Thứ tư, 26/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2: Đột phá về kết cấu hạ tầng

(ĐCSVN) - Dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 có tổng thời gian triển khai lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu và khởi công rút ngắn còn một nửa so với các dự án quan trọng quốc gia, có quy mô lớn khác.
(ĐCSVN) - Dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 có tổng thời gian triển khai lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu và khởi công rút ngắn còn một nửa so với các dự án quan trọng quốc gia, có quy mô lớn khác.
 Công trường thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đoạn Phan Thiết - Dầu Giây - Vĩnh Hảo.

Thời gian triển khai rút ngắn còn một nửa

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã tiếp tục xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba đột phá chiến lược, trong đó ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông với mục tiêu “Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường cao tốc” và “Đến năm 2025 hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông”.

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ xác định đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc. Hiện nay đã đưa vào khai thác sử dụng khoảng 1.417 km, như vậy trong giai đoạn 2021 - 2025 cần tiếp tục hoàn thành thêm khoảng 1.60 0km. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương tích cực chuẩn bị các bước hoàn thiện thủ tục đầu tư để kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án, trong đó có dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 giai đoạn 2.

Dự án được Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư tại phiên họp bất thường lần thứ nhất (Nghị quyết 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022) với tổng chiều 729 km được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km). Các dự án này đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau). Sơ bộ tổng mức đầu tư là 146.990 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.

Dự án trải dài qua nhiều tỉnh, thành phố với nhiều dạng địa hình, địa chất khác nhau, khối lượng công việc triển khai lớn phải thực hiện trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có tư duy mới, cách làm mới, sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao trong triển khai. Ngay sau khi chủ trương đầu tư được Quốc hội thông qua, Bộ GTVT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 18, trong đó giao nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương với các mốc thời gian phải hoàn thành và cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù để triển khai dự án.

Cụ thể, áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Cho phép triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong giai đoạn chuẩn bị dự án; sớm bàn giao cọc giải phóng mặt bằng để các địa phương thực hiện trước các công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế, lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật nhằm sớm triển khai thi công. Rút ngắn thủ tục cấp phép khai thác mỏ; giao trực tiếp các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án cho nhà thầu thi công dự án để khai thác; được phép nâng công suất đối với các mỏ cát đang khai thác khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Với các cơ chế đặc thù nêu trên, Bộ GTVT đã chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng nội dung công việc cụ thể, phối hợp với các bộ ngành tổ chức thực hiện các công việc liên quan với 4 trọng tâm chính, gồm: Lập Khung chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư của 6 dự án thành phần; lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của 12 dự án thành phần; thẩm duyệt phương án phòng cháy chữa cháy cho công trình hầm của 4 dự án thành phần; tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án…

Trước đây, bình quân 1 dự án nhóm A sau khi chủ trương đầu tư được phê duyệt, tổng thời gian triển khai lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu và khởi công khoảng 2 năm thì đối với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô lớn, nhiều công trình cầu, hầm, độ phức tạp kỹ thuật cao nhưng thời gian triển khai rút ngắn còn một nửa.

Mấu chốt thành công của dự án

Máy móc, nhân lực thi công cao tốc Bắc - Nam. 

Về công tác giải phóng mặt bằng, các địa phương đã xác định đây là một nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong năm 2022, năm 2023 và là mấu chốt thành công của dự án. Sau khi nhận bàn giao cọc GPMB, các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng GPMB và triển khai công tác đo đạc, kiểm đếm, lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện chi trả và thu hồi đất. Đồng thời, nhân dân có đất bị thu hồi cũng nhận thức được tầm quan trọng của dự án nên đã ủng hộ, sớm nhận tiền bồi thường của dự án. Đến nay, các địa phương đã bàn giao trên 70% diện tích GPMB, đáp ứng yêu cầu khởi công.

Đến ngày 1/1/2023, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã tổ chức khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần tại 12 vị trí.

