08/09/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Viết tiếp giấc mơ đến trường nhờ nguồn vốn vay tín dụng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách dành cho học sinh, sinh viên giải ngân thuận lợi, mức cho vay được điều chỉnh tăng phù hợp với tình hình thực tế, trở thành “người bạn” đồng hành, tiếp sức cho các em theo đuổi ước mơ học tập
Nguồn vốn tín dụng chính sách dành cho học sinh, sinh viên (HSSV) giải ngân thuận lợi, mức cho vay được điều chỉnh tăng phù hợp với tình hình thực tế, trở thành “người bạn” đồng hành, tiếp sức cho các em theo đuổi ước mơ học tập, tạo dựng tương lai.

Việc triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi được Ngân hàng Chính sách xã hội bám sát chủ trương, kế hoạch, mục tiêu của  địa phương

Giám đốc Phòng Giao dịch (PGD) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bến Lức, tỉnh Long An - Trương Trần Tuấn cho biết, thời gian qua, các chính sách tín dụng ưu đãi được triển khai bám sát chủ trương, kế hoạch, mục tiêu của địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân và mang lại hiệu quả cao. Trong quá trình giải ngân, cán bộ tín dụng còn lồng ghép tuyên truyền một số nội dung cần lưu ý khi vay vốn, mục đích, ý nghĩa của các chương trình tín dụng để người dân nắm biết.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Kim Phượng, anh Nguyễn Tấn Dũng (khu phố 2, thị trấn Bến Lức) có 3 người con, 2 người con đầu là cặp song sinh Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Phương Trinh (SN 2002), người con thứ ba là Nguyễn Hoàng Duy (SN 2012). Hàng ngày, anh chị bán cháo dinh dưỡng tại nhà trên đường Võ Công Tồn.

Chị Phượng chia sẻ, với khoản thu nhập hàng ngày từ việc buôn bán, gia đình chị không lo đủ tiền học cho 3 người con, đôi lúc cuộc sống còn thiếu hụt. Ngày 2 người con gái biết tin đậu đại học là niềm vui lớn nhưng cũng là nỗi lo của gia đình chị. May mắn, chị Phượng được Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) khu phố và cán bộ PGD NHCSXH huyện Bến Lức tư vấn, hướng dẫn vay vốn cho con đi học theo chương trình cho vay HSSV. Cũng nhờ nguồn vốn tín dụng này, 2 người con gái của chị Phượng có điều kiện học đại học.

Hiện nay, Phương Mai học năm thứ 4 Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, Phương Trinh học năm thứ 4 Trường Đại học Sài Gòn. Hết năm học này, Phương Trinh tốt nghiệp ra trường và tìm việc làm. Theo chị Phượng, chi phí học tập của 2 người con gái khá tốn kém. Mỗi tháng, gia đình để dành tiền gửi cho con đóng tiền thuê trọ, ăn uống hàng ngày,... Còn khoản vay từ PGD NHCSXH, gia đình để dành đóng học phí. Đối với các khoản tiền học tiếng Anh, mua sách vở, hai em đều dành dụm từ tiền đi làm thêm.

Chị Nguyễn Thị Kim Phượng (khu phố 2, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) chuẩn bị nấu cháo dinh dưỡng để bán

Chị Phượng bộc bạch: “Gia đình chi tiêu tiết kiệm để có tiền lo cho 2 đứa con học đại học. Các khoản vay từ PGD NHCSXH như “chiếc phao”, cũng là nguồn động lực để các con nỗ lực hơn trong học tập”. Hiện nay, gia đình chị đã có kế hoạch tiết kiệm tiền khi Phương Trinh có việc làm ổn định vào cuối năm. Số tiền này sẽ được dành để trả các khoản vay từ NHCSXH.

Chị Võ Thị Ngọc Linh (khu phố 1, thị trấn Bến Lức) có 2 người con là Trần Thanh Hoài (SN 2004) đang học Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) và Trần Thị Như Huỳnh (SN 2005) đang học Trường Đại học Nông lâm TP.HCM. Nhà của chị Linh nằm sâu trong con hẻm ở đường Võ Công Tồn nên không thể bán buôn. Hàng ngày, chị Linh cùng chồng thuê xe tải đến các tỉnh miền Tây mua trái cây của nhà vườn, sau đó chở về bỏ sỉ cho tiểu thương tại các chợ trên địa bàn huyện Bến Lức; phần còn lại, chị Linh bán tại chợ Bến Lức.

