Thứ ba, 02/07/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Doanh nghiệp khẳng định đủ năng lực sản xuất khẩu trang phòng COVID-19

Với năng lực của một “cường quốc” hàng đầu về xuất khẩu dệt may, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu cao về mặt hàng khẩu trang, thậm chí có thể xuất khẩu mặt hàng này.
Với năng lực của một “cường quốc” hàng đầu về xuất khẩu dệt may, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu cao về mặt hàng khẩu trang, thậm chí có thể xuất khẩu mặt hàng này.

Năng lực sản xuất khẩu trang trong nước hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu người dân. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã vào cuộc để sản xuất khẩu trang cung ứng ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Tuy vậy, để người tiêu dùng có thể mua hàng nhanh chóng, thuận tiện cũng như đảm bảo đúng chất lượng, bênh cạnh việc chủ động sản xuất thì rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ.

Đây là kiến nghị được đưa ra tại buổi họp về “Sản xuất và cung ứng khẩu trang phòng chống dịch,” do Bộ Công Thương tổ chức chiều 17/3, tại Hà Nội.

Đủ năng lực đáp ứng nhu cầu người dân

Theo ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), với năng lực sản xuất khẩu trang hiện nay của các đơn vị thành viên, lượng cung ứng ra thị trường đã được nâng lên đáng kể.

Tính đến ngày 15/3 đã có khoảng 10 triệu khẩu trang vải kháng khuẩn được phía Vinatex cung ứng ra thị trường, cùng hơn 300 tấn vải do 6 đơn vị sản xuất nguyên liệu vải kháng khuẩn của Tập đoàn cung ứng cho các doanh nghiệp may khẩu trang chống dịch, tương ứng khoảng 16 triệu chiếc khẩu trang.

Ngoài ra, Dệt Kim Đông Phương (một đơn vị thành viên của Vinatex) có năng lực sản xuất lên tới 500.000 mét vải dệt thoi kháng nước, kháng bụi, kháng khuẩn công nghệ nano bạc, chủ động để cung ứng cho các doanh nghiệp khác, tương ứng với 15 triệu chiếc khẩu trang/tháng.

Với sự chuẩn bị trên, lãnh đạo Vinatex khẳng định tập đoàn có đủ năng lực sản xuất khẩu trang kháng khuẩn đáp ứng nhu cầu người dân trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, với nguồn nguyên liệu hoàn toàn chủ động từ trong nước.

Không chỉ Vinatex, nhiều doanh nghiệp khác cũng vào cuộc để chung tay sản xuất khẩu trang, phục vụ thị trường.

Ông Đào Văn Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Dệt lụa Nam Định thông tin thêm: Đến thời điểm này, doanh nghiệp đã cung ứng ra thị trường khoảng 3 triệu chiếc khẩu trang kháng khuẩn, được làm bằng công nghệ sinh học từ chính nguồn nguyên liệu trong nước.

Đây sẽ là một nguồn cung quan trọng đáp ứng cho người tiêu dùng ở nhiều địa phương khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Báo cáo của Cục công nghiệp (Bộ Công Thương), cho thấy với năng lực sản xuất của 20 doanh nghiệp trong ngành dệt may, dự kiến đến cuối tháng Ba, lượng khẩu trang cung ứng ra thị trường có thể đạt 57 triệu chiếc.

“Với năng lực như vậy, ngành dệt may trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước phục vụ công tác phòng chống dịch, thậm chí là xuất khẩu,” ông Nguyễn Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục công nghiệp (Bộ Công Thương) thông tin thêm.

Kết nối, khơi thông thị trường

Có thể thấy, việc chủ động các nguồn cung trong nước đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kép là “bình ổn thị trường và phòng chống dịch bệnh”.

Đại diện Saigon Coop chia sẻ với trên 800 điểm bán ở khắp cả nước, mỗi ngày hệ thống của doanh nghiệp này đã cung ứng trên 20.000 khẩu trang từ nguồn trong nước với giá không lợi nhuận.

Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc đưa hàng đảm bảo chất lượng đến trực tiếp với người dân, cũng như giảm tải cho nhiều doanh nghiệp không có hệ thống phân phối, bán lẻ trực tiếp.

Đây cũng là những băn khoăn của nhiều doanh nghiệp sản xuất khi năng lực đủ nhưng đầu ra về thị trường lại chưa nhiều.

Nói thêm về việc này, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam, cho hay với năng lực của một “cường quốc” hàng đầu về xuất khẩu dệt may, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu cao về mặt hàng khẩu trang, thậm chí có thể xuất khẩu mặt hàng này.

Song theo ông, nhiều doanh nghiệp lo ngại tình trạng dư thừa nguồn cung khẩu trang vải. Vì vậy, cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lãi suất, vốn vay ưu đãi, Nhà nước cần có kế hoạch cụ thể hỗ trợ về đơn hàng để doanh nghiệp chủ động, sẵn sàng có kế hoạch sản xuất và đáp ứng.