Để có được kết quả tích cực này, đó là nhờ vào sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó là sự vào cuộc, hỗ trợ rất trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cũng như sự thay đổi rất lớn trong phương thức lãnh đạo, tư duy, cách nghĩ, cách làm của Bộ GTVT với một sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai, thực hiện.

Ngoài ra còn có sự cố gắng, tập trung nỗ lực hoàn thành công việc của các ban QLDA, đơn vị tư vấn; sự phối hợp đồng thời của các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, cơ quan thẩm định, chủ đầu tư để hoàn thiện hồ sơ thiết kế, dự toán trong thời gian ngắn nhất với chất lượng cao nhất. Mặt khác là sự tuyên truyền, sự vào cuộc của hệ thống chính trị các địa phương trong công tác GPMB.

5 yếu tố khó khăn khi triển khai

Ngay sau khi khởi công, Bộ GTVT đã chỉ đạo các ban QLDA, các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát,… khẩn trương tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, quá trình thi công gặp nhiều khó khăn, do 5 yếu tố. Trước hết là công tác GPMB, di dời hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đường điện cao thế không đáp ứng tiến độ thi công. Đến tháng 8/2022, đoạn Cam Lộ - La Sơn mới giải quyết xong GPMB. Ngày 27/11/2022 đoạn Phan Thiết - Dầu Giây mới được GPMB xong đoạn đồi đá tại Km30+600. Hiện nay, một số đường dây điện cao thế tại đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây vẫn chưa hoàn thành di dời.

Yếu tố thứ 2 là đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công, đặc biệt trong thời gian các tỉnh phong tỏa, thực hiện giãn cách xã hội, các công trường phải dừng thi công từ 4 đến 6 tháng; cán bộ, công nhân không thể đến công trường do giãn cách, đặc biệt thời gian giãn cách trùng với mùa khô rất thuận tiện cho thi công.

Tiếp đó, thời tiết khu vực bất thường với mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn thường lệ. Trong năm 2021, khu vực Quảng Trị có 143 ngày mưa, Đồng Nai 155 ngày mưa, tổng lượng mưa khu vực miền trung trong năm 2021 từ 3.000-5.000mm so với mức trung bình cả nước từ 1.000-3.000mm. Đồng thời, nhiều cơn bão lớn ảnh hưởng thi công như cơn bão số 6 năm 2021, bão số 4 và số 5 năm 2022.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của xung đột tại Đông Âu nên giá nhiên, nguyên, vật liệu có biến động lớn ngoài khả năng dự báo của các bên liên quan, việc tính toán chi phí trượt giá theo công thức điều chỉnh giá thông thường chưa bù đắp được mức độ biến động giá quá lớn dẫn đến thiếu hụt tài chính và thua lỗ cho nhà thầu gây ảnh hưởng đến tiến độ. Những tháng đầu năm 2022, giá cả các nhiên, nguyên vật liệu tăng đột biến: đất đắp 30-40%, cát 25%, đá 25-30%, xi măng 20-25%, thép 30-40% có thời điểm tăng 80%, dầu diezel 30-50% có thời điểm tăng 80-90% làm tăng giá gói thầu từ 12-18% tuy nhiên việc bù giá theo chỉ số giá địa phương công bố được từ 8-12%).

Yếu tố thứ 5 là các dự án đồng loạt triển khai với nhu cầu khối lượng vật liệu lớn dẫn đến thiếu hụt về nguồn cung, mặc dù Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết để tháo gỡ nhưng các thủ tục cấp phép mỏ vật liệu, cấp phép khai thác kéo dài. Trong đó, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết đến tháng 04/2022 mới khai thác được mỏ đầu tiên, mỏ Hòn Lúp 0,8 triệu m3 được cấp phép khai thác từ tháng 3/2022 nhưng đến tháng 9/2022 mới bắt đầu được khai thác. Tại đoạn Phan Thiết - Dầu Giây, cuối tháng 2/2022 tỉnh Đồng Nai mới giải quyết xong thủ tục khai thác làm việc triển khai thi công còn chậm so với kế hoạch đề ra. Ngoài ra cũng có nguyên nhân chủ quan năng lực của một số nhà thầu còn hạn chế, nhà thầu chưa nỗ lực, huy động nhân lực, thiết bị và tài chính để triển khai thi công đáp ứng tiến độ yêu cầu.

