Chủ nhật, 23/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Phát triển kinh tế tuần hoàn từ phụ phẩm lúa gạo 

Biến đổi khí hậu ngày càng tăng và nguồn tài nguyên thiên nhiên suy giảm, việc chuyển đổi ngành lúa gạo Việt Nam theo mô hình kinh tế tuần hoàn là yêu cầu cấp bách.

Biến đổi khí hậu ngày càng tăng và nguồn tài nguyên thiên nhiên suy giảm, việc chuyển đổi ngành lúa gạo Việt Nam theo mô hình kinh tế tuần hoàn là yêu cầu cấp bách. Với khối lượng phụ phẩm lúa gạo khổng lồ hàng chục triệu tấn rơm rạ, trấu mỗi năm hoàn toàn có thể khai thác theo hướng tuần hoàn để nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo.

Sử dụng rơm để trồng nấm rơm tại HTX New Green Fam ở phường Tân hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.

Tiềm năng lớn

Kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai. Với nguồn phụ phẩm dồi dào từ lúa gạo, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển kinh tế tuần hoàn nông nghiệp. Việc triển khai thực hiện Ðề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ÐBSCL đến năm 2030 (Ðề án 1 triệu héc-ta lúa) cũng là cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh tế tuần hoàn trong sản xuất và chế biến lúa gạo tại vùng ÐBSCL. Thực tế cho thấy, tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL, ngành chức năng cũng đã hỗ trợ và khuyến khích nông dân, doanh nghiệp xây dựng và phát triển được nhiều mô hình và cách thức khai thác, sử dụng rơm rạ, trấu hiệu quả, nhất là sử dụng theo hướng nông nghiệp tuần hoàn. Cụ thể như, sử dụng rơm trồng nấm sau đó tái sử dụng bả rơm để làm phân bón hữu cơ bón lại cho lúa và các loại cây trồng; sử dụng rơm làm thức ăn cho gia súc sau đó sử dụng phân của gia súc để làm phân bón hữu cơ phục vụ lại cây trồng; sử dụng trấu làm chất đốt và tro trấu thải ra được dùng làm phân bón cho cây trồng. Ngoài ra, rơm và trấu còn được dùng cho nhiều mục đích sử dụng khác như làm đệm lót sinh học, vật liệu xây dựng, làm than sinh học, đồ thủ công mỹ nghệ, dược phẩm... Ðây là những giải pháp giúp nâng cao giá trị gia tăng của phụ phẩm lúa gạo, đồng thời tạo ra năng lượng sạch và bền vững. Việc này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

Ðạt được nhiều kết quả tích cực nhưng hiện việc khai thác các loại phụ phẩm trong quá trình sản xuất lúa gạo tại vùng ÐBSCL và cả nước nói chung vẫn chưa tương xứng với năng lực hiện có. Tại nhiều nơi, rơm rạ vẫn còn tình trạng đốt bỏ sau thu hoạch lúa, vừa lãng phí, vừa tác động xấu đến môi trường. Trong khi đó, nguồn trấu trong quá trình sản xuất hiện đã được thu gom hầu như toàn bộ để phục vụ cho nhiều hoạt động sản xuất, nhất là làm chất đốt, làm than sinh học... Tuy nhiên, tiềm năng để nâng cao giá trị gia tăng từ trấu và một số loại phụ phẩm khác như cám gạo là rất lớn nếu được khai thác, chế biến sâu, phát triển thành dược phẩm và những sản phẩm mang lại giá trị cao.

Cần giải pháp đồng bộ

ÐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo chủ lực của cả nước, với sản lượng lúa mỗi năm đạt xấp xỉ 24 triệu tấn, chiếm 56% lượng lúa gạo của cả nước và nơi đây đang cung cấp 90% trên tổng lượng gạo xuất khẩu. Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết: "Sản xuất lúa gạo ở vùng ÐBSCL mỗi năm tạo ra khoảng 24,4 triệu tấn rơm rạ nhưng chỉ mới có 30% rơm (7,4 triệu tấn) được thu gom, còn 70% rơm rạ đốt bỏ hoặc vùi vào đồng ruộng, từ đó gây lãng phí và tạo ra tác động xấu cho môi trường. Tới đây, cần có giải pháp quản lý, đưa hết lượng rơm rạ sau các mùa thu hoạch lúa ra khỏi đồng ruộng và xử lý, chế biến theo nguyên lý nông nghiệp tuần hoàn nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, cần có giải pháp khai thác tốt hơn đối với khoảng 4,8 triệu tấn trấu từ quá trình sản xuất lúa tại vùng ÐBSCL". Theo ông Lê Thanh Tùng, các địa phương vùng ÐBSCL cần gắn việc thực hiện Ðề án 1 triệu héc-ta lúa với việc khai thác, sử dụng rơm rạ và các phụ phẩm lúa gạo theo hướng kinh tế tuần hoàn. Quan tâm xây dựng kế hoạch, đề xuất yêu cầu về tăng cường năng lực, phát triển mô hình hiệu quả trong quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn. Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin về công nghệ hỗ trợ nông nghiệp tuần hoàn cho lúa gạo. Chú trọng phát triển các công nghệ đã minh chứng hiệu quả kinh tế và môi trường.

