Chủ nhật, 07/07/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tạo điều kiện tối đa để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính luôn xác định TP Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế cả nước, là trung tâm kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kinh tế cả nước nên luôn tạo điều kiện tối đa để Thành phố phát triển, từ đó để hỗ trợ các địa phương khác phát triển. Bộ Tài chính luôn đồng hành cùng Thành phố để có bước đi nhanh, đột phá nhưng phải chặt chẽ.
(ĐCSVN) - Bộ Tài chính luôn xác định TP Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế cả nước, là trung tâm kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kinh tế cả nước nên luôn tạo điều kiện tối đa để Thành phố phát triển, từ đó để hỗ trợ các địa phương khác phát triển. Bộ Tài chính luôn đồng hành cùng Thành phố để có bước đi nhanh, đột phá nhưng phải chặt chẽ.

Sáng 15/12, Đoàn công tác của Bộ Tài chính do Bộ trưởng  Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND TP Hồ Chí Minh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN). Tham dự buổi làm việc có Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi, đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính và UBND TP Hồ Chí Minh. 

 Hình ảnh tại buổi làm việc (Ảnh: HT)

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp

Tại buổi làm việc, thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết: Trong bối cảnh tình hình kinh tế cả nước nói chung và trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng gặp rất khó khăn, thách thức, năm 2023, tăng trưởng kinh tế (GDP) của Thành phố tăng 5,81%, chỉ số công nghiệp tăng 4,6%, các ngành công nghiệp trọng điểm tăng 7,4%. Tổng mức dịch vụ bán lẻ tăng 10,84%. Doanh thu từ hoạt động du lịch tăng 22%, hàng hóa qua cảng biển tăng 5,59%. Theo Chủ tịch Thành phố, đây cũng là con số tích cực, phản ánh được nhịp phát triển kinh tế.

Để đạt được những kết quả trên, ngay từ đầu năm 2023, TP Hồ Chí Minh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân (trong đó tập trung tháo gỡ vướng mắc lên quan tới nhóm chính sách về bất động sản; nhóm chính sách về doanh nghiệp FDI và nhóm chính sách liên quan đến thủ tục đầu tư). “Thành phố đã tổ chức gặp gỡ nhà đầu tư, lắng nghe ý kiến, chia thành lập các tổ tháo gỡ khó khăn cho ý kiến và xử lý quyết liệt.” - Chủ tịch Thành phố thông tin.

Cùng với đó, nỗ lực hoàn thiện thể chế, trong đó có việc tham mưu cho Quốc hội ban hành Nghị quyết 98 và hiện nay đang tiếp tục tham mưu cho các cơ quan liên quan để cụ thể hóa Nghị quyết 98 bằng cách tham mưu ban hành các nghị định về lãi vay với các dự án BT. Thành phố cũng đang tích cực chuẩn bị Nghị định thay đổi Nghị định số 93/2001/NĐ-CP trên tinh thần là phân cấp ủy quyền để TP Hồ Chí Minh chủ động hơn nữa.

Bên cạnh đó, tập trung khởi động lại các dự án lớn, đặc biệt là các dự án hạ tầng, năm 2023, TP Hồ Chí Minh khởi công đường vành đai 3 và một số dự án chỉnh trang đô thị trên địa bàn  cơ sở hạ tầng… tạo thuận lợi cho kết cấu hạ tầng trong thời gian tới.

Thông tin về tình hình thu, chi NSNN, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết, dự kiến ước tổng thu NSNN trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 439 nghìn tỷ, bằng 93,53%; thu nội địa đạt 98,5% dự toán; Chi NSNN ước đạt khoảng 126 nghìn tỷ, tăng 26,7% so với năm 2022. Trong đó, chi đầu tư công để triển khai các dự án về cơ sở hạ tầng cũng giúp tạo động lực tăng trưởng cho Thành phố.

Làm rõ hơn số chi đầu tư công, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết, theo con số giao tổng trên 70 ngàn tỷ đồng, sau khi trừ vốn ODA còn hơn 68 ngàn tỷ đồng và đến thời điểm hiện tại đã thực hiện chi đạt 35 ngàn tỷ đồng (52%). “Từ nay đến cuối tháng 12, các nhiệm vụ chi liên quan đến giải phóng mặt bằng cơ bản hoàn thành. Cuối năm phấn đấu đạt 80% (không đạt chỉ tiêu 95% đặt ra). Như vậy, cân đối thu, chi NSNN trên địa bàn Thành phố gặp nhiều khó khăn”, Chủ tịch TP Hồ Chí Minh nói.