“Mệnh lệnh” thông xe

 Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 kỳ vọng đột phá hạ tầng giao thông vận tải giải quyết được tình trạng đường bộ xuống cấp hiện nay ở nước ta.

Dù đối mặt với rất nhiều khó khăn cả khách quan, chủ quan trong đó khách quan là chủ yếu, song, Bộ GTVT xác định việc sớm hoàn thành các dự án thành phần này là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo. Bộ GTVT đã rà soát và nhận định những khó khăn, vướng mắc chung liên quan đến thẩm quyền của Bộ GTVT để tập trung giải quyết và tháo gỡ.

Để đảm bảo việc hoàn thành các dự án đưa vào khai thác, sử dụng, ngày 10/9/2022 vừa qua, Bộ GTVT đã phát động kế hoạch thi đua “120 ngày đêm” với mục đích vừa cổ vũ, vừa là “mệnh lệnh” để các ban QLDA, các nhà thầu nỗ lực phấn đấu với mục tiêu đến ngày 31/12/2022 hoàn thành đoạn Cam Lộ - La Sơn và thông xe kỹ thuật 3 đoạn Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, các nhà thầu đã ý thức việc sớm hoàn thành các dự án là trách nhiệm đối với quốc gia, với nhân dân, thể thể hiện bản lĩnh, năng lực, danh dự của đơn vị. Trong một thời gian ngắn, các đơn vị đã huy động nguồn lực tài chính, máy móc, thiết bị, nhân lực; tổ chức thi công “3 ca’, “4 kíp”. Số lượng máy móc các nhà thầu huy động đã vượt số lượng yêu cầu trong hợp đồng.

Cụ thể, đoạn Mai Sơn - QL45 đã huy động thêm: 7 trạm trộn bê tông nhựa, 6 dây chuyền thảm bê tông nhựa, 5 dây chuyền rải cấp phối đá dăm gia cố xi măng, 8 máy san, 8 máy ủi, 34 lu rung. Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết đã huy động thêm: 62 lu rung, 5 máy san, 10 máy rải, 1 trạm bê tông xi măng, 3 trạm bê tông nhựa, 100 xe vận chuyển; đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đã huy động thêm 3 trạm trộn bê tông nhựa, 7 dây chuyền thi công bê tông nhựa, 10 dây chuyền thi công cấp phối đá dăm và cấp phối đá dăm gia cố xi măng, 4 máy khoan đá, 22 máy lu nền đường, 70 xe ôtô vận chuyển các loại,…

Do khối lượng thi công của các dự án rất lớn, công tác xử lý nền đất yếu phức tạp, kết quả quan trắc theo dõi lún tại đoạn Mai Sơn - QL45 cho thấy chưa đủ điều kiện dỡ tải trong năm 2022. Thời tiết bất thường với mưa trái mùa, từ đầu tháng 9/2022 đến nay, số ngày mưa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa 36/120 ngày; tỉnh Bình Thuận 51/120 ngày; tỉnh Đồng Nai 54/120 ngày. Đồng thời, cục bộ tại một số địa phương khu vực Nam Trung Bộ xảy ra hiện tượng khan hiếm nguồn cung xăng dầu cũng là những rào cản để đẩy nhanh tiến độ.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Bộ GTVT, lãnh đạo Bộ GTVT, các ban QLDA và các nhà thầu đã khắc phục mọi khó khăn, huy động đầy đủ nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án và sẽ đảm bảo thông xe kỹ thuật cả 3 dự án vào ngày 31/12/2022.

Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo các ban QLDA, nhà thầu phát huy kết quả đạt được của phong trào thi đua “120 ngày đêm”, giữ vững nhịp độ, không khí khẩn trương, quyết tâm thi công trên công trường, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các hạng mục công việc còn lại để đưa các dự án vào khai thác, sử dụng trước ngày 30/4/2023./.

Bài, ảnh: Kim Cương

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Giá dịch vụ giao thông vận tải giảm theo chính sách giảm thuế

(ĐCSVN) - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã điều chỉnh giá sử dụng dịch vụ (bao gồm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% giảm xuống 8%) trên 4 tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý và khai thác gồm: Nội Bài – Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Giá dịch vụ giao thông vận tải giảm theo chính sách giảm thuế

(ĐCSVN) - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã điều chỉnh giá sử dụng dịch vụ (bao gồm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% giảm xuống 8%) trên 4 tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý và khai thác gồm: Nội Bài – Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Giá dịch vụ giao thông vận tải giảm theo chính sách giảm thuế

(ĐCSVN) - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã điều chỉnh giá sử dụng dịch vụ (bao gồm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% giảm xuống 8%) trên 4 tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý và khai thác gồm: Nội Bài – Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Giá dịch vụ giao thông vận tải giảm theo chính sách giảm thuế

(ĐCSVN) - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã điều chỉnh giá sử dụng dịch vụ (bao gồm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% giảm xuống 8%) trên 4 tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý và khai thác gồm: Nội Bài – Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Giá dịch vụ giao thông vận tải giảm theo chính sách giảm thuế

(ĐCSVN) - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã điều chỉnh giá sử dụng dịch vụ (bao gồm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% giảm xuống 8%) trên 4 tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý và khai thác gồm: Nội Bài – Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Ngọt thơm vị ổi ruột hồng 

Ông Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ổi ruột hồng Thới Tân (HTX ổi ruột hồng), xã Thới Tân, huyện Thới Lai, phấn khởi “khoe” thu nhập đáng kể của các xã viên, thành viên. Ông Bé còn lạc quan với kế hoạch nhân rộng diện tích

Cần Thơ đã xuống giống hơn 11.680ha lúa thu đông 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, đến nay nông dân tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã xuống giống vụ thu đông được hơn 11.680ha, đạt 18% so với kế hoạch.

Long An có 168 sản phẩm đạt chuẩn OCOP    English Edition

Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã công nhận thêm 20 sản phẩm OCOP.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn   

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh

Long An tăng cường ngăn chặn vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, vật nuôi không rõ nguồn gốc qua biên giới   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch qua biên giới.

“Vỗ béo” cua bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn 

Chị Nguyễn Thị Quyên ở ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, là người tiên phong và thành công trong áp dụng mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn

Ðẩy nhanh tiến độ thi công dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung 

Từ nguồn vốn đầu tư công, vốn huy động xã hội, thời gian qua các ngành, các cấp trên địa bàn TP Cần Thơ tập trung triển khai xây dựng nhiều công trình cơ bản, nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh nước giải khát kết hợp thức ăn vặt 

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ chọn việc kinh doanh nước giải khát kết hợp với bán thức ăn vặt để khởi nghiệp. Trong đó, mô hình kinh doanh của anh Trần Văn Tiền ở khu vực Hòa An, phường Thới Hòa, quận Ô Môn

Đón hè sôi động, nhận ngay hàng ngàn phần quà khi gửi tiết kiệm tại KienlongBank 

Chương trình đặc sắc “Vui đón hè sang - Rinh ngàn quà tặng

An Giang đầu tư xây dựng 6.300 căn nhà ở xã hội tại các đô thị trung tâm 

(CT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 824/QÐ-UBND về Ðề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Với mục tiêu giai đoạn 2021-2030, phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng
Top