Chủ nhật, 23/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa

Cây lúa là 1 trong 4 loại cây trồng được tỉnh Long An chọn để thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Sau thời gian triển khai, thực hiện, đến nay, toàn tỉnh xây dựng và duy trì được 56.142,5ha lúa ƯDCNC, đạt 93,6% kế hoạch giai đoạn 2016-2025. Song, điều quan trọng trong thực hiện chương trình này là thay đổi dần tập quán sản xuất của nông dân.

Nhiều chuyển biến tích cực

Năm 2016, xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chọn làm điểm thực hiện mô hình ƯDCNC trên cây lúa. Tổng diện tích thực hiện 4ha; trong đó, 2ha thực hiện mô hình và 2ha đối chứng.

Sau thời gian triển khai, thực hiện, người dân nhận thấy mô hình ƯDCNC trên cây lúa mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết bài toán thiếu lao động ở nông thôn, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác.

Nông dân xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc, rải phân bón cho lúa

Vì thế, sau khi Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổng kết mô hình, Hội Nông dân xã tham mưu Đảng ủy, UBND xã tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình ƯDCNC trên cây lúa. Kết quả đến nay, xã duy trì và nhân rộng được 56ha lúa ƯDCNC với 27 hộ nông dân tham gia.

Điểm nổi bật của mô hình ƯDCNC trên cây lúa của xã là thực hiện được các phương pháp gieo sạ cụm, cấy, hàng và thiết bị máy bay không người lái. Các phương pháp gieo sạ này giúp nông dân giảm lượng giống gieo sạ từ 40-60% so với phương pháp gieo sạ truyền thống.

Ngoài duy trì các mô hình gieo sạ ƯDCNC, nông dân tham gia mô hình còn ứng dụng 100% thiết bị máy bay không người lái để xịt thuốc, bón phân.

Đặc biệt, những nông dân tham gia mô hình còn mạnh dạn đầu tư thiết bị máy bay không người lái để làm dịch vụ xịt thuốc, bón phân cho diện tích xung quanh. Hiện xã có 2 tổ hợp tác máy bay không người lái, với hơn 20 thiết bị máy bay không người lái do người dân tự trang bị.

Theo những nông dân nơi đây, khi sử dụng thiết bị máy bay không người lái để xịt thuốc, bón phân, nông dân giảm chi phí từ 700.000-1.000.000 đồng/ha/vụ. Năng suất, sản lượng lúa bằng hoặc cao hơn so với phương pháp canh tác truyền thống.

Nếu như những năm trước, đến mùa thu hoạch lúa, với diện tích 11ha, gia đình ông Dương Quốc Sơn (ấp Cầu Lớn, xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa) phải tất bật tìm nhân công lao động để thu hoạch. Còn bây giờ, ông Sơn vừa thảnh thơi trò chuyện, tiếp khách, vừa xem máy gặt đập, máy kéo lúa làm việc và chỉ đợi thương lái đến thu mua.

Ông Sơn cho biết: “Nông dân bây giờ sản xuất lúa đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Hầu hết các khâu sản xuất đều có thể ứng dụng máy móc để hỗ trợ, thay thế”.

Ông Dương Quốc Sơn (xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa) ứng dụng cơ giới hóa vào thu hoạch lúa

Tương tự ông Sơn, ông Trần Văn Ngấm (xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa) những năm qua cũng đẩy mạnh ƯDCNC vào sản xuất. Nếu ruộng lúa của ông Sơn sạ bằng thiết bị máy bay không người lái thì ruộng lúa của ông Ngấm chọn phương pháp cấy. Áp dụng phương pháp này giúp ông giảm 40kg lúa giống/ha.

Trong vụ lúa Đông Xuân 2023-2024, năng suất lúa đạt 8 tấn/ha, sau khi trừ tất cả chi phí, gia đình ông có lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha.

Ngoài đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, nông dân xã Mỹ Lạc còn áp dụng các biện pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, tăng cường bón các loại phân hữu cơ,... Còn khi thu hoạch lúa, nông dân không bán rơm, không đốt đồng mà thuê máy chặt gốc rạ, kế tiếp rải các loại phân vi sinh nhằm tạo mùn cho đất sau thời gian canh tác.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Lạc - Lê Hoàng Khanh thông tin: “Thời gian qua, thông qua Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Mỹ Lạc, Hội kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản; đồng thời, phối hợp các ngành chức năng huyện, tỉnh mở các lớp tập huấn ƯDCNC vào sản xuất lúa cho nông dân.

Qua đó, từng bước thay đổi được nhận thức của nông dân trong sản xuất, giúp nông dân chuyển dần từ sản xuất truyền thống sang ứng dụng cơ giới hóa và các quy trình sản xuất nông nghiệp tiến bộ”.

Mang lại nhiều lợi ích

Đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa bị nhiễm phèn nặng, cộng với việc những năm qua nước lũ về thấp dẫn đến bị bạc màu nên năng suất lúa ngày càng thấp.

Trước tình trạng này, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh chọn HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tân Đông làm điểm thực hiện mô hình Điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP với diện tích 50ha.