Về kế hoạch năm 2024, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, Thành phố đặt đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7,5-8%. Năm 2024, dự kiến thu tăng hơn 2023 đây là nhiệm vụ hết sức thách thức, nhưng Thành phố sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện và mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Tài chính, tháo gỡ kịp thời các cơ chế, chính sách để Thành phố phát triển. Trong đó, TP Hồ Chí Minh kiến nghị có định hướng để Thành phố tiếp cận với nguồn vốn ODA thế hệ mới hoặc nguồn tín dụng quốc tế để giải quyết nhu cầu về vốn cho các dự án lớn. Chủ tịch Phan Văn Mãi đưa ra ví dụ về đề án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị mục tiêu đến năm 2035 xây dựng 220km đường sắt đô thị, nhưng hiện nay mới xây dựng được 20km. Do đó, TP Hồ Chí Minh mong muốn tiếp cận các nguồn vốn ODA hoặc các nguồn phù hợp để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đầu tư lớn để phát triển.

 Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: HT)

Tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn

Tại Hội nghị, trước các kiến nghị của TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã đề nghị các thành viên trong Đoàn công tác có ý kiến cụ thể để tìm các giải pháp tốt nhất tháo gỡ khó khăn vướng mắc của Thành phố nhưng đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật hiện hành.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho rằng, thu NSNN trên địa bàn thành phố tuy không đạt, nhưng phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. Để thúc đẩy hoạt động giao thương thuận lợi nhất, hiện nay, Hải quan đã được Bộ Tài chính phê duyệt dự án xây dựng chuyển đổi số toàn diện thủ tục hải quan. Dù hiện nay 99% đã tự động hóa nhưng chưa tích hợp với các Bộ, ngành, quốc gia. Trong năm 2024 sẽ tiếp tục chuyển đổi số toàn diện để hoàn thiện hải quan kết nối toàn diện và hải quan thông minh. Bên cạnh đó, hiện nay, Thủ tướng đã chỉ đạo kết nối 2 cảng biển nước sâu thông minh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ để tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa. Tổng cục Hải quan đã chọn cảng Cát Lái làm thí điểm tại Việt Nam, nếu được thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tổng cục Hải quan sẽ đồng hành sát với Thành phố để cùng phát triển.

Về lĩnh vực thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho rằng, hiện nay, một số kiến nghị của Thành phố đã được thực hiện như giảm tiền thuê đất 50%. Tổng cục trưởng cũng thống nhất với Thành phố về các kiến nghị liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Ông Mai Xuân Thành cũng kiến nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và xuất hóa đơn bán hàng với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Đây là 2 nội dung đang được ngành Thuế triển khai rộng trên hầu khắp các lĩnh vực. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm lớn, nếu triển khai được đồng bộ, ngoài việc thu thuế 1-2% từ các lĩnh vực này, quan trọng hơn nữa là thực hiện hiệu quả công tác quản lý thuế.

Về hóa đơn xăng dầu, hiện nay các tỉnh xung quanh TP Hồ Chí Minh đã triển khai, ví dụ như Long An đã triển khai đồng bộ tới các doanh nghiệp. “Đặc biệt, khi các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật đã vào, thực sự kinh phí rất thấp chứ không phải đại diện một số Bộ chuyên ngành nói rằng đầu tư phải 400-600 triệu đồng hay 1 tỷ đồng. Hóa đơn xuất ra cũng chỉ mất khoảng 40-60 đồng/hóa đơn. Người tiêu dùng đa số không lấy hóa đơn, không nhất thiết phải in ra.” - Ông Mai Xuân Thành nói và cho biết thêm, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hiện nay ngành Thuế đã triển khai quyết liệt bản đồ số về giá đất, bản đồ số về bất động sản, bản đồ số về hộ kinh doanh. Bản đồ số về hộ kinh doanh giúp các tỉnh, các hộ kinh doanh so sánh được mức khoán, mức kê khai,… giữa các tỉnh, trong tỉnh và người dân được tham gia bình đẳng và đóng góp nghĩa vụ với NSNN đất đai và bản đồ số kinh doanh.

Đối với các kiến nghị, đề xuất của UBND TP Hồ Chí Minh về giảm tiền thuê đất, về Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế, về thực hiện tái cấp vốn thực hiện dự án Dự án chống ngập của TP; định hướng để TP tiếp cận với nguồn vốn ODA thế hệ mới hoặc nguồn tín dụng quốc tế để giải quyết nhu cầu về vốn cho các dự án lớn;… cũng được các thành viên trong Đoàn công tác trả lời cụ thể, thấu đáo.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cảm ơn UBND Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã luôn chỉ đạo sát sao, hỗ trợ tích cực để các cơ quan của ngành Tài chính đóng trên địa bàn Thành phố hoàn thành nhiệm vụ.

