Thứ ba, 02/07/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu sao cho hiệu quả?

(ĐCSVN) - Trong nhiều năm trở lại đây, việc sử dụng quỹ bình ổn giá để can thiệp thị trường mỗi khi có biến động về giá, đặc biệt trong bối cảnh của lạm phát tăng cao, là một cách làm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, làm sao để sử dụng quỹ bình ổn giá hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.
(ĐCSVN) - Trong nhiều năm trở lại đây, việc sử dụng quỹ bình ổn giá để can thiệp thị trường mỗi khi có biến động về giá, đặc biệt trong bối cảnh của lạm phát tăng cao, là một cách làm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, làm sao để sử dụng quỹ bình ổn giá hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.
Cần đảm bảo cân đối cung, cầu xăng, dầu trong mọi tình huống (Ảnh: A.N)

Xả quỹ bình ổn đã  hợp lý?

Việc trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá (QBOG) đang được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 103/2021. Theo đó, không chi quỹ trong trường hợp các yếu tố cấu thành giá cơ sở ở kỳ công bố tăng dưới 7% so với giá cơ sở ở kỳ trước liền kề, trừ trường hợp mức tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân.

Đối chiếu với các kỳ điều hành giá gần đây, mức chênh lệch giữa giá cơ sở kỳ công bố với giá cơ sở kỳ trước liền kề đều dưới 7%. Do đó, việc cơ quan điều hành không sử dụng QBOG là thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 103/2021. Tuy nhiên, thông tư cũng nêu rõ có thể chi quỹ để giảm bớt đà tăng giá trong trường hợp mức tăng giá xăng dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, số dư QBOG xăng dầu tính tới ngày 31/7 là hơn 7.438 tỉ đồng, tăng gần 1,8 lần so với cuối năm 2022 và là mức cao nhất kể từ quý I/2021.

Tại kỳ điều hành gần nhất vào ngày 21/9, giá xăng E5 RON92 tăng 726 đồng/lít, lên 24.197 đồng/lít; xăng RON95 tăng 877 đồng/lít, lên 25.748 đồng/lít. Bên cạnh đó, các mặt hàng dầu diesel, dầu hỏa và dầu ma-dút cũng đồng loạt tăng giá. Tuy nhiên, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định chỉ chi quỹ ở mức 300 đồng/lít đối với xăng E5 RON92, xăng RON95, dầu hỏa và dầu diesel.

Từ đầu năm 2023 đến nay, có 27 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu với 16 lần tăng, 7 lần giảm và 4 lần giữ nguyên giá. So với thời điểm đầu năm, giá xăng E5 RON92 đã tăng 3.300 đồng/lít; giá xăng RON95 tăng khoảng 3.400 đồng/lít.

Nhiều ý kiến chuyên gia đánh giá, mức chi QBOG rất khiêm tốn. Chẳng hạn, trong 3 tháng trở lại đây, tại các kỳ điều hành giá ngày 5/9, 21/8 và 11/8, cơ quan điều hành giá chỉ xả quỹ đối với mặt hàng dầu ma-dút. Kỳ điều hành ngày 1/8 chỉ xả quỹ cho dầu diesel và dầu hỏa. Các kỳ điều hành ngày 21/7 và 11/7 không sử dụng quỹ cho bất cứ mặt hàng nào. Riêng kỳ điều hành ngày 11/9, liên bộ quyết định chi quỹ cho 2 mặt hàng E5 RON92 và RON95 nhưng ở mức rất thấp, lần lượt 22 đồng/lít và 14 đồng/lít.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính khẳng định các quyết định trích lập và chi QBOG thời gian qua đều được thực hiện một cách linh hoạt, hợp lý, tạo dư địa để bình ổn giá xăng dầu trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn có xu hướng diễn biến phức tạp.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, tuy giá xăng dầu tăng liên tục ở các kỳ điều hành vừa qua nhưng không tăng sốc. Do đó, việc trích lập, chi QBOG đã được cơ quan điều hành cân nhắc, tính toán trên biến động giá thực tế. Mặt khác, so sánh với số dư QBOG lên đến gần 10.000 tỉ đồng vào năm 2020, ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng số dư 7.400 tỉ đồng hiện nay chưa phải quá lớn.

Ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài Chính cũng đánh giá: Hiện nay, cơ chế hình thành QBOG thu nhiều hay ít, chi nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào sản lượng xăng dầu mua vào bán ra. Đây không phải là chuyện thu lập quỹ hay chi sử dụng không công bằng, mà gốc của nó trước hết là ở hạn mức nhập vào do Bộ Công Thương phân giao cho các đầu mối. Do đó, Bộ Công thương cần đánh giá, kiểm tra để có biện pháp điều tiết cho phù hợp. Đặc biệt là xem có góc khuất về việc này có những đầu mối nhập về ít hoặc không theo theo hạn mức được phân giao nhưng rồi lại mua bán lòng vòng với số lượng lớn hơn số lượng mà mình được phân giao nhập vào để được chi QBOG nhiều hơn, dẫn đến quỹ âm để có sự tiếp thu, chỉnh lý cho phù hợp.

“Tôi cho rằng, hiện nay, cơ chế hình thành QBOG thu nhiều hay ít, chi nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào sản lượng xăng dầu mua vào bán ra. Đây không phải là chuyện thu lập quỹ hay chi sử dụng không công bằng, mà gốc của nó trước hết là ở hạn mức nhập vào do Bộ Công Thương phân giao cho các đầu mối. Do đó, Bộ Công thương cần đánh giá, kiểm tra để có biện pháp điều tiết cho phù hợp. Đặc biệt là xem có góc khuất về việc này có những đầu mối nhập về ít hoặc không theo theo hạn mức được phân giao nhưng rồi lại mua bán lòng vòng với số lượng lớn hơn số lượng mà mình được phân giao nhập vào để được chi QBOG nhiều hơn, dẫn đến quỹ âm để có sự tiếp thu, chỉnh lý cho phù hợp” - ông Nguyễn Tiến Thoả nhấn mạnh.

Cần đảm bảo cân đối cung cầu trong mọi tình huống

Xăng dầu là nhiên liệu đầu vào thiết yếu của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt của đời sống - xã hội. Vì vậy, theo ông Nguyễn Tiến Thoả, để quản lý hiệu quả giá các mặt hàng xăng dầu, đảm bảo vận hành theo cơ chế thị trường cần nhiều giải pháp, song tập trung vào 3 giải pháp quan trọng nhất.

Thứ nhất, trong cơ chế thị trường muốn điều tiết giá không có đột biến xảy ra về mặt cung, cầu thị trường thì trước hết phải đảm bảo cân đối cung, cầu trong mọi tình huống và luôn luôn phải có dự trữ chiến lược để bảo đảm cân đối cung cầu trong các điều kiện, kể cả lúc nhu cầu tăng cao cũng như có những biến cố thiên tai, địch họa xảy ra.

Thứ hai, phải bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu có cạnh tranh thực sự, để bảo đảm được giá xăng dầu của các doanh nghiệp theo tín hiệu của thị trường, và đảm bảo không có sự lệch pha giữa giá thế giới và trong nước như chúng ta đã và đang lưu hành hiện nay.

Thứ ba, vai trò của Nhà nước trong quan lý rất quan trọng, đặc biệt là giải pháp kiểm soát các hành vi lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường để định giá bất hợp lý. Từ thống lĩnh thị trường dẫn đến liên kết độc quyền để khống chế giá, không hình thành giá thị trường để thu lợi ích, làm phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng, của Nhà nước. Bên cạnh đó, các hành vi gian lận thương mại, lũng đoạn giá cả thị trường cũng phải được kiểm soát tốt hơn khi chúng ta thực hiện tự do hóa giá cả đối với kinh doanh xăng dầu.

