến, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, giảm tình trạng bẻ kèo, nói không với những hành vi thiếu lành mạnh như mua bán nông sản kém chất lượng hay trục lợi, cấu kết, gây chia rẽ, tác động tiêu cực đến giá cả… Xây dựng sàn giao dịch bán trước lúa để kết nối người mua - người bán…”.

Bài, ảnh: HÀ VĂN

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Xuất siêu đạt giá trị 12,25 tỷ USD

(ĐCSVN) - Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 6, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 56,01 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước và giảm 14,1% so với cùng kỳ 2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ 2022, trong đó xuất khẩu giảm 12,1%; nhập khẩu giảm 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu đạt giá trị 12,25 tỷ USD.

Xuất siêu đạt giá trị 12,25 tỷ USD

(ĐCSVN) - Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 6, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 56,01 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước và giảm 14,1% so với cùng kỳ 2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ 2022, trong đó xuất khẩu giảm 12,1%; nhập khẩu giảm 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu đạt giá trị 12,25 tỷ USD.

Xuất siêu đạt giá trị 12,25 tỷ USD

(ĐCSVN) - Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 6, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 56,01 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước và giảm 14,1% so với cùng kỳ 2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ 2022, trong đó xuất khẩu giảm 12,1%; nhập khẩu giảm 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu đạt giá trị 12,25 tỷ USD.

Xuất siêu đạt giá trị 12,25 tỷ USD

(ĐCSVN) - Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 6, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 56,01 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước và giảm 14,1% so với cùng kỳ 2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ 2022, trong đó xuất khẩu giảm 12,1%; nhập khẩu giảm 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu đạt giá trị 12,25 tỷ USD.

Giá vàng hôm nay 02/02, lên 45 triệu/lượng trước ngày vía Thần Tài

Giá vàng trong nước vẫn đang giao dịch ở mức cao gần 45 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng đang dự kiến sẽ sôi động trong ngày vía Thần Tài.

Ngọt thơm vị ổi ruột hồng 

Ông Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ổi ruột hồng Thới Tân (HTX ổi ruột hồng), xã Thới Tân, huyện Thới Lai, phấn khởi “khoe” thu nhập đáng kể của các xã viên, thành viên. Ông Bé còn lạc quan với kế hoạch nhân rộng diện tích

Cần Thơ đã xuống giống hơn 11.680ha lúa thu đông 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, đến nay nông dân tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã xuống giống vụ thu đông được hơn 11.680ha, đạt 18% so với kế hoạch.

Long An có 168 sản phẩm đạt chuẩn OCOP    English Edition

Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã công nhận thêm 20 sản phẩm OCOP.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn   

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh

Long An tăng cường ngăn chặn vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, vật nuôi không rõ nguồn gốc qua biên giới   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch qua biên giới.

“Vỗ béo” cua bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn 

Chị Nguyễn Thị Quyên ở ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, là người tiên phong và thành công trong áp dụng mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn

Ðẩy nhanh tiến độ thi công dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung 

Từ nguồn vốn đầu tư công, vốn huy động xã hội, thời gian qua các ngành, các cấp trên địa bàn TP Cần Thơ tập trung triển khai xây dựng nhiều công trình cơ bản, nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh nước giải khát kết hợp thức ăn vặt 

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ chọn việc kinh doanh nước giải khát kết hợp với bán thức ăn vặt để khởi nghiệp. Trong đó, mô hình kinh doanh của anh Trần Văn Tiền ở khu vực Hòa An, phường Thới Hòa, quận Ô Môn

Đón hè sôi động, nhận ngay hàng ngàn phần quà khi gửi tiết kiệm tại KienlongBank 

Chương trình đặc sắc “Vui đón hè sang - Rinh ngàn quà tặng

An Giang đầu tư xây dựng 6.300 căn nhà ở xã hội tại các đô thị trung tâm 

(CT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 824/QÐ-UBND về Ðề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Với mục tiêu giai đoạn 2021-2030, phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng
Top