Bộ Tài chính luôn xác định TP Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế cả nước, là trung tâm kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kinh tế cả nước nên luôn tạo điều kiện tối đa để Thành phố phát triển, từ đó để hỗ trợ các địa phương khác phát triển. Bộ Tài chính luôn đồng hành cùng Thành phố để có bước đi nhanh, đột phá nhưng phải chặt chẽ.

Bộ trưởng cho rằng, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thành quả phát triển kinh tế xã hội trong năm 2023 của Thành phố như vậy là tốt.

Theo Bộ trưởng, dự báo năm 2024 sẽ còn nhiều thách thức. Ngành Tài chính cũng được Quốc hội giao chỉ tiêu thu NSNN là 1,7 triệu tỷ đồng (tăng 5% trừ phần giảm phí, như vậy cần tăng trưởng 8,6%). Để đạt được số thu NSNN như năm qua, ngành Tài chính đã phải rất nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ việc triển khai hóa đơn điện tử, kết nối hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, kết nối hải quan thông minh…Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Thành phố chỉ đạo các đơn vị tập trung các giải pháp nhằm tăng thu NSNN như kết nối hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền, hóa đơn xăng dầu; thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn hóa đơn điện tử giả. Đồng thời, tập trung quản lý thuế thương mại điện tử,… bởi đây là những nguồn thu rất tiềm năng.

Bộ trưởng cũng đề nghị Thành phố bám sát dự thảo sửa Luật đất đai vì khi ban hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Thành phố.

Về điều chuyển phân cấp sử dụng tài sản công, có thể ủy quyền cho cấp huyện xã hay không, Bộ trưởng đề nghị Thành phố thực hiện theo pháp luật hiện hành./.

M.P

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Bất động sản công nghiệp dự báo phát triển mạnh trong năm 2024

(ĐCSVN) - Phân khúc bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và thời gian tới tại 10 địa phương đó là: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai.

Bất động sản công nghiệp dự báo phát triển mạnh trong năm 2024

(ĐCSVN) - Phân khúc bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và thời gian tới tại 10 địa phương đó là: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai.

Cà Mau: Nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động của ngành du lịch

(ĐCSVN) - Tỉnh Cà Mau phấn đấu, năm 2024 sẽ thu hút 2,3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 13.000 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu đạt hơn 3.400 tỷ đồng.

Cà Mau: Nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động của ngành du lịch

(ĐCSVN) - Tỉnh Cà Mau phấn đấu, năm 2024 sẽ thu hút 2,3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 13.000 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu đạt hơn 3.400 tỷ đồng.

Đề xuất cơ chế vượt trội phát triển đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Hội thảo sẽ là nguồn tư liệu, gợi mở quan trọng để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ cũng như chính quyền các địa phương trong quá trình tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng và vận hành các cơ chế chính sách phù hợp, góp phần thúc đẩy và tạo thuận lợi tối đa cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại các TP lớn của Việt Nam.

Giá lúa duy trì ở mức cao

Hiện nay, nông dân (ND) tại một số địa phương khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh tất bật thu hoạch lúa Hè Thu (HT) 2024. Mặc dù giá bán lúa được duy trì ở mức tương đối cao nhưng năng suất lại thấp nên lợi nhuận không cao.

Nuôi chồn hương mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi chồn hương sinh sản đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

Hướng đi riêng của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Ðạt 

Ở huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) có một hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nhờ có hướng đi riêng - sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, phát triển tốt sau 7 năm hình thành. Đó là HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt ở Ấp Kinh, xã Trung Ngãi.

Khởi động đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Việc khởi động Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chung tay xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Vĩnh Thạnh - Phát huy lợi thế tạo đà phát triển 

Những tháng đầu năm 2024, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) xác định mục tiêu vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Khởi nghiệp thành công với mô hình làm vườn kết hợp nuôi ong mật 

Anh Dương Thanh Bình ở khu vực Thới Trinh, phường Thới An, quận Ô Môn là một trong những gương mặt tiêu biểu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.

Làm giấy từ thân sen 

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm bạn trẻ ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, đã sản xuất thành công giấy từ thân sen. Loại giấy này được sử dụng trong mỹ thuật, làm túi quà.

Hơn 481 triệu USD đầu tư vào ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm 

(CTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2024, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hút hơn 481 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),

Khơi nguồn cảm hứng cho phụ nữ khởi nghiệp 

Nhằm giúp hội viên, phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, các cấp Hội LHPN TP Cần Thơ luôn đồng hành, tổ chức nhiều hoạt động “tiếp lửa”. Qua đó, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện các dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới 

(CT) - Tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tổ chức họp tổ công tác đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương chủ trì
Top