Chủ nhật, 07/07/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tuyên Quang phấn đấu GRDP năm 2024 tăng 9%

(ĐCSVN) - Xác định năm 2024 sẽ là năm tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Tuyên Quang đang đặt ra mục tiêu trong năm 2024, GRDP của địa phương sẽ tăng 9% so với năm 2023.
(ĐCSVN) - Xác định năm 2024 sẽ là năm tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Tuyên Quang đang đặt ra mục tiêu trong năm 2024, GRDP của địa phương sẽ tăng 9% so với năm 2023.
Dây chuyền sản xuất của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang  

Trong năm 2023, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã khắc phục khó khăn, quyết liệt thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trong năm 2023, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Dự báo được những khó khăn thách thức từ trước nên địa phương đã chủ động thích ứng, kiểm soát rủi ro, ứng phó kịp thời với các biến động của thị trường. Bên cạnh đó, Tuyên Quang cũng thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển đô thị, phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường. Đồng thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Nhờ đó, kinh tế của tỉnh duy trì ổn định và phát triển, một số ngành, lĩnh vực quan trọng tiếp tục tăng trưởng. Tỉnh có 18/20 chỉ tiêu khả năng hoàn thành và vượt kế hoạch, trong đó: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 7,46% so với năm 2022 (xếp thứ 02/14 tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, 01/11 tỉnh miền núi phía Bắc, xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố); GRDP bình quân đầu người đạt trên 56 triệu đồng/người/năm. Trong năm 2023, Tuyên Quang tiếp tục tập trung phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức làm việc với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, khó khăn, vướng mắc, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng trên 15,7% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,6% so với năm 2022; sản lượng lương thực đạt trên 34 vạn tấn. Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 191 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên. Về du lịch, Tuyên Quang đã thu hút 2,6 triệu lượt khách du lịch, đạt 106% kế hoạch, tổng thu từ khách du lịch 3.200 tỷ đồng.

Một góc thành phố Tuyên Quang nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN  

Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế, công tác cải cách hành chính cũng được tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa truyền thống của các dân tộc; chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hiệu quả phòng chống dịch. Thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách an sinh xã hội và các chế độ chính sách đối với người có công; nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trong năm 2023, Tuyên Quang đã giải quyết việc làm cho trên 22.600 lao động; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 3,81%... Đặc biệt, về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đã đạt trên 3.280 tỷ đồng, đạt 102% dự toán.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh, bên cạnh những kết quả đạt được, trong năm qua, địa phương cũng còn một số hạn chế như: Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân và tiêu thụ một số nông sản còn gặp nhiều khó khăn; Thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ... còn thấp; Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa chưa có sự bứt phá, giá trị gia tăng chưa cao; Việc duy trì, củng cố, giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới tại các xã đã đạt chuẩn còn hạn chế; Chuyển đổi số chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ; Chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp, chưa có được nhiều sản phẩm đặc trưng, có sức hấp dẫn…

Với những thế mạnh của địa phương, từ kết quả đạt được trong thời gian qua, cũng như xác định rõ những hạn chế còn tồn tại, trong năm 2024, Tuyên Quang đã xây dựng mục tiêu, kế hoạch cụ thể. Trong đó, tỉnh sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; Tăng cường huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị động lực, công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại; Khai thác tiềm năng nguồn lực, tập trung phát triển mạnh du lịch và các ngành dịch vụ; Tiếp tục phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa, tập trung các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao. Phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Trong đó, tỉnh xác định rõ, năm 2024 sẽ là năm tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Mục tiêu năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (theo giá so sánh 2010) tăng 9% so với năm 2023.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự đồng thuận của các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, hi vọng sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp, đồng tâm, nhất trí để Tuyên Quang vượt qua khó khăn trở ngại, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh năm 2024./.

