Chủ nhật, 23/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bài 5: Sức bật mới cho các sản phẩm OCOP Kon Tum

(ĐCSVN) - Sau một thời gian triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tỉnh Kon Tum đã từng bước tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang đặc trưng, lợi thế, góp phần mở ra cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
(ĐCSVN) - Sau một thời gian triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tỉnh Kon Tum đã từng bước tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang đặc trưng, lợi thế, góp phần mở ra cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

Đáng chú ý, khi triển khai thực hiện OCOP, tỉnh đã xác định đây là cơ hội để tập trung phát triển một số sản phẩm thế mạnh của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân; tỉnh xác định đây là chương trình quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Trang thông tin điện tử giới thiệu OCOP tỉnh Kon Tum (Ảnh chụp màn hình) 

OCOP góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, đến nay, tỉnh đã có 148 sản phẩm được công nhận từ 03 sao trở lên của 77 chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có sản phẩm được công nhận. Đồng thời, tiếp tục xây dựng, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới gắn liền với những đặc trưng riêng của từng địa phương, phấn đấu đến năm 2025 phát triển 350 sản phẩm OCOP, khoảng 200 chủ thể tham gia.

Tỉnh cũng xác định rõ ràng rằng, phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số bảo tồn các giá trị văn hóa quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Đồng thời, chương trình phải được triển khai một cách hiệu quả, thực chất, không chạy theo số lượng, do đó, tới đây, tỉnh tập trung vào đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các điểm bán sản phẩm OCOP, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đặc biệt, tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, hợp tác liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản để gia tăng giá trị và lợi nhuận.

Có thể thấy, OCOP là chương trình quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng và thực hiện một số mục tiêu về xây dựng nông thôn mới.

Được biết, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, tỉnh Kon Tum có nhiều thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm OCOP như loài cây dược liệu tiêu biểu sâm Ngọc Linh, đẳng sâm,... Từ năm 2019, lãnh đạo tỉnh Kon Tum xác định đây là chương trình quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Trong năm 2021, Chương trình đã nhận được sự quan tâm, tích cực tham gia của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, đặc biệt là các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Kon Tum đăng ký tham gia với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú. Tháng 10/2022, Kon Tum đã tổ chức thành công hội nghị công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh đợt 1 năm 2022. Trong đó, đã đánh giá, phân hạng 9 sản phẩm của 6 chủ thể là các HTX, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn TP Kon Tum, huyện Đăk Glei và huyện Sa Thầy đăng ký tham gia.

Điểm giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Kon Tum (Ảnh: PV) 

Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh (đơn vị triển khai Chương trình OCOP tỉnh) Kon Tum cho biết, theo kế hoạch mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 10 sản phẩm cấp Quốc gia. Hơn nữa, việc tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang đặc trưng địa phương, mô hình OCOP đang góp phần mở ra cơ hội liên kết và phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Thúc đẩy sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường nông sản

Với 05 sản phẩm đạt OCOP 3 sao của tỉnh và xây dựng thành công hệ thống phân phối tại 16 tỉnh, thành, trong đó có 4 siêu thị Co.opmart, 6 siêu thị AEON, nhiều siêu thị mini, cửa hàng trên toàn quốc với 8 nhà phân phối… công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên (Đăk Tô, Kon Tum) đã viết lên câu chuyện khởi nghiệp từ nông nghiệp thật đáng khâm phục. Đặc biệt, tháng 10/2021, Công ty Thảo dược Tây Nguyên đã vinh dự vượt qua 1.549 dự án, về đích chung cuộc ở vị trí số 2 - Giải Sáng tạo Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức. Đồng thời, công ty cũng vinh dự là 1 trong 29 doanh nghiệp tiêu biểu được nhận giải thưởng của dự án ISEECOVID 2022 - Dự án do Cục Phát triển doanh nghiệp (AED - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ với mục tiêu tăng cường sức chống chịu và khả năng phục hồi của các doanh nghiệp tạo tác động xã hội.

Được biết đến là một trong các đơn vị có nhiều sản phẩm OCOP chủ lực, Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Gia Vương, khi tham gia xây dựng bộ sản phẩm OCOP đã được hỗ trợ tham gia xúc tiến, quảng bá, trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại các cửa hàng OCOP trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhờ có sự góp ý của các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh, công ty còn từng bước bổ sung các điều kiện đầy đủ hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng lên hạng  sao. Công ty vẫn liên tục phát triển thị trường tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố miền Bắc để ghi nhận thêm các đánh giá, góp ý của khách hàng, qua đó, tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng hương vị, bao bì và phát triển các dòng sản phẩm mới. Vừa qua, sau khi Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh đợt 1 của năm 2021 kết thúc, các sản phẩm đạt hạng từ 3 sao trở lên của công ty được hỗ trợ tham gia xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, trưng bày và bán ở các cửa hàng cũng như trên hệ thống giới thiệu sản phẩm OCOP từ Trung ương đến địa phương. Đối với 6 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh đang hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ theo quy định để gửi Hội đồng OCOP cấp Quốc gia đánh giá, phân loại.

