24/05/2025
x
+
aa
-

Việt Nam - Áo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số 

Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ châu Âu, ngày 16-5, Diễn đàn “Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Áo” đã chính thức diễn ra tại thủ đô Vienna với sự tham dự của đông đảo chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và đại diện các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu từ cả hai nước.

Lễ kí MoU về hợp tác giữa IIASA và VNPT bên lề Diễn đàn.

Diễn đàn do Đại sứ quán Việt Nam tại Áo chủ trì, phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Phòng Thương mại Áo (WKO) tổ chức, với sự tham gia của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu của Áo như Infineon Technologies Austria, Dynatrace, TTTech, EV Group, Silicon Austria Labs, cùng với các doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam như FPT, VNPT, Genetica, Sovico...

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã có bài phát biểu chỉ đạo trực tuyến, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ Việt Nam đối với việc định hướng chiến lược phát triển hệ sinh thái ĐMST, đồng thời nhấn mạnh cam kết thúc đẩy hợp tác công nghệ quốc tế nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập toàn cầu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 4 hướng hợp tác trọng tâm giữa hai nước, đó là: tăng cường hợp tác trong các ngành công nghiệp như AI, bán dẫn, công nghệ lượng tử, công nghệ sinh học, xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) và đào tạo nguồn nhân lực; triển khai chương trình nâng cao năng lực ĐMST và chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác phát triển năng lượng xanh, thử nghiệm chuỗi hydro xanh, công nghệ mới cho nhà máy điện quy mô nhỏ và vừa; phát huy vai trò nòng cốt của các trung tâm ĐMST trong ươm tạo khởi nghiệp và thúc đẩy hợp tác công - tư.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị Chính phủ, các trường đại học, các viện nghiên cứu của Áo tăng cường hỗ trợ học sinh, sinh viên Việt Nam thông qua việc cung cấp các chương trình học bổng; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) sáng tạo của Việt Nam; xây dựng các mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học, để kết nối với nhau cùng nhau nghiên cứu, cùng thúc đẩy các công nghệ mới nhằm góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho Việt Nam.

Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đại diện Bộ Kinh tế, Năng lượng và Du lịch Liên bang Áo cũng có bài phát biểu trực tuyến chúc mừng thành công của Diễn đàn, bày tỏ tin tưởng vào tiềm năng, đồng thời cam kết nỗ lực hết mình nhằm góp phần tăng cường hợp tác hơn nữa giữa hai nước trong lĩnh vực công nghệ cao và ĐMST.

Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Áo Vũ Lê Thái Hoàng nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động và khó lường. Tuy nhiên, đây chính là thời điểm thuận lợi, với nhiều cơ hội và triển vọng để thúc đẩy hợp tác công nghệ cao, công nghệ số và ĐMST giữa Việt Nam và Áo”.

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng đánh giá đây là thời điểm kỳ vọng giữa hai quốc gia “gặp nhau”: Việt Nam đang tích cực chuyển mình thành quốc gia công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong khi Áo là nền kinh tế năng động, đang vươn lên trở thành quốc gia phát triển dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST, đồng thời là một trung tâm công nghệ số đang nổi lên ở châu Âu.

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng cũng khẳng định Việt Nam đang nổi lên là một thị trường tiềm năng với những định hướng rõ ràng và mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ cao. Nghị quyết 57/NQ-TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị đã xác định trọng tâm đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn như: AI; dữ liệu lớn (Big Data); bán dẫn, vi mạch, chip; tự động hóa; công nghệ sinh học; chuỗi khối (blockchain); Internet vạn vật (IoT) và mạng di động thế hệ mới 5G, 6G. “Với dân số hơn 100 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, yêu thích công nghệ, cùng vị trí chiến lược là “cửa ngõ” vào Đông Nam Á, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các tập đoàn công nghệ toàn cầu”.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Võ Xuân Hoài - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - khẳng định trong tiến trình hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và đầu tư hạ tầng phục vụ công nghệ, ĐMST và chuyển đổi số, Việt Nam luôn xác định hợp tác quốc tế là hướng đi chiến lược và lâu dài. Thông qua Diễn đàn, Việt Nam một lần nữa khẳng định vai trò là mắt xích chiến lược trong chuỗi giá trị ĐMST toàn cầu, đồng thời là điểm đến hấp dẫn cho các “đại bàng công nghệ” từ Áo và châu Âu đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.

Sự kiện không chỉ mở ra không gian đối thoại cởi mở và thực chất giữa cộng đồng doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách và giới nghiên cứu hai nước, mà còn đặt nền móng cho hợp tác sâu rộng hơn trong các lĩnh vực như chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là kiến tạo nền tảng chung cho một tương lai số thịnh vượng, bền vững và bao trùm.

Ngọc Long (TTXVN)

Other news

Nam Phi: Tai nạn tại mỏ vàng Kloof khiến gần 300 người mắc kẹt dưới lòng đất
Gần 300 công nhân mắc kẹt dưới lòng đất tại mỏ vàng Kloof, Nam Phi, sau khi hệ thống tời phục vụ tiếp cận trục mỏ bất ngờ gặp trục trặc.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick 
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ từ ngày 19-22/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên ngày 22-5 đã có buổi làm việc
Trung Quốc, Pakistan “kết nạp” Afghanistan vào CPEC 
Trong cuộc đàm phán không chính thức hôm 21-5, Trung Quốc, Pakistan và Afghanistan đã cam kết tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng và an ninh.
Chính quyền Trump cấm Đại học Harvard tuyển sinh quốc tế 
“Đòn giáng” mới nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Đại học Harvard - tước quyền tuyển sinh viên quốc tế - đang lan rộng khắp ngành giáo dục đại học xứ cờ hoa
Triều Tiên điều tra toàn diện về vụ tai nạn hạ thủy tàu chiến
CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu một cuộc điều tra toàn diện về vụ tai nạn xảy ra trong quá trình hạ thủy một tàu chiến hiện đại.
Top