Chi Linh tâm sự: “Hai đứa con cùng lúc học đại học nên có nhiều khoản chi phí phải lo. May mắn, Tổ trưởng Tổ TK&VV khu phố tư vấn, hướng dẫn cặn kẽ về quy trình, thủ tục vay, thời gian trả gốc, lãi và chính sách ưu đãi của Nhà nước,... Qua đó, tôi mạnh dạn vay tiền từ PGD NHCSXH huyện Bến Lức để có chi phí cho con đi học”. Số tiền nhận từng kỳ, chị để dành đóng học phí và lo các khoản chi phí sinh hoạt khác cho các con. Ngoài những ngày học tại TP.HCM, 2 người con của chị Linh về nhà phụ giúp cha mẹ chở trái cây cho khách hoặc ra chợ phụ bán. Hàng tháng, chị Linh cũng để dành một khoản tiền để gửi tiết kiệm theo quy định. Mong muốn lớn nhất của chị là các con ra trường có việc làm ổn định, trả xong các khoản vay và là người có ích cho xã hội.

Với sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, chương trình vay vốn HSSV từ NHCSXH đã phát huy hiệu quả. Nguồn vốn này giúp HSSV có hoàn cảnh khó khăn viết tiếp ước mơ đến trường, bảo đảm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Mục tiêu của PGD NHCSXH huyện Bến Lức là đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho vay HSSV đến đúng các đối tượng được thụ hưởng để sau này các em có cuộc sống tốt đẹp hơn./.

Với phương châm không để bất kỳ một HSSV có hoàn cảnh khó khăn nào phải bỏ học vì thiếu tiền đóng học phí, thời gian qua, PGD NHCSXH huyện Bến Lức đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Đơn vị phối hợp chặt chẽ các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các tổ TK&VV,... thực hiện tốt việc bình xét cho vay. Đến nay, trên địa bàn huyện còn hơn 1.600 hộ dư nợ chương trình vay vốn HSSV với tổng số tiền hơn 92 tỉ đồng.

 

Vốn vay ưu đãi tiếp sức người nghèo vươn lên 

Thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn huyện Thủ Thừa quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo về nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Mai Hương

Liên quan

Vì sao trúng đấu giá đất cao hơn gấp nhiều lần giá khởi điểm?
(ĐCSVN) - Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, có tình trạng trúng đấu giá đất cao hơn so với giá khởi điểm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là xu hướng tăng giá chung của thị trường bất động sản và quá trình tổ chức đấu giá cũng có ảnh hưởng từ việc xác định giá đất để làm giá khởi kiểm cho đấu giá quyền sử dụng đất.
Quyết tâm vươn lên thoát nghèo
Không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước; siêng năng, chăm chỉ làm việc; quyết tâm vươn lên thoát nghèo;... là chia sẻ từ những chủ nhân của các lá đơn xin thoát nghèo.
Lộ rồi, làm sao đây?!
(ĐCSVN) - Những cuộc họp rồi sẽ tới đâu, hay chỉ là những trang kết luận còn mang tính giơ cao đánh khẽ. Vấn đề dư luận quan tâm nhất là tính khẩn trương, khách quan, minh bạch và công khai các nội dung có liên quan tới điều tra, xác minh, xử lý hậu quả… các vụ việc gian dối.
Làm gì để giảm thiểu những vụ bạo hành trẻ em đau lòng?
(ĐCSVN) - Để có những giải pháp khắc phục, giảm thiểu tối đa tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra trong các cơ sở trợ giúp xã hội, Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam cho hay, việc phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và tăng cường kiểm tra, thanh tra rất quan trọng.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao quà trung thu cho trẻ em tại huyện Cần Giuộc   
Đây hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm tạo điều kiện cho các em được vui chơi, đón Tết Trung thu thật vui tươi, ấm áp.

Nhà giáo Ưu tú làm theo lời Bác

Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS Nhựt Tảo - Lê Thị Thủy là tấm gương sáng về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trao 2.268 phần quà tặng con đoàn viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn 

(CT) - Ngày 5-9-2024, bà Lê Thị Sương Mai, Chủ tịch LÐLÐ TP Cần Thơ đến dự lễ khai giảng và trao quà tặng con đoàn viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường THCS-THPT Thới Thuận (phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt).

Công ty TNHH Hồng Đức trao 160 suất học bổng “Hồng Đức tiếp sức đến trường” 

(CT) - Nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025, Công ty TNHH Hồng Đức thực hiện chương trình trao học bổng “Hồng Đức tiếp sức đến trường” dành cho các em học sinh đạt điểm cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Báo Cần Thơ phối hợp Vietcombank “Tiếp sức đến trường” 50 học sinh có hoàn cảnh khó khăn 

(CTO) - Sáng 5-9, tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Chi bộ 4, thuộc Đảng bộ Báo Cần Thơ tổ chức Chương trình “Tiếp sức đến trường”. Chương trình được tổ chức trong khuôn khổ Lễ Khai giảng năm học 2024-2025

Trao tiền từ thiện 

(CT) - Phóng viên Báo Cần Thơ vừa cùng nhóm cô Kim Hương, Trường Đại học Cần Thơ đến thăm hỏi, trao quà, mỗi phần gồm: 10 triệu đồng và một số nhu yếu phẩm khác
Top