Khi tham gia mô hình, năm thứ nhất, nông dân được hỗ trợ 50% giống lúa xác nhận; 50% phân bón hữu cơ; 50% thuốc sinh học và 50% chi phí phun thuốc bằng thiết bị máy bay không người lái.

Năm thứ 2, nông dân được hỗ trợ 30% giống lúa xác nhận; 30% phân bón hữu cơ; 30% thuốc sinh học và 30% chi phí phun thuốc bằng thiết bị máy bay không người lái.

Ông Lê Văn Dậy là một trong những thành viên nòng cốt của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tân Đông, mạnh dạn tham gia mô hình Điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP.

Ông Dậy chia sẻ: “Gần 2 năm tham gia mô hình, mặc dù năng suất lúa không cao hơn nhiều so với ngoài mô hình nhưng tôi vẫn quyết tâm thực hiện, bởi mô hình này không chỉ mang giá trị về kinh tế mà còn mang giá trị nhân văn, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng”.

Nhiều lợi ích khi tham gia Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 

Trong năm 2022, ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục triển khai nhiều mô hình, dự án trên 4 cây (lúa, rau, thanh long, chanh) và 2 con (bò thịt và tôm).

Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tân Đông - Huỳnh Văn Chấn cho biết: “Việc sử dụng giống lúa xác nhận, sạ thưa, sạ hàng và sử dụng phân vi sinh giúp lúa ít bị sâu, bệnh, mang đến sản phẩm sạch, an toàn hơn cho người tiêu dùng và góp phần bảo vệ môi trường.

Quy trình sản xuất “1 phải, 5 giảm”, “3 giảm, 3 tăng” giúp tiết kiệm nhiều chi phí nhờ giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động. Từ đó, các thành viên HTX đều tích cực tham gia thực hiện”.

ƯDCNC vào sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng là giải pháp ưu việt, tạo hướng đi mới trước tình hình nông nghiệp có nhiều thay đổi như hiện nay. Đây được xem là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại./.

Bùi Tùng

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Tân An (Long An): Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm

(ĐCSVN) – Đồng chí Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Tân An tập trung giải phóng mặt bằng ở đoạn còn lại của đường Vành đai; tiếp tục đối thoại, vận động đối với 37 hộ dân đồng thuận chủ trương. Đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện hạ tầng, giải phóng mặt bằng đối với các dự án khu tái định cư…

Tân An (Long An): Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm

(ĐCSVN) – Đồng chí Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Tân An tập trung giải phóng mặt bằng ở đoạn còn lại của đường Vành đai; tiếp tục đối thoại, vận động đối với 37 hộ dân đồng thuận chủ trương. Đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện hạ tầng, giải phóng mặt bằng đối với các dự án khu tái định cư…

Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm vào Việt Nam

(ĐCSVN) - Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,…để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào Việt Nam.

Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm vào Việt Nam

(ĐCSVN) - Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,…để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào Việt Nam.

Công bố danh mục cảng cạn năm 2023

(ĐCSVN) – Cảng cạn Tân Cảng Long Bình giai đoạn 1 đã được Bộ Giao thông Vận tải bổ sung vào danh mục 11 cảng cạn Việt Nam hiện nay.

Cần Thơ đã xuống giống hơn 11.680ha lúa thu đông 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, đến nay nông dân tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã xuống giống vụ thu đông được hơn 11.680ha, đạt 18% so với kế hoạch.

Long An có 168 sản phẩm đạt chuẩn OCOP    English Edition

Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã công nhận thêm 20 sản phẩm OCOP.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn   

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh

Long An tăng cường ngăn chặn vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, vật nuôi không rõ nguồn gốc qua biên giới   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch qua biên giới.

6 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tăng hơn 5,4 tỉ đồng   

Thông tin từ Hội Nông dân tỉnh Long An, 6 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tăng hơn 5,4 tỉ đồng, nâng lũy kế nguồn vốn Hội các cấp đến nay lên gần 82,7 tỉ đồng.

Khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh nước giải khát kết hợp thức ăn vặt 

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ chọn việc kinh doanh nước giải khát kết hợp với bán thức ăn vặt để khởi nghiệp. Trong đó, mô hình kinh doanh của anh Trần Văn Tiền ở khu vực Hòa An, phường Thới Hòa, quận Ô Môn

Đón hè sôi động, nhận ngay hàng ngàn phần quà khi gửi tiết kiệm tại KienlongBank 

Chương trình đặc sắc “Vui đón hè sang - Rinh ngàn quà tặng

An Giang đầu tư xây dựng 6.300 căn nhà ở xã hội tại các đô thị trung tâm 

(CT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 824/QÐ-UBND về Ðề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Với mục tiêu giai đoạn 2021-2030, phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng

Cùng thanh niên khởi nghiệp 

Cụ thể hóa chương trình “Đồng hành với thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp”, các cấp bộ Đoàn - Hội TP Cần Thơ đã có nhiều hoạt động đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên vươn lên lập thân

Phát triển hạ tầng giao thông phục vụ dân sinh, giao thương 

(CT) - Theo UBND quận Cái Răng, từ đầu năm đến nay, quận thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp, làm mới các tuyến đường giao thông, đảm bảo hạ tầng, tạo điều kiện thuận tiện trong lưu thông hàng hóa
Top