Chủ nhật, 16/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Đường Hồ Chí Minh huyền thoại 

Kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024), đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024), đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh một lần nữa được nhắc nhớ như biểu tượng sáng ngời của khát vọng hòa bình, ý chí thống nhất Tổ quốc.

Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Ảnh: DUY KHÔI

Sau Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 được ký kết, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc đi lên CNXH, miền Nam vẫn tạm thời nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Ngô Ðình Diệm. Ðể giữ vững liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc, bảo đảm Trung ương Ðảng chỉ đạo phong trào cách mạng ở miền Nam, tháng 5-1959, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Ðoàn công tác quân sự đặc biệt (sau gọi là Ðoàn 559), làm nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng hóa, tổ chức đưa đón bộ đội, cán bộ từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc. Ngày 19-5-1959, Thường trực Tổng Quân ủy chính thức giao nhiệm vụ đặc biệt này cho Ðoàn 559. Ðoàn có nhiệm vụ soi đường, bảo đảm giao thông liên lạc từ miền Bắc vào miền Nam, vận chuyển gấp 7.000 súng bộ binh, tổ chức bảo đảm đưa 500 cán bộ trung cấp, sơ cấp hành quân vào chiến trường làm nòng cốt xây dựng lực lượng chủ lực.

Con đường này phải vượt qua nhiều dãy núi cao hiểm trở, khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Ðể bảo đảm tuyệt đối bí mật, khẩu hiệu hành động của Ðoàn 559 là: "Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng".

Ðến hết năm 1959, Ðoàn 559 đã chuyển vào Khu 5 được 1.667 khẩu súng bộ binh, hàng trăm nghìn viên đạn và một số quân dụng thiết yếu khác, đưa 542 cán bộ, chiến sĩ vào làm nhiệm vụ ở miền Nam. Tuyến hành lang giao liên vận tải quân sự Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh được thiết lập, thật sự là cầu nối giữa hậu phương lớn miền Bắc với chiến trường miền Nam.

Những năm sau đó, sự phát triển nhanh chóng của Ðoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn và hệ thống đường Hồ Chí Minh đã đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn cách mạng miền Nam. Giai đoạn 1960-1964 là những năm đầu xây dựng tuyến chi viện chiến lược. Giai đoạn 1965-1968 là hình thành tuyến vận tải cơ giới đường Hồ Chí Minh vươn sâu chi viện cho chiến trường miền Nam góp phần đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ xâm lược. Giai đoạn 1969-1972, mở rộng đường Hồ Chí Minh, góp phần đánh bại một bước quan trọng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ xâm lược. Giai đoạn 1973-1975 là hoàn thiện thế trận đường Hồ Chí Minh, cùng cả nước tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển Ðoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh đã có đóng góp nổi bật của trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế vẻ vang. Ðường Hồ Chí Minh là tuyến vận tải quân sự chiến lược, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho các chiến trường. Ðây cũng là chiến trường tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong đó, Bộ đội Trường Sơn là lực lượng nòng cốt. Ðường Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt chống kẻ thù chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế.

Tầm vóc và ý nghĩa to lớn của tuyến đường mang tên Hồ Chí Minh được ví như một huyền thoại, một kỳ tích về sức mạnh chiến đấu, chiến thắng, một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược của Ðảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày nay, đường Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ là trục đường hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt.

Ngày 3-12-2004, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh là công trình trọng điểm quốc gia với tổng chiều dài toàn tuyến là 3.167km. Ðiểm đầu là Pác Bó (tỉnh Cao Bằng), điểm cuối là Ðất Mũi (tỉnh Cà Mau). Ðường Hồ Chí Minh là một công trình to lớn, mang theo ý nguyện của Ðảng, mong ước của nhân dân, là một công trình có tính chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

PV (tổng hợp)

Báo chí có đóng góp lớn vào sự phát triển ngành Giao thông Vận tải

(ĐCSVN) – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định: Những kết quả đạt được của ngành Giao thông vận tải (GTVT) luôn có sự đóng góp lớn của các cơ quan báo chí.

Báo chí có đóng góp lớn vào sự phát triển ngành Giao thông Vận tải

(ĐCSVN) – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định: Những kết quả đạt được của ngành Giao thông vận tải (GTVT) luôn có sự đóng góp lớn của các cơ quan báo chí.

Báo chí có đóng góp lớn vào sự phát triển ngành Giao thông Vận tải

(ĐCSVN) – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định: Những kết quả đạt được của ngành Giao thông vận tải (GTVT) luôn có sự đóng góp lớn của các cơ quan báo chí.

Báo chí có đóng góp lớn vào sự phát triển ngành Giao thông Vận tải

(ĐCSVN) – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định: Những kết quả đạt được của ngành Giao thông vận tải (GTVT) luôn có sự đóng góp lớn của các cơ quan báo chí.

Chủ tịch nước dự gặp mặt các cơ quan báo chí tại TP Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tối 20/6, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp mặt các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu. Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, UBND TP Hồ Chí Minh.​
Top