04/04/2025
x
+
aa
-

Phấn đấu đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học từ năm 2035

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng, hoàn thiện dự thảo Đề án quốc gia “Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học” giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045.

Học sinh dự thi Olympic Tiếng Anh (Ảnh: HNM)

Đến năm 2035, phấn đấu 100% học sinh phổ thông được học chương trình môn Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Đây là mục tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra trong dự thảo Đề án quốc gia “Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học” giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo dự thảo Đề án, tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong trường học Việt Nam là tiếng Anh được dạy-học tại các trường học nơi ngôn ngữ chính thức là tiếng Việt và ngôn ngữ chính được sử dụng chính là tiếng Anh, trong đó tiếng Anh là một môn học và tiếng Anh được sử dụng để dạy-học các môn học/chuyên ngành phù hợp khác, và trong làm việc/giao tiếp hàng ngày tại trường học.

Dự thảo Đề án quy định có 6 cấp độ nhà trường triển khai tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam với mục tiêu chung tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, thường xuyên trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu, làm việc, để từng bước trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc, tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ mới, góp phần vào công cuộc phát triển và vươn mình của đất nước.

Trong đó, mục tiêu cụ thể, với giáo dục mầm non, đến năm 2035, phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện và triển khai tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho trẻ mầm non; triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho 100% trẻ em mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi). Đến năm 2045, phấn đấu triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho 100% trẻ em mầm non (trẻ em nhà trẻ và trẻ em mẫu giáo).

Đối với giáo dục phổ thông, đến năm 2035, phấn đấu 100% học sinh phổ thông được học chương trình môn Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 12) và triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo Cấp độ 1, Cấp độ 2, Cấp độ 3. Đến năm 2045, phấn đấu 100% các trường phổ thông triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo Cấp độ 4, Cấp độ 5, Cấp độ 6.

Ở bậc đại học, phấn đấu 100% các trường đại học triển khai tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo Cấp độ 4, Cấp độ 5, Cấp độ 6.

Giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình môn Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp, 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có triển khai một phần môn học khác và/hoặc một số môn học khác bằng tiếng Anh.

Giáo dục thường xuyên, mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành xây dựng các chương trình dạy và học tiếng Anh, dạy và học bằng tiếng Anh trong giáo dục thường xuyên đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội.

Dự thảo Đề án cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp triển khai như nghiên cứu và hoàn thiện thể chế; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân; phát triển và đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên; ban hành, triển khai chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu, học liệu; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá; đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, tăng cường cơ sở vật chất; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xã hội hóa và tăng cường tổ chức các hoạt động thi đua khen thưởng…

Đề án nhằm thực hiện yêu cầu của Bộ Chính trị tại kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có nội dung, đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Ngày 05/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo đề án này. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, việc triển khai xây dựng đề án là một tin vui, là cơ hội của ngành giáo dục, với người dạy và học, nói ngoại ngữ là công cụ hết sức quan trọng để hội nhập sâu, rộng với thế giới, đặc biệt là tiếng Anh./.

Theo Vietnam+

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/phan-dau-dua-tieng-anh-thanh-ngon-ngu-thu-hai-trong-truong-hoc-tu-nam-2035-post1019043.vnp

Other news

Tăng cường các giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
Cùng học sinh trải nghiệm và sáng tạo
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, học sinh được tiếp cận nhiều mô hình giáo dục hiện đại và có những trải nghiệm, sáng tạo trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tế.
Những lưu ý quan trọng về tuyển sinh 2025 
Kỳ thi tốt nghiệp THPT, công tác tuyển sinh đại học (ÐH), cao đẳng (CÐ) có gì mới cần đặc biệt lưu ý, ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao... là những vấn đề được nhiều thí sinh, phụ huynh quan tâm tại Ngày hội Tư vấn - Tuyển sinh Hướng nghiệp năm 2025
Hơn 128.000 thí sinh dự thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ được hơn 100 trường đại học, cao đẳng trong và ngoài hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng để xét tuyển đầu vào.
Tuyển sinh ĐH 2025: Học viện Ngoại giao dùng 12 tổ hợp xét tuyển
Nhiều điểm mới trong dự kiến phương án tuyển sinh ĐH 2025 của Học viện Ngoại giao, trong đó tăng số tổ hợp xét tuyển lên 12 thay vì chỉ 8 tổ hợp xét tuyển như năm ngoái.
Top