14/07/2025
x
+
aa
-

Chaebol gây chia rẽ nền kinh tế Hàn Quốc? 

Tầm quan trọng của các chaebol trong tư duy văn hóa của người dân Hàn Quốc xuất phát từ việc phần lớn nền kinh tế trong nước do các chaebol thống trị. Theo dữ liệu từ Statista, vào năm 2022, 5 chaebol lớn nhất của Hàn Quốc - gồm Samsung, Hyundai, SK Group, LG và Lotte - đã đóng góp 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, trong đó, riêng Samsung đóng góp gần 25%.

Một góc Thành phố công nghệ của Samsung, nơi phát triển những tiện ích và sáng kiến ​​mới nhất của tập đoàn này. Ảnh: Ynetnews.com

Nhiều hạn chế

Chaebol không chỉ thống trị phần lớn nền kinh tế Hàn Quốc, mà lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia này cũng có liên quan trực tiếp đến các chaebol. Sau Chiến tranh Triều Tiên (giai đoạn 1950-1953), Hàn Quốc phải đối mặt với nhiệm vụ to lớn là phục hồi và xây dựng nền kinh tế. Khi đó, chính phủ Hàn đã xác định công nghiệp hóa là con đường phục hồi đất nước và hợp tác chặt chẽ với các chaebol mới nổi.

Được biết, hệ thống chaebol hiện đại bắt nguồn từ những năm 1970, khi chính quyền của Tổng thống Park Chung Hee quyết định giao các ngành công nghiệp cho các công ty cụ thể (như Hyundai phụ trách lĩnh vực ô tô, Samsung chuyên về mảng đồ điện tử) và khen thưởng khi họ đạt được mục tiêu xuất khẩu. Cũng nhờ xuất hiện trong những năm 1960 và 1970, được sự hậu thuẫn của chính sách như trên, mà các chaebol nhận được sự hỗ trợ đáng kể của nhà nước để dẫn đầu sự phát triển kinh tế quốc gia. Mối quan hệ cộng sinh giữa chính phủ - hệ thống chaebol đã tạo điều kiện cho quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng, trong khi giúp các chaebol đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và thống trị thị trường.

Mặc dù lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc gắn liền với các chaebol và hệ thống chaebol đã chứng minh được hiệu quả trong thời đại trước, nhưng nhiều chuyên gia nhận định mô hình cộng sinh đó hiện nay có nhiều hạn chế.

Giáo sư Park Sang-In, chuyên gia về chính sách công tại Đại học Quốc gia Seoul, cho biết: “Mô hình chaebol có hiệu quả trong thời đại công nghiệp hóa nặng và hóa chất. Nhưng giờ đây, khi nền kinh tế quốc gia đã trưởng thành, thì sự đổi mới đang bị kìm hãm. Việc gia công độc quyền, chiếm đoạt công nghệ và kìm hãm tiền lương đã tạo ra một thị trường lao động phân khúc và kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)”.

Một khía cạnh khác của nỗi ám ảnh về các chaebol là cách mà chúng ảnh hưởng đến thị trường lao động. Trong khi rất nhiều người trẻ Hàn Quốc phấn đấu có được việc làm tại một chaebol, thì hệ thống chaebol và sự thống trị của nó lại tạo ra một cơ cấu lao động kép. Đó là trong khi các chaebol dễ dàng thu hút những nhân tài hàng đầu trên thị trường lao động, thì SME phải chật vật giành lao động lành nghề, gây cản trở tiềm năng tăng trưởng và đổi mới của họ.

Cải cách là điều không dễ?

Trong lịch sử Hàn Quốc, các nỗ lực nhằm cải cách hệ thống chaebol đều không dễ dàng. Ngay cả khi các chính quyền đã cam kết và vận động thay đổi hệ thống chaebol thì kết quả thực hiện cũng không hiệu quả. Như sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Chính phủ Hàn Quốc từng muốn cải thiện việc các chaebol can thiệp vào mọi hoạt động và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh không minh bạch của họ.

Nhưng mặc dù các chaebol dường như đã cải thiện về mặt đa dạng hóa quá mức, cơ cấu tài chính và lợi nhuận, nhưng cơ cấu sở hữu và tính minh bạch trong quản lý lại không có nhiều cải thiện.

NGUYỆT CÁT (Theo Korea JoongAng Daily)

Other news

Giá Bitcoin tiếp tục phá kỷ lục, vượt mốc 121.000 USD 
Trong phiên giao dịch châu Á sáng 14-7, giá Bitcoin có lúc đã đạt mức cao kỷ lục là 121.209,01 USD đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới
EU chi tiền mua khí đốt Nga nhiều hơn viện trợ cho Ukraine
Ủy viên Năng lượng của EU, ông Dan Jorgensen, thừa nhận EU đã chi số tiền mua khí đốt Nga trong năm 2024 nhiều hơn tổng số tiền Liên minh này viện trợ cho Ukraine, và gọi đây một “nghịch lý.”
Nhật Bản tăng cường hỗ trợ an ninh chính thức 
Nhật Bản đang mở rộng hỗ trợ an ninh cho các quốc gia có vị trí chiến lược trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, qua đó phản ánh mục tiêu của Tokyo là cung cấp cho các quốc gia trong khu vực
Các nhóm chiến binh Colombia tăng cường chiêu mộ trẻ em 
Trong bối cảnh xung đột phức tạp và kéo dài ở Colombia leo thang, người dân địa phương đặc biệt sợ hãi khi các tổ chức tội phạm triển khai nhiều biện pháp cực đoan để bắt ép trẻ em gia nhập lực lượng.
Ðảng thứ ba khó “chen chân” vào hệ thống chính trị Mỹ? 
Tỉ phú công nghệ Elon Musk đã chính thức tuyên bố thành lập đảng Nước Mỹ, tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi trong giới quan sát chính trị, qua đó không chỉ đánh dấu sự kết thúc của mối quan hệ từng thân thiết giữa ông và Tổng thống Donald Trump
Top