Thứ hai, 24/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tạo thuận lợi trong mua bán trực tiếp điện tái tạo, bảo đảm an toàn hệ thống điện

(ĐCSVN) - Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo liên quan đến dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA), tổ chức chiều 7/6, tại Trụ sở Chính phủ.
(ĐCSVN) - Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo liên quan đến dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA), tổ chức chiều 7/6, tại Trụ sở Chính phủ.
Đề xuất khách hàng lớn sử dụng từ 500 nghìn kWh/tháng trở lên

Dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 30 điều và 5 phụ lục.

Về đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, đây là đối tượng áp dụng Nghị định quy định cơ chế DPPA. Việc mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo không giới hạn công suất. Mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, dự thảo Nghị định quy định “Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió hoặc mặt trời với công suất từ 10MW trở lên đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh” là đối tượng mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia.

Về lý do giới hạn công suất từ 10MW trở lên, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết: “Theo mô hình mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sẽ tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Đây là điều kiện thuận lợi để tham gia vào thị trường. Thời gian tới, khi vận hành trơn tru, có thể tiếp tục xem xét, bỏ giới hạn hoặc giới hạn công suất thấp hơn”.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Văn Điệp - TTXVN) 

Đối với quy định khách hàng sử dụng điện lớn, các cơ quan, tổ chức có quan điểm trái ngược nhau về ngưỡng sử dụng điện của khách hàng sử dụng điện lớn. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)/các Tổng công ty Điện lực (PCs) đề nghị mức 1 triệu kWh/tháng trở lên. Trong khi đó, các tổ chức, công ty sử dụng điện sạch đề xuất ngưỡng 200 nghìn kWh/tháng.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, việc lựa chọn ngưỡng sử dụng điện của khách hàng lớn dựa trên cơ sở hài hòa mục tiêu các bên. Theo số liệu khảo sát phân bổ sản lượng tiêu thụ điện năng của các khách hàng sử dụng điện mua điện từ các PCs cho thấy, khách hàng lớn từ 1 triệu kWh/tháng trở lên là gần 1.500 khách hàng (chiếm gần 26% tổng điện năng); từ 500 nghìn kWh/tháng trở lên khoảng 3.000 khách hàng (chiếm 30% tổng điện năng); từ 200 nghìn kWh/tháng trở lên là hơn 7.700 khách hàng (chiếm 36,5% tổng điện năng).

"Cân đối nhu cầu của khách hàng sử dụng điện sạch và tác động tài chính đối với EVN và PCs, Bộ Công thương đề xuất khách hàng sử dụng điện lớn là khách hàng sử dụng điện từ 500 nghìn kWh/tháng trở lên", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết đã bổ sung nguồn điện sinh khối, hệ thống điện mặt trời mái nhà là một trong các loại hình năng lượng tái tạo.

Cụ thể, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo là đơn vị điện lực sở hữu nhà máy điện từ năng lượng mặt trời, gió, thủy điện nhỏ, sinh khối, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu, các dạng năng lượng tái tạo khác và hệ thống điện mặt trời mái nhà. Riêng nguồn điện từ rác, hiện chưa có quy định rõ ràng về việc điện từ rác được coi là dạng năng lượng tái tạo nên chưa đưa vào.

Trên quan điểm tôn trọng quyền thỏa thuận, đàm phán của bên mua và bên bán; bảo đảm tính khả thi trong thực hiện các thỏa thuận, Bộ Công thương đề xuất các nội dung chính để tham khảo, không quy định Hợp đồng mua bán mẫu.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành, chuyên gia, doanh nghiệp thảo luận về phương thức mua bán điện trực tiếp sử dụng lưới truyền tải điện quốc gia; yêu cầu bảo đảm an toàn của hệ thống điện khi tăng tỷ lệ điện tái tạo; mở rộng các nguồn điện tái tạo khác ngoài điện gió, điện mặt trời... Một số chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm phát triển thị trường mua bán điện trực tiếp và tính chi phí truyền tải theo chặng ở một số nước trên thế giới.

 Khuyến khích hình thức mua bán điện trực tiếp không đưa lên lưới

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công thương rà soát, tiếp thu các ý kiến chuyên gia tại cuộc họp để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định; đồng thời giải trình thuyết phục hơn vấn đề kỹ thuật, chuyên môn dưới góc nhìn toàn hệ thống; làm rõ căn cứ quy định phạm vi điều chỉnh của nghị định là ưu tiên điện gió, điện mặt trời, thủy điện nhỏ trong khi chưa đưa vào điện rác, điện sinh khối, thủy điện lớn, điện nhiệt dư…

Dự thảo Nghị định phải quy định rõ chủ thể khách hàng lớn, có tiêu chí khoanh vùng; làm rõ chủ thể là khu công nghiệp, khu kinh tế có đơn vị quản lý hạ tầng và bán lẻ điện cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu chế xuất…

