13/07/2025
x
+
aa
-

Lễ nhập hạ - nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ 

Hằng năm, cứ đến ngày Pinh Bôramey (rằm), khe-Asath (theo Phật lịch Khmer), các chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ nói chung và TP Cần Thơ nói riêng lại trang trọng tổ chức lễ Banh Chôl Pres Vassa (lễ An cư Kiết hạ hay còn gọi là Lễ nhập hạ). Ðây là một nghi lễ không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn là nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Khmer.

Nghi thức diễu hành cây đèn cầy lớn xung quanh ngôi chánh điện.

Ghi nhận tại chùa Serey Techo Mahatup (chùa Dơi), phường Phú Lợi (TP Cần Thơ), lễ nhập hạ được tổ chức trang nghiêm và ấm cúng. Hàng trăm phật tử trong trang phục đẹp tề tựu từ sớm, mang theo đèn cầy, cơm chay và các vật phẩm để dâng lên các vị chư tăng. Trong không gian tĩnh lặng của ngôi Sala (giảng đường), tiếng tụng kinh trầm ấm vang lên, cùng ánh sáng lung linh từ những ngọn đèn cầy, tạo nên không khí thiêng liêng, thành kính.

Anh Sơn Phương, một phật tử ở phường Phú Lợi, chia sẻ: “Lễ nhập hạ không chỉ là dịp để dâng lễ vật, mà còn là cách để gia đình tôi gìn giữ văn hóa dân tộc và truyền dạy con cháu đạo lý hướng thiện, kính Phật, tôn sư”.

Lễ nhập hạ thường kéo dài trong 2 ngày chính. Ngày đầu, các gia đình phật tử Khmer dâng đèn cầy lớn là biểu tượng ánh sáng trí tuệ cùng tứ vật dụng như dầu, nhang, y cà sa, thuốc men, sách vở, gạo… Sau lễ rước lễ vật vào chùa, chư tăng làm lễ cầu an, tụng kinh chúc phúc cho phật tử.

Ngày thứ hai, nhằm ngày rằm khe-Asath, phật tử gần xa đến chùa thọ trì giới pháp, cúng dường vật thực và tứ vật dụng cho chư tăng. Tiếp đó, họ cùng nhau diễu hành 3 vòng quanh chánh điện, dâng đèn cầy và các lễ vật lên các vị sư. Đây là thời khắc thiêng liêng, thể hiện sự hộ trì Tam bảo và lòng thành kính của phật tử đối với tăng đoàn.

Thượng tọa Lâm Tú Linh, Phó trụ trì chùa Serey Techo Mahatup, cho biết: “Nhập hạ là thời điểm để chư tăng chuyên tâm giữ giới, học kinh, hành thiền, đồng thời gìn giữ lòng từ bi với muôn loài trong mùa mưa, khi sự sống sinh sôi mạnh mẽ”.

Cũng trong dịp lễ nhập hạ này, nhiều thanh thiếu niên dân tộc Khmer phát tâm xuất gia. Năm nay, theo Đại đức Đinh Hoàng Sự, trụ trì chùa Serey Prochum Wongs Peam Buôl Thmây, phường Phú Lợi, nhà chùa đã tiếp nhận thêm 2 thanh niên tự nguyện nhập tu, hiện có hơn 20 thanh niên đang tu học tại chùa.

Trong mùa nhập hạ, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer thường đánh trống, hoặc kèn vào 2 buổi mỗi ngày. Buổi sáng (bắt đầu từ 4 giờ 30 phút đến 5 giờ) và buổi chiều (từ 16 giờ 30 phút đến 17 giờ) để báo hiệu giờ lễ và nhắc nhở phật tử chủ động sinh hoạt, lao động sản xuất, sinh hoạt gia đình.

Lễ nhập hạ không chỉ là dịp tu học của chư tăng, mà còn là không gian gắn kết cộng đồng. Lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gìn giữ truyền thống Phật giáo, đồng thời lan tỏa những giá trị đạo đức và tinh thần lạc quan đến đời sống cộng đồng Khmer hôm nay.

Bài, ảnh: THẠCH PÍCH

Other news

Việt Nam có di sản thiên nhiên thế giới đa quốc gia đầu tiên
Ngày 13/7, Ủy ban Di sản thế giới đã phê duyệt điều chỉnh ranh giới của di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, để bao gồm Vườn quốc gia Hin Nam Nô.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF-2025: Đội Trung Quốc giành chức vô địch
Đội Trung Quốc đã khẳng định sức mạnh của một cường quốc pháo hoa trên thế giới bằng màn trình diễn “Đà Nẵng: Viên ngọc tỏa sáng, Thành phố tương lai,” với các hiệu ứng ánh sáng đầy biến hóa.
Lễ nhập hạ - nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ 
Hằng năm, cứ đến ngày Pinh Bôramey (rằm), khe-Asath (theo Phật lịch Khmer), các chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ nói chung và TP Cần Thơ nói riêng lại trang trọng tổ chức lễ Banh Chôl Pres Vassa
Chùa Cảm Thiên Ðại Ðế ở Ô Môn 
Chùa Cảm Thiên Đại Đế được xây dựng vào năm 1871, là một trong những ngôi chùa của đồng bào dân tộc Hoa còn được bảo quản tốt hiện trạng kiến trúc từ lúc mới xây dựng đến nay.
“Thiết tha miền Hậu Giang” 
“Tuyển tập Tác phẩm văn học, nghệ thuật tiêu biểu sáng tác về Hậu Giang sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025)” là ấn phẩm vừa được Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang
Top