Thứ năm, 04/07/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Khởi động đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Việc khởi động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án) được xem là cột mốc, đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Long An chung tay xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Các hộ tham gia đề án Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 phải áp dụng một trong các quy trình canh tác lúa bền vững (Trong hình: Nông dân ứng dụng máy sạ hàng trong sản xuất lúa)

Cột mốc khởi đầu

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - Lê Thanh Tùng cho biết, thế giới ngày càng quan tâm đến giá trị hạt gạo nhiều hơn. Giá trị đó không chỉ nằm ở kỹ thuật canh tác mà còn là trách nhiệm của người sản xuất. Đề án Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng ĐBSCL đến năm 2030, ngoài mục tiêu tổ chức lại sản xuất lúa của toàn vùng còn tạo ra một môi trường sản xuất lúa bền vững, tạo thói quen sản xuất lúa có trách nhiệm với môi trường cho nông dân qua việc giảm sử dụng phân bón, thuốc, tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

“Đề án có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nông dân ĐBSCL mà còn là quyết tâm xây dựng nền nông nghiệp bền vững của quốc gia. Vì vậy, các chủ thể thực hiện cần nhận thức rõ vấn đề này để cùng hành động cho đúng. Điều cốt yếu để dẫn đến sự thành công của Đề án là nông dân phải tham gia vào HTX. Đây là phương án lâu dài, duy nhất để có thể tổ chức được sản xuất lúa. Việc tham gia HTX với diện tích đủ lớn sẽ kèm theo đầu tư các yếu tố hạ tầng, giao thông, các điều kiện để giảm chi phí sản xuất trên quy mô rộng lớn” - ông Lê Thanh Tùng cho biết thêm.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Thanh Truyền, việc khởi động Đề án được xem là cột mốc bắt đầu cho quyết tâm hành động của nông dân, doanh nghiệp, HTX trong việc cùng nhau xây dựng chuỗi ngành hàng lúa gạo theo hướng bền vững. Nếu làm tốt các giải pháp trong Đề án, không chỉ giúp gia tăng giá trị hạt gạo mà còn tạo ra môi trường sản xuất lúa gạo bền vững cho việc sản xuất lúa gạo của các thế hệ sau này.

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh, hiện nay, ngành Nông nghiệp tỉnh chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch thực hiện Đề án, đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh hình thành 125.000ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Cụ thể, Đề án được triển khai tại 7 huyện của tỉnh: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Thủ Thừa và thị xã Kiến Tường. Đề án triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (năm 2024-2025) tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) trên địa bàn tỉnh là 60.000ha. Giai đoạn 2 (năm 2026-2030), xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng Dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 65.000ha để hướng tới mục tiêu 125.000ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp trên địa bàn tỉnh.

Cùng quyết tâm triển khai, thực hiện

Huyện Tân Hưng có diện tích canh tác lúa hàng năm hơn 36.500ha với sản lượng hơn 510.000 tấn. Tham gia Đề án, huyện hướng đến mục tiêu có 15.000ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp vào năm 2025 và có 31.310ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp vào năm 2030.

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hưng - Phan Văn Nỉ thông tin: Căn cứ vào những tiêu chí lựa chọn vùng tham gia Đề án như có diện tích liền mảnh tối thiểu 50ha; có hơn 20% diện tích canh tác lúa đã áp dụng một trong các quy trình canh tác lúa bền vững; hơn 70% diện tích canh tác lúa đã sử dụng giống lúa xác nhận hoặc tương đương; 100% hộ cam kết thu gom rơm khỏi đồng ruộng để chế biến tái sử dụng; hơn 30% diện tích đã liên kết với doanh nghiệp; hơn 40% hộ trong vùng đã được tập huấn quy trình canh tác lúa bền vững;... huyện chọn HTX Nông nghiệp Gò Gòn (xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng) làm điểm để triển khai, thực hiện.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Gò Gòn - Trương Hữu Trí chia sẻ, việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trên đồng ruộng từ lâu đã được HTX triển khai hiệu quả và được sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Với các kinh nghiệm hiện có cùng sự quyết tâm cao của thành viên, HTX quyết tâm thực hiện hiệu quả Đề án.

Ông Nguyễn Thanh Truyền cho biết: “Mục tiêu quan trọng của Đề án là tổ chức lại sản xuất lúa theo hướng bền vững, hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn có sự đầu tư bài bản và liên kết chuỗi giá trị, từ đó nâng cao giá trị hạt gạo, tăng thu nhập nhiều hơn cho nông dân trồng lúa. Đồng thời, Đề án còn nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thân thiện với môi trường, gắn với tăng trưởng xanh.

Để triển khai hiệu quả Đề án, ngành Nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương căn cứ tiêu chí của Đề án, xác định các vùng đạt tiêu chí, đăng ký và xây dựng kế hoạch thực hiện; bố trí kinh phí hoàn thiện các điều kiện ban đầu để triển khai Đề án trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Ngoài ra, các địa phương cũng cần chủ động tham mưu, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và hỗ trợ các HTX tham gia Đề án, hướng đến phát triển chuỗi giá trị sản xuất lúa bền vững”.