Đó là các dài pháp lâu dài, còn trước mắt, theo ông Nguyễn Tiến Thoả, phải cải tiến việc trích lập và chi QBOG khác đi. Tức là phải quy định rõ về thu mua để trích lập, chỉ thu để trích lập QBOG khi giá thị trường xuống thấp, và chi thì không nên vừa chi lại vừa trích lập Quỹ.

Bên cạnh đó, về chi QBOG, ông Nguyễn Tiến Thoả cho rằng, phải bám sát quy định của Luật giá. Đây là mặt hàng bình ổn giá, khi nào Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá thì phải có công bố là trong thời gian này do giá thị trường thế giới tăng cao, do giá xăng dầu trong nước tăng cao… nên Nhà nước áp dụng các biện pháp bình ổn giá cần thiết, trong đó có việc chi QBOG xăng dầu. Chứ còn trong thời gian vừa qua, chúng ta chi cứ đều đều và không theo quy định của Luật giá thì không được. Và, việc chi Quỹ để bình ổn giá có thời hạn nhất định, khi nào hết thời gian bình ổn giá thì phải công bố bãi bỏ việc sử dụng Quỹ để cho thị trường vận hành bình thường./.

A.N

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Phát triển quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Nhật Bản

(ĐCSVN) – Tại Kỳ họp, hai Bộ trưởng tái khẳng định vai trò quan trọng của cơ chế họp Ủy ban hỗn hợp trong tháo gỡ các khó khăn, đảm bảo sự ổn định và liên tục đối với phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Phát triển quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Nhật Bản

(ĐCSVN) – Tại Kỳ họp, hai Bộ trưởng tái khẳng định vai trò quan trọng của cơ chế họp Ủy ban hỗn hợp trong tháo gỡ các khó khăn, đảm bảo sự ổn định và liên tục đối với phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Mở rộng thu phí không dừng tại cảng hàng không

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng dịch vụ thu phí không dừng tại các trạm thu phí cảng hàng không, sân bay.

Mở rộng thu phí không dừng tại cảng hàng không

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng dịch vụ thu phí không dừng tại các trạm thu phí cảng hàng không, sân bay.

Mở rộng thu phí không dừng tại cảng hàng không

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng dịch vụ thu phí không dừng tại các trạm thu phí cảng hàng không, sân bay.

Nuôi chồn hương mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi chồn hương sinh sản đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

Hướng đi riêng của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Ðạt 

Ở huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) có một hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nhờ có hướng đi riêng - sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, phát triển tốt sau 7 năm hình thành. Đó là HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt ở Ấp Kinh, xã Trung Ngãi.

Khởi động đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Việc khởi động Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chung tay xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Vĩnh Thạnh - Phát huy lợi thế tạo đà phát triển 

Những tháng đầu năm 2024, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) xác định mục tiêu vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Châu Thành - Nuôi ếch Thái trong bể vừa dễ, vừa có lợi nhuận

Anh Huỳnh Minh Thiện (ấp Bình Trị 1, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) nuôi ếch Thái đạt hiệu quả kinh tế, trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của các xã, thị trấn trong huyện.

Làm giấy từ thân sen 

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm bạn trẻ ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, đã sản xuất thành công giấy từ thân sen. Loại giấy này được sử dụng trong mỹ thuật, làm túi quà.

Hơn 481 triệu USD đầu tư vào ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm 

(CTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2024, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hút hơn 481 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),

Khơi nguồn cảm hứng cho phụ nữ khởi nghiệp 

Nhằm giúp hội viên, phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, các cấp Hội LHPN TP Cần Thơ luôn đồng hành, tổ chức nhiều hoạt động “tiếp lửa”. Qua đó, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện các dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới 

(CT) - Tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tổ chức họp tổ công tác đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương chủ trì

Chung tay hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp 

Các cấp bộ Đoàn khối trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ đã, đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên (SV) về kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp. Theo đó, tuổi trẻ các trường
Top