Các sản phẩm OCOP 3 sao của Đăk Tô, Kon Tum (Ảnh: HNV) 

Đề cập đến các sản phẩm OCOP của tỉnh, đại diện lãnh đạo tỉnh Kon Tum cũng khẳng định, tham gia Chương trình OCOP, các chủ thể là doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh ở các địa phương đã chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu, đầu tư máy móc, chú trọng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh quảng bá, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của mình.

Đại diện Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh Kon Tum nhận xét, các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh về cơ bản đều chứng minh được nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư dây chuyền chế biến và đóng gói tại chỗ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, có mẫu mã bao bì hiện đại và thị trường tiêu thụ ổn định.

Thêm vào đó, việc chủ động nghiên cứu, mở rộng quy mô sản xuất và tạo ra các sản phẩm mới, các chủ thể có thêm kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, mở rộng được nguồn hàng và thị trường tiêu thụ, thúc đẩy cạnh tranh, đa dạng hàng hóa. Mặt khác, để tiếp tục triển khai mô hình OCOP hiệu quả, thực chất, lãnh đạo tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung ưu tiên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các điểm bán sản phẩm OCOP, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tin tưởng rằng, với nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, liên kết theo chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản, chăc chắn các sản phẩm OCOP của tỉnh Kon Tum sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai./.

 Ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2018-2020. OCOP được ngành nông nghiệp kỳ vọng tạo đột phá khi đến hết năm 2020 đã có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện và ghi nhận được 4.451 sản phẩm OCOP của 2.491 chủ thể. Mục tiêu của mô hình này là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa). Trong đó, ưu tiên sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

 

Hân Nguyễn

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Hậu Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội

(ĐCSVN) – Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ về xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Hậu Giang đã phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chuyển đổi số cộng đồng; mô hình chuyển đổi số tiêu biểu cấp huyện...

Hậu Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội

(ĐCSVN) – Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ về xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Hậu Giang đã phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chuyển đổi số cộng đồng; mô hình chuyển đổi số tiêu biểu cấp huyện...

Hậu Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội

(ĐCSVN) – Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ về xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Hậu Giang đã phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chuyển đổi số cộng đồng; mô hình chuyển đổi số tiêu biểu cấp huyện...

Hậu Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội

(ĐCSVN) – Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ về xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Hậu Giang đã phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chuyển đổi số cộng đồng; mô hình chuyển đổi số tiêu biểu cấp huyện...

Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

(ĐCSVN) - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Cần Thơ đã xuống giống hơn 11.680ha lúa thu đông 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, đến nay nông dân tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã xuống giống vụ thu đông được hơn 11.680ha, đạt 18% so với kế hoạch.

Long An có 168 sản phẩm đạt chuẩn OCOP    English Edition

Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã công nhận thêm 20 sản phẩm OCOP.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn   

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh

Long An tăng cường ngăn chặn vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, vật nuôi không rõ nguồn gốc qua biên giới   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch qua biên giới.

6 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tăng hơn 5,4 tỉ đồng   

Thông tin từ Hội Nông dân tỉnh Long An, 6 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tăng hơn 5,4 tỉ đồng, nâng lũy kế nguồn vốn Hội các cấp đến nay lên gần 82,7 tỉ đồng.

Khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh nước giải khát kết hợp thức ăn vặt 

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ chọn việc kinh doanh nước giải khát kết hợp với bán thức ăn vặt để khởi nghiệp. Trong đó, mô hình kinh doanh của anh Trần Văn Tiền ở khu vực Hòa An, phường Thới Hòa, quận Ô Môn

Đón hè sôi động, nhận ngay hàng ngàn phần quà khi gửi tiết kiệm tại KienlongBank 

Chương trình đặc sắc “Vui đón hè sang - Rinh ngàn quà tặng

An Giang đầu tư xây dựng 6.300 căn nhà ở xã hội tại các đô thị trung tâm 

(CT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 824/QÐ-UBND về Ðề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Với mục tiêu giai đoạn 2021-2030, phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng

Cùng thanh niên khởi nghiệp 

Cụ thể hóa chương trình “Đồng hành với thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp”, các cấp bộ Đoàn - Hội TP Cần Thơ đã có nhiều hoạt động đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên vươn lên lập thân

Phát triển hạ tầng giao thông phục vụ dân sinh, giao thương 

(CT) - Theo UBND quận Cái Răng, từ đầu năm đến nay, quận thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp, làm mới các tuyến đường giao thông, đảm bảo hạ tầng, tạo điều kiện thuận tiện trong lưu thông hàng hóa
Top