Có thể nói, việc khởi động Đề án trên địa bàn tỉnh được xem là bước khởi đầu cho việc sản xuất lúa theo hướng bền vững. Để thực hiện thành công còn rất nhiều việc cần làm, nhưng với sự hưởng ứng, quyết tâm của địa phương, người dân, doanh nghiệp trong những bước khởi đầu triển khai, tin rằng, Đề án sẽ đạt hiệu quả, phát huy được các mục đích, ý nghĩa đã đề ra./.

Những tín hiệu tích cực từ Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao 

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa CLC và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng ĐBSCL đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ đang được tỉnh Long An triển khai, thực hiện...

Bùi Tùng

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Bắc Kạn cần tăng cường thu hút nhiều nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng của tỉnh để phát triển

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bắc Kạn cần tăng cường tiếp cận, vận động doanh nghiệp để thu hút các nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng của tỉnh và vùng nguyên liệu như chăn nuôi, sản phẩm gỗ, sản phẩm nông nghiệp... qua đó giúp tiêu thụ sản phẩm cho người dân, tăng quy mô kinh tế, đồng thời tăng thu ngân sách, giải quyết được vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Bắc Kạn cần tăng cường thu hút nhiều nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng của tỉnh để phát triển

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bắc Kạn cần tăng cường tiếp cận, vận động doanh nghiệp để thu hút các nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng của tỉnh và vùng nguyên liệu như chăn nuôi, sản phẩm gỗ, sản phẩm nông nghiệp... qua đó giúp tiêu thụ sản phẩm cho người dân, tăng quy mô kinh tế, đồng thời tăng thu ngân sách, giải quyết được vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Bắc Kạn cần tăng cường thu hút nhiều nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng của tỉnh để phát triển

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bắc Kạn cần tăng cường tiếp cận, vận động doanh nghiệp để thu hút các nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng của tỉnh và vùng nguyên liệu như chăn nuôi, sản phẩm gỗ, sản phẩm nông nghiệp... qua đó giúp tiêu thụ sản phẩm cho người dân, tăng quy mô kinh tế, đồng thời tăng thu ngân sách, giải quyết được vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Bắc Kạn cần tăng cường thu hút nhiều nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng của tỉnh để phát triển

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bắc Kạn cần tăng cường tiếp cận, vận động doanh nghiệp để thu hút các nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng của tỉnh và vùng nguyên liệu như chăn nuôi, sản phẩm gỗ, sản phẩm nông nghiệp... qua đó giúp tiêu thụ sản phẩm cho người dân, tăng quy mô kinh tế, đồng thời tăng thu ngân sách, giải quyết được vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Bắc Kạn cần tăng cường thu hút nhiều nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng của tỉnh để phát triển

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bắc Kạn cần tăng cường tiếp cận, vận động doanh nghiệp để thu hút các nguồn lực đầu tư gắn với tiềm năng của tỉnh và vùng nguyên liệu như chăn nuôi, sản phẩm gỗ, sản phẩm nông nghiệp... qua đó giúp tiêu thụ sản phẩm cho người dân, tăng quy mô kinh tế, đồng thời tăng thu ngân sách, giải quyết được vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Nuôi chồn hương mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi chồn hương sinh sản đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

Hướng đi riêng của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Ðạt 

Ở huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) có một hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nhờ có hướng đi riêng - sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, phát triển tốt sau 7 năm hình thành. Đó là HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt ở Ấp Kinh, xã Trung Ngãi.

Khởi động đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Việc khởi động Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chung tay xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Vĩnh Thạnh - Phát huy lợi thế tạo đà phát triển 

Những tháng đầu năm 2024, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) xác định mục tiêu vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Châu Thành - Nuôi ếch Thái trong bể vừa dễ, vừa có lợi nhuận

Anh Huỳnh Minh Thiện (ấp Bình Trị 1, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) nuôi ếch Thái đạt hiệu quả kinh tế, trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của các xã, thị trấn trong huyện.

Làm giấy từ thân sen 

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm bạn trẻ ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, đã sản xuất thành công giấy từ thân sen. Loại giấy này được sử dụng trong mỹ thuật, làm túi quà.

Hơn 481 triệu USD đầu tư vào ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm 

(CTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2024, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hút hơn 481 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),

Khơi nguồn cảm hứng cho phụ nữ khởi nghiệp 

Nhằm giúp hội viên, phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, các cấp Hội LHPN TP Cần Thơ luôn đồng hành, tổ chức nhiều hoạt động “tiếp lửa”. Qua đó, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện các dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới 

(CT) - Tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tổ chức họp tổ công tác đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương chủ trì

Chung tay hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp 

Các cấp bộ Đoàn khối trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ đã, đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên (SV) về kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp. Theo đó, tuổi trẻ các trường
Top