Ðể thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất và chế biến lúa gạo, Bộ NN&PTNT vừa phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) tổ chức hội thảo "Phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất và chế biến lúa gạo" tại TP Cần Thơ. Tại hội thảo, nhiều đại biểu kiến nghị, tới đây ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn và hỗ trợ cần thiết cho nông dân và doanh nghiệp. Ðặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, từ nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, doanh nghiệp đến người nông dân để xây dựng những mô hình thực tiễn, hiệu quả, cũng như có các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy thực hiện phù hợp... Theo TS. Nguyễn Văn Hùng, Chuyên gia khoa học cao cấp của IRRI, ngành lúa gạo việc Nam có nhiều tiềm năng để nâng cao giá trị chuỗi ngành hàng gắn với việc giảm phát thải khí nhà kính từ việc nâng cấp chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn. Quản lý, khai thác tốt các nguồn phụ phẩm và phát triển chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến sâu từ cây lúa. Ðể thực hiện được điều này, đòi hỏi ngành chức năng cần kịp thời có chính sách hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nhất là hỗ trợ cho nông dân và các hợp tác xã về công nghệ, về kinh phí phát triển công nghệ, về thị trường đầu ra sản phẩm và tăng cường năng lực. Về phía IRRI, sẵn sàng đồng hành và có thể tham gia đóng góp, hỗ trợ trong việc cung cấp cơ sở dữ liệu, các công nghệ, ứng dụng số và khoa học kỹ thuật, tăng cường năng lực và nhân rộng các quy trình, kỹ thuật và sổ tay hướng dẫn cấp quốc gia và địa phương về nông nghiệp tuần hoàn cho lúa gạo... Theo ông Phan Văn Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Ðiền, cần định hướng và quy hoạch tổng thể cho từng khu vực và từng vùng, đồng thời quan tâm phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi và logistics, tạo thuận lợi cho vận chuyển nguồn nghiên liệu từ các vùng sản xuất đến các nhà máy chế biến sâu. Có như vậy, mới khai thác tốt các nguồn phụ phẩm với giá thành thấp để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Bài, ảnh: KHÁNH TRUNG

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Cập nhật tiến độ dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam

(ĐCSVN) – Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tính đến ngày 30/4, các địa phương đã bàn giao cho dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025 hơn 583km/729km, đạt gần 81% tổng diện tích mặt bằng.

Cập nhật tiến độ dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam

(ĐCSVN) – Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tính đến ngày 30/4, các địa phương đã bàn giao cho dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025 hơn 583km/729km, đạt gần 81% tổng diện tích mặt bằng.

Cập nhật tiến độ dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam

(ĐCSVN) – Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tính đến ngày 30/4, các địa phương đã bàn giao cho dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025 hơn 583km/729km, đạt gần 81% tổng diện tích mặt bằng.

Cập nhật tiến độ dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam

(ĐCSVN) – Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tính đến ngày 30/4, các địa phương đã bàn giao cho dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025 hơn 583km/729km, đạt gần 81% tổng diện tích mặt bằng.

Cập nhật tiến độ dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam

(ĐCSVN) – Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tính đến ngày 30/4, các địa phương đã bàn giao cho dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025 hơn 583km/729km, đạt gần 81% tổng diện tích mặt bằng.

Cần Thơ đã xuống giống hơn 11.680ha lúa thu đông 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, đến nay nông dân tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã xuống giống vụ thu đông được hơn 11.680ha, đạt 18% so với kế hoạch.

Long An có 168 sản phẩm đạt chuẩn OCOP    English Edition

Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã công nhận thêm 20 sản phẩm OCOP.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn   

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh

Long An tăng cường ngăn chặn vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, vật nuôi không rõ nguồn gốc qua biên giới   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch qua biên giới.

6 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tăng hơn 5,4 tỉ đồng   

Thông tin từ Hội Nông dân tỉnh Long An, 6 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tăng hơn 5,4 tỉ đồng, nâng lũy kế nguồn vốn Hội các cấp đến nay lên gần 82,7 tỉ đồng.

Khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh nước giải khát kết hợp thức ăn vặt 

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ chọn việc kinh doanh nước giải khát kết hợp với bán thức ăn vặt để khởi nghiệp. Trong đó, mô hình kinh doanh của anh Trần Văn Tiền ở khu vực Hòa An, phường Thới Hòa, quận Ô Môn

Đón hè sôi động, nhận ngay hàng ngàn phần quà khi gửi tiết kiệm tại KienlongBank 

Chương trình đặc sắc “Vui đón hè sang - Rinh ngàn quà tặng

An Giang đầu tư xây dựng 6.300 căn nhà ở xã hội tại các đô thị trung tâm 

(CT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 824/QÐ-UBND về Ðề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Với mục tiêu giai đoạn 2021-2030, phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng

Cùng thanh niên khởi nghiệp 

Cụ thể hóa chương trình “Đồng hành với thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp”, các cấp bộ Đoàn - Hội TP Cần Thơ đã có nhiều hoạt động đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên vươn lên lập thân

Phát triển hạ tầng giao thông phục vụ dân sinh, giao thương 

(CT) - Theo UBND quận Cái Răng, từ đầu năm đến nay, quận thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp, làm mới các tuyến đường giao thông, đảm bảo hạ tầng, tạo điều kiện thuận tiện trong lưu thông hàng hóa
Top