21/11/2024
x
+
aa
-

Cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên là một trong những nội dung đáng chú ý của dự án Luật Dân số...

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên. Ảnh Ngọc Mận

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên là một trong những nội dung đáng chú ý của dự án Luật Dân số (DS) được Bộ Y tế xây dựng, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 12/2024 và trình Quốc hội vào tháng 10/2025.

Các chuyên gia DS cho rằng, MCBGTKS là kết quả tất yếu của việc lựa chọn giới tính thai nhi.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, tình trạng MCBGTKS của Việt Nam xuất hiện từ khoảng năm 2006 đến nay và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại.

Từ năm 2012 đến nay luôn duy trì ở mức hơn  112 bé trai/100 bé gái. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2020 giảm so với các năm trước đó nhưng vẫn ở mức cao (năm 2021: 112 bé trai/100 bé gái; năm 2022: 113,7 bé trai/100 bé gái; năm 2023: 113,6 bé trai/100 bé gái). Việt Nam sẽ thừa 1,5 triệu đàn ông vào năm 2034 và sẽ tăng lên 2,5 triệu vào 25 năm sau đó.

Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, Bộ Y tế đang tập trung xây dựng dự án Luật DS với mục tiêu chuyển trọng tâm chính sách từ kế hoạch hóa gia đình sang DS và phát triển, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 12/2024 và trình Quốc hội vào tháng 10/2025. Trong đó, có nhiều chính sách được đề xuất thay đổi để phù hợp với tình hình, bối cảnh DS hiện nay.

Qua đó, tạo cơ sở pháp lý ngăn ngừa hiệu quả việc lạm dụng khoa học, công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi, ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng MCBGTKS, tiến tới cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên./.

Ngọc Mận

Top