“Với thực tế hiện nay cần phải có kết nối giữa nhu cầu và sản xuất… cho nên rất cần sự vào cuộc của không chỉ các doanh nghiệp, các nhà phân phối mà của cả các cơ quan nhà nước, các bộ ngành, đặc biệt nếu Nhà nước có thể sử dụng một phần gói hỗ trợ để đứng ra gánh rủi ro cho doanh nghiệp trong trường hợp sản xuất ra mà hàng tồn kho…,” đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam bày tỏ.


Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp với doanh nghiệp sản xuất, phân phối khẩu trang. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao sự vào cuộc của các doanh nghiệp dệt may trong thời gian qua trong việc chủ động kết hợp với các nhà phân phối cung ứng khẩu trang đảm bảo tiêu chuẩn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phục vụ nhu cầu người dân.

Ông đề nghị các doanh nghiệp phân phối tiếp tục làm tốt hơn nữa trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu nói chung, mặt hàng khẩu trang nói riêng.

Với kiến nghị của doanh nghiệp, người đứng đầu Bộ Công Thương yêu cầu các cục, vụ chức năng tổng hợp các kiến nghị nêu trên để báo cáo Chính phủ phương án hỗ trợ kịp thời đồng thời xây dựng các phương án cung ứng khẩu trang tại các địa bàn khu dân cư, phát khẩu trang miễn phí cho các đối tượng chính sách…

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng khẳng định ngoài việc đảm bảo năng lực sản xuất và cung ứng cho thị trường nội địa, doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam hoàn toàn có thể đảm bảo một số lượng khẩu trang lớn cho xuất khẩu vì mục đích nhân đạo.

- Ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Vinatex nêu khó khăn khi làm khẩu trang 3 lớp theo quy định mới của Bộ Y tế:

Theo TTXVN

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Bàn giao đủ 100% mặt bằng thi công sân bay Long Thành

(ĐCSVN) – Tỉnh Đồng Nai đã bàn giao đủ 100% mặt bằng sạch cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam để thi công xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Bàn giao đủ 100% mặt bằng thi công sân bay Long Thành

(ĐCSVN) – Tỉnh Đồng Nai đã bàn giao đủ 100% mặt bằng sạch cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam để thi công xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Bàn giao đủ 100% mặt bằng thi công sân bay Long Thành

(ĐCSVN) – Tỉnh Đồng Nai đã bàn giao đủ 100% mặt bằng sạch cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam để thi công xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Phát triển quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Nhật Bản

(ĐCSVN) – Tại Kỳ họp, hai Bộ trưởng tái khẳng định vai trò quan trọng của cơ chế họp Ủy ban hỗn hợp trong tháo gỡ các khó khăn, đảm bảo sự ổn định và liên tục đối với phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Phát triển quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Nhật Bản

(ĐCSVN) – Tại Kỳ họp, hai Bộ trưởng tái khẳng định vai trò quan trọng của cơ chế họp Ủy ban hỗn hợp trong tháo gỡ các khó khăn, đảm bảo sự ổn định và liên tục đối với phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Nuôi chồn hương mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi chồn hương sinh sản đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

Hướng đi riêng của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Ðạt 

Ở huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) có một hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nhờ có hướng đi riêng - sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, phát triển tốt sau 7 năm hình thành. Đó là HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt ở Ấp Kinh, xã Trung Ngãi.

Khởi động đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Việc khởi động Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chung tay xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Vĩnh Thạnh - Phát huy lợi thế tạo đà phát triển 

Những tháng đầu năm 2024, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) xác định mục tiêu vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Châu Thành - Nuôi ếch Thái trong bể vừa dễ, vừa có lợi nhuận

Anh Huỳnh Minh Thiện (ấp Bình Trị 1, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) nuôi ếch Thái đạt hiệu quả kinh tế, trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của các xã, thị trấn trong huyện.

Làm giấy từ thân sen 

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm bạn trẻ ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, đã sản xuất thành công giấy từ thân sen. Loại giấy này được sử dụng trong mỹ thuật, làm túi quà.

Hơn 481 triệu USD đầu tư vào ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm 

(CTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2024, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hút hơn 481 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),

Khơi nguồn cảm hứng cho phụ nữ khởi nghiệp 

Nhằm giúp hội viên, phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, các cấp Hội LHPN TP Cần Thơ luôn đồng hành, tổ chức nhiều hoạt động “tiếp lửa”. Qua đó, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện các dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới 

(CT) - Tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tổ chức họp tổ công tác đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương chủ trì

Chung tay hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp 

Các cấp bộ Đoàn khối trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ đã, đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên (SV) về kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp. Theo đó, tuổi trẻ các trường
Top