Nhấn mạnh việc khuyến khích hình thức mua bán điện trực tiếp không đưa lên lưới, Phó Thủ tướng cho rằng cần quản lý hoạt động này thật tốt, bảo đảm an toàn, phòng, chống cháy nổ cũng như cảnh quan môi trường, tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư, thương mại, thuế…

Quang cảnh cuộc họp. (Ảnh: Văn Điệp - TTXVN) 

Đối với hình thức mua bán điện trực tiếp sử dụng hạ tầng truyền tải điện quốc gia, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công thương phân tích, làm rõ cơ chế tài chính trong đầu tư, phát triển hạ tầng, chi phí truyền tải điện năng bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm trong đầu tư hạ tầng truyền tải, gắn với nhu cầu phụ tải; tính đúng, tính đủ giá, chi phí dịch vụ sử dụng hạ tầng truyền tải điện.

Qua các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương cân nhắc kỹ phương án thiết kế trong Nghị định gồm 3 hợp đồng mua bán giữa: Đơn vị phát điện tái tạo và doanh nghiệp phân phối điện của EVN; doanh nghiệp phân phối điện của EVN và doanh nghiệp mua điện tái tạo; đơn vị phát điện tái tạo và doanh nghiệp mua điện tái tạo.

“Nên chăng cần tính đến phương án hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo và doanh nghiệp mua điện tái tạo, cùng hợp đồng truyền tải điện giữa đơn vị phát điện tái tạo và EVN”, Phó Thủ tướng gợi mở.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là EVN, trong việc bảo đảm cân bằng, ổn định, an ninh, an toàn của lưới điện quốc gia; cập nhật, dự báo, đánh giá tác động khi tăng tỷ lệ điện tái tạo để điều chỉnh kịp thời việc triển khai Quy hoạch Điện 8 theo hướng quy hoạch động, để ngày càng mở rộng hơn đối tượng đầu tư năng lượng tái tạo cùng với các giải pháp công nghệ để bảo đảm ổn định, an toàn hệ thống.

“Cần có quy định ưu tiên đơn vị phát điện tái tạo có giải pháp lưu trữ điện để góp phần bảo đảm nguồn điện nền cho hệ thống điện; biện pháp xử lý tình huống xảy ra sự cố lưới điện làm ảnh hưởng, thiệt hại đến người bán, người mua trực tiếp điện tái tạo”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Bên cạnh đó, Nghị định phải quy định rõ trình tự, thủ tục cấp chứng nhận cho doanh nghiệp sử dụng năng lượng xanh theo đúng quy định của thế giới, trong đó nêu rõ số lượng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo doanh nghiệp đã tiêu thụ./.

Diệp Trương/TTXVN

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Ngọt thơm vị ổi ruột hồng 

Ông Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ổi ruột hồng Thới Tân (HTX ổi ruột hồng), xã Thới Tân, huyện Thới Lai, phấn khởi “khoe” thu nhập đáng kể của các xã viên, thành viên. Ông Bé còn lạc quan với kế hoạch nhân rộng diện tích

Cần Thơ đã xuống giống hơn 11.680ha lúa thu đông 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, đến nay nông dân tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã xuống giống vụ thu đông được hơn 11.680ha, đạt 18% so với kế hoạch.

Long An có 168 sản phẩm đạt chuẩn OCOP    English Edition

Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã công nhận thêm 20 sản phẩm OCOP.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn   

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh

Long An tăng cường ngăn chặn vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, vật nuôi không rõ nguồn gốc qua biên giới   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch qua biên giới.

Ðẩy nhanh tiến độ thi công dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung 

Từ nguồn vốn đầu tư công, vốn huy động xã hội, thời gian qua các ngành, các cấp trên địa bàn TP Cần Thơ tập trung triển khai xây dựng nhiều công trình cơ bản, nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh nước giải khát kết hợp thức ăn vặt 

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ chọn việc kinh doanh nước giải khát kết hợp với bán thức ăn vặt để khởi nghiệp. Trong đó, mô hình kinh doanh của anh Trần Văn Tiền ở khu vực Hòa An, phường Thới Hòa, quận Ô Môn

Đón hè sôi động, nhận ngay hàng ngàn phần quà khi gửi tiết kiệm tại KienlongBank 

Chương trình đặc sắc “Vui đón hè sang - Rinh ngàn quà tặng

An Giang đầu tư xây dựng 6.300 căn nhà ở xã hội tại các đô thị trung tâm 

(CT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 824/QÐ-UBND về Ðề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Với mục tiêu giai đoạn 2021-2030, phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng

Cùng thanh niên khởi nghiệp 

Cụ thể hóa chương trình “Đồng hành với thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp”, các cấp bộ Đoàn - Hội TP Cần Thơ đã có nhiều hoạt động đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên vươn lên lập thân
Top