Lê Sinh

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Chưa thể bố trí vốn nâng cấp quốc lộ 3B và quốc lộ 3

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết: Do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 rất hạn hẹp, tập trung chủ yếu cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo các nguyên tắc, tiêu chí của Quốc hội, Chính phủ nên cho đến nay, Bộ GTVT chưa thể cân đối bố trí nguồn vốn cho việc nâng cấp tuyến quốc lộ 3B và quốc lộ 3.

Chưa thể bố trí vốn nâng cấp quốc lộ 3B và quốc lộ 3

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết: Do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 rất hạn hẹp, tập trung chủ yếu cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo các nguyên tắc, tiêu chí của Quốc hội, Chính phủ nên cho đến nay, Bộ GTVT chưa thể cân đối bố trí nguồn vốn cho việc nâng cấp tuyến quốc lộ 3B và quốc lộ 3.

Chưa thể bố trí vốn nâng cấp quốc lộ 3B và quốc lộ 3

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết: Do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 rất hạn hẹp, tập trung chủ yếu cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo các nguyên tắc, tiêu chí của Quốc hội, Chính phủ nên cho đến nay, Bộ GTVT chưa thể cân đối bố trí nguồn vốn cho việc nâng cấp tuyến quốc lộ 3B và quốc lộ 3.

Chưa thể bố trí vốn nâng cấp quốc lộ 3B và quốc lộ 3

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết: Do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 rất hạn hẹp, tập trung chủ yếu cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo các nguyên tắc, tiêu chí của Quốc hội, Chính phủ nên cho đến nay, Bộ GTVT chưa thể cân đối bố trí nguồn vốn cho việc nâng cấp tuyến quốc lộ 3B và quốc lộ 3.

Chưa thể bố trí vốn nâng cấp quốc lộ 3B và quốc lộ 3

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết: Do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 rất hạn hẹp, tập trung chủ yếu cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo các nguyên tắc, tiêu chí của Quốc hội, Chính phủ nên cho đến nay, Bộ GTVT chưa thể cân đối bố trí nguồn vốn cho việc nâng cấp tuyến quốc lộ 3B và quốc lộ 3.

Giá lúa duy trì ở mức cao

Hiện nay, nông dân (ND) tại một số địa phương khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh tất bật thu hoạch lúa Hè Thu (HT) 2024. Mặc dù giá bán lúa được duy trì ở mức tương đối cao nhưng năng suất lại thấp nên lợi nhuận không cao.

Nuôi chồn hương mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi chồn hương sinh sản đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

Hướng đi riêng của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Ðạt 

Ở huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) có một hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nhờ có hướng đi riêng - sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, phát triển tốt sau 7 năm hình thành. Đó là HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt ở Ấp Kinh, xã Trung Ngãi.

Khởi động đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Việc khởi động Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chung tay xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Vĩnh Thạnh - Phát huy lợi thế tạo đà phát triển 

Những tháng đầu năm 2024, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) xác định mục tiêu vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Liên kết phát triển bền vững ÐBSCL 

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển ÐBSCL, tăng trưởng kinh tế của vùng đã đạt nhiều kết quả khả quan. Các địa phương đã chủ động hơn trong liên kết phát triển bền vững

Khởi nghiệp thành công với mô hình làm vườn kết hợp nuôi ong mật 

Anh Dương Thanh Bình ở khu vực Thới Trinh, phường Thới An, quận Ô Môn là một trong những gương mặt tiêu biểu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.

Làm giấy từ thân sen 

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm bạn trẻ ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, đã sản xuất thành công giấy từ thân sen. Loại giấy này được sử dụng trong mỹ thuật, làm túi quà.

Hơn 481 triệu USD đầu tư vào ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm 

(CTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2024, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hút hơn 481 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),

Khơi nguồn cảm hứng cho phụ nữ khởi nghiệp 

Nhằm giúp hội viên, phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, các cấp Hội LHPN TP Cần Thơ luôn đồng hành, tổ chức nhiều hoạt động “tiếp lửa”. Qua đó, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.
Top