Thứ ba, 02/07/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Giải pháp hiệu quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

(ĐCSVN) - Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã làm bộ mặt nông thôn ngoại thành TP Hồ Chí Minh thay đổi và đã đạt được những kết quả khá tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn được nâng cao, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt.
(ĐCSVN) - Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã làm bộ mặt nông thôn ngoại thành TP Hồ Chí Minh thay đổi và đã đạt được những kết quả khá tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn được nâng cao, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt.
 Ảnh minh họa: CM

Đặc biệt, nhiều địa phương đã hoàn thành chương trình nông thôn mới. Trong đó, cấp xã có 56/56 xã đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 và đạt chuẩn nâng cao giai đoạn 2016 - 2020. Cấp huyện có 5/5 huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Qua thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, Thành phố gặp nhiều thuận lợi như: Trước khi ban hành các văn bản pháp lý về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, các bộ, ngành Trung ương đều tham khảo, lấy ý kiến đóng góp từ các địa phương. Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ điều kiện thực tế kinh tế - xã hội luôn tích cực có ý kiến đóng góp cụ thể giúp Trung ương sớm ban hành các văn bản pháp lý triển khai phù hợp với các địa phương trên cả nước nói chung và Thành phố nói riêng.

Sau khi các Bộ, ngành Trung ương ban hành các văn bản triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định. Hiện nay, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình, thành lập Ban Chỉ đạo và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 và đã phân công, phân nhiệm rõ ràng. Do đó, công tác phối hợp giữa các đơn vị được đảm bảo theo chức năng nhiệm vụ theo quy định.

Bên cạnh thuận lợi, Thành phố cũng gặp cũng không ít khó khăn bởi các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình từ Bộ, ngành đến Thành phố đôi khi còn chậm; một số vướng mắc, khó khăn từ địa phương trong quá trình thực hiện kiến nghị bộ, ngành Trung ương đôi khi chậm xem xét, hướng dẫn; một số hướng dẫn triển khai chương trình từ các Bộ, ngành còn chậm ban hành, do đó, phần nào ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố.

Trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện chương trình, khi lấy ý kiến các sở, ngành theo chức năng và nhiệm vụ, một số sở, ngành còn chưa kịp thời chủ động trong việc tham mưu thực hiện chương trình; thời gian phản hồi về đơn vị chủ trì còn chậm, nội dung phản hồi cung cấp thông tin chưa rõ ràng cụ thể, còn mang tính chung chung; nhân sự thay đổi liên tục dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện chương trình,...

Để thực hiện hiệu quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, Thành phố đưa ra nhiều giải pháp quan trọng bao gồm: 

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, nhất là vai trò của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là ở cấp cơ sở, cấp trực tiếp tổ chức thực hiện. Các sở ngành, địa phương cần nhận thức xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị, kết quả thực hiện xây dựng nông thôn là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và mỗi cá nhân. Tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh rà soát mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025 để chủ động bắt tay vào xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn theo hướng rõ mục tiêu, rõ việc, gắn sát với điều kiện thực tiễn. Nâng cao năng lực và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới chuyên trách ngày càng chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân về nội dung xây dựng nông thôn mới, nâng cao hơn nữa nhận thức vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị huyện, xã, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”… Xây dựng hệ thống và tăng cường các kênh truyền thông tương tác thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới về thông tin truyền thông như mạng xã hội, ứng dụng giải trí trên thiết bị thông minh, công nghệ thực tế ảo,... nhằm nâng cao sự tương tác và tham gia của người dân; tạo các kênh truyền thông hai chiều, vừa đảm bảo mục tiêu tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nước vừa tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân về quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Song song đó, nghiên cứu ban hành hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ và linh hoạt ở các cấp (thành phố, huyện, xã, ấp) và phù hợp với từng nhóm địa phương. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới theo hướng tiếp tục sáp nhập các chương trình, dự án có cùng nội dung đầu tư, nội dung hỗ trợ trên địa bàn nông thôn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm thống nhất cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương triển khai hiệu quả các nội dung của chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực, đảm bảo không chồng chéo, lãng phí nguồn lực.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp ứng dụng trong các hoạt động quản lý, điều hành các cấp (huyện, xã), đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh trật tự,... Đẩy mạnh quá trình số hóa, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, nông thôn, nông dân để chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở về kết quả xây dựng nông thôn mới. Rà soát các nội dung, định mức hỗ trợ của Nhà nước về chuyển đổi số để đề xuất áp dụng trong xây dựng nông thôn mới thông minh; chính sách khuyến khích các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch,… để đầu tư vào khu vực nông thôn.

Tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư về cơ sở hạ tầng số và kết nối mạng internet đến cấp xã, ấp; hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trên các lĩnh vực.

Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị. Ưu tiên vốn đầu tư cho các hạ tầng kết nối, đặc biệt là hạ tầng liên thông nông thôn - đô thị; hạ tầng về xử lý môi trường; hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin… Tăng cường phát triển đô thị ven đô theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, đưa nông nghiệp ven đô trở thành không gian sinh thái, nghỉ dưỡng, phục vụ đô thị. Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công; đồng thời với nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Ưu tiên nguồn lực cho các địa phương thực hiện tốt, xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể để xác định, lựa chọn các địa phương có tiềm năng hoàn thành sớm công tác đạt chuẩn các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy nhanh hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ đạt chuẩn, góp phần chung vào nhiệm vụ Thành phố sớm được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố vào năm 2025.

Ngoài nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình, cần tăng cường huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình dự án khác thực hiện trên địa bàn theo nguyên tắc ưu tiên huy động, khai thác tối đa nguồn lực trực tiếp tại địa phương, các nguồn vốn hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, nguồn huy động của cộng đồng, cá nhân để tập trung ưu tiên hỗ trợ các địa phương theo kế hoạch đạt chuẩn…/..

CM

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Giải ngân đầu tư công ước đạt hơn 52% kế hoạch

(ĐCSVN) - Theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tính đến cuối tháng 10/2023 đạt hơn 52% kế hoạch, cao hơn so với mức hơn 46,4% của cùng kỳ năm trước.

Đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng và trồng rừng gỗ lớn

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan, rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội, đặc biệt đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sinh sống tại khu vực có rừng, thông qua đó để tổ chức lại cộng đồng.

Đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng và trồng rừng gỗ lớn

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan, rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội, đặc biệt đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sinh sống tại khu vực có rừng, thông qua đó để tổ chức lại cộng đồng.

Đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng và trồng rừng gỗ lớn

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan, rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội, đặc biệt đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sinh sống tại khu vực có rừng, thông qua đó để tổ chức lại cộng đồng.

Đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng và trồng rừng gỗ lớn

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan, rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội, đặc biệt đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sinh sống tại khu vực có rừng, thông qua đó để tổ chức lại cộng đồng.

Nuôi chồn hương mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi chồn hương sinh sản đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

Hướng đi riêng của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Ðạt 

Ở huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) có một hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nhờ có hướng đi riêng - sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, phát triển tốt sau 7 năm hình thành. Đó là HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt ở Ấp Kinh, xã Trung Ngãi.

Khởi động đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Việc khởi động Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chung tay xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Vĩnh Thạnh - Phát huy lợi thế tạo đà phát triển 

Những tháng đầu năm 2024, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) xác định mục tiêu vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Châu Thành - Nuôi ếch Thái trong bể vừa dễ, vừa có lợi nhuận

Anh Huỳnh Minh Thiện (ấp Bình Trị 1, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) nuôi ếch Thái đạt hiệu quả kinh tế, trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của các xã, thị trấn trong huyện.

Làm giấy từ thân sen 

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm bạn trẻ ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, đã sản xuất thành công giấy từ thân sen. Loại giấy này được sử dụng trong mỹ thuật, làm túi quà.

Hơn 481 triệu USD đầu tư vào ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm 

(CTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2024, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hút hơn 481 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),

Khơi nguồn cảm hứng cho phụ nữ khởi nghiệp 

Nhằm giúp hội viên, phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, các cấp Hội LHPN TP Cần Thơ luôn đồng hành, tổ chức nhiều hoạt động “tiếp lửa”. Qua đó, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện các dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới 

(CT) - Tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tổ chức họp tổ công tác đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương chủ trì

Chung tay hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp 

Các cấp bộ Đoàn khối trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ đã, đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên (SV) về kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp. Theo đó, tuổi trẻ các trường
Top