Thứ ba, 02/07/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Sầm Sơn tiến tới “du lịch bốn mùa”

(ĐCSVN) - Nhiều năm trước đây, thành phố biển Sầm Sơn của tỉnh Thanh Hóa đã làm du lịch, nhưng đúng như nhiều du khách nhận xét: Sầm Sơn làm du lịch theo kiểu “mì ăn liền”, chỉ vẻn vẹn có ba tháng hè, sau đó là sự im lìm vắng lặng cả năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình đã hoàn toàn đổi khác…
(ĐCSVN) - Nhiều năm trước đây, thành phố biển Sầm Sơn của tỉnh Thanh Hóa đã làm du lịch, nhưng đúng như nhiều du khách nhận xét: Sầm Sơn làm du lịch theo kiểu “mì ăn liền”, chỉ vẻn vẹn có ba tháng hè, sau đó là sự im lìm vắng lặng cả năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình đã hoàn toàn đổi khác…

Đa số du khách đến Sầm Sơn những năm gần đây đều có chung nhận xét: Du lịch Sầm Sơn hiện nay đã trở nên rất cuốn hút, với các dịch vụ khá chuyên nghiệp và cơ sở vật chất  ngày càng được nâng cao, cả về khía cạnh văn hóa, văn minh. Cạnh đó, du khách cũng cảm nhận được thái độ ân cần, niềm nở và thân thiện của người dân nơi đây, chứng tỏ cách nhận thức mới về làm du lịch của một Sầm Sơn đã khác xa với “thời xưa”…

Trao đổi với chúng tôi về hướng phát triển của thành phố du lịch Sầm Sơn, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ: Nhận thức được những tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch của tỉnh, những năm qua, Thanh Hóa đã có những chủ trương, giải pháp tích cực, chú trọng chỉ đạo các cấp, các ngành, khuyến khích các thành phần kinh tế và nhân dân đẩy mạnh phát triển du lịch. Do đó, với những chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, thành phố du lịch Sầm Sơn đang ngày càng phát triển hiện đại, thân thiện, hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan nghỉ dưỡng ngày càng đông đảo hơn.

Theo lãnh đạo thành phố Sầm Sơn, để ngành du lịch của thành phố phát triển đồng bộ và mạnh mẽ, cả hệ thống chính quyền, các doanh nghiệp và người dân làm du lịch của thành phố phải có tư duy mới, phù hợp, trong đó chú trọng chuyển đổi từ tiến hành làm dịch vụ du lịch theo cách thức truyền thống sang du lịch hiện đại; xây dựng thành công môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn hóa. Đẩy mạnh phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, xây dựng được hệ thống du lịch đồng bộ trong cả tỉnh, nhằm khai thác hết tiềm năng, thế mạnh vốn có của từng địa phương và tất cả các vùng miền trong tỉnh.

 Thành phố Sầm Sơn được xây dựng ngày càng khang trang

Để đạt được kết quả cao trong phát triển du lịch, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thành phố Sầm Sơn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, minh bạch, khách quan và phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và người dân thành phố tập trung mọi nguồn lực tốt nhất, xây dựng và phát triển những dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính đặc trưng của địa phương với chất lượng cao, thu hút và tạo ấn tượng tốt đối với du khách trong và ngoài nước. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, tư duy mới cho đội ngũ những người làm du lịch của địa phương, với tôn chỉ “Hài lòng cho du khách đến với Sầm Sơn”. Từ đó đã làm cho ngành du lịch địa phương ngày càng có chuyển biến tích cực. Du khách đến với Sầm Sơn luôn phát triển mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2023, thành phố Sầm Sơn đã đón được 5,3 triệu lượt khách (tăng 19,7% so với cùng kỳ, đạt 73% so với kế hoạch đề ra), doanh thu du lịch đạt 9.164 tỷ đồng.

Hiện tại, phát huy nhiều tiềm năng và lợi thế về du lịch với nhiều bãi biển có nước xanh, cát trắng vào loại đẹp nhất nước, Sầm Sơn đã và đang tiếp tục thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn về địa phương tham gia đầu tư, triển khai các dự án du lịch quan trọng trên địa bàn, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như: VinGroup, SunGroup, FLCGroup, TNR, Foxconn, T&TGroup, Flamingo… Đáng chú ý, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời đã triển khai đầu tư dự án Quảng trường biển - Tổ hợp đô thị du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn với tổng mức đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng. Sắp tới đây, sau khi hoàn thành các dự án này, chắc chắn du lịch Sầm Sơn sẽ bước vào giai đoạn phát triển đột phá, với các sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, các dịch vụ du lịch văn hóa đặc sắc, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

 Hòn Trống Mái, thắng cảnh nổi tiếng của Sầm Sơn

Phát biểu về Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nhấn mạnh: Để phát triển du lịch một cách bền vững, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa phải xác định rõ theo hướng: Doanh nghiệp là trung tâm, người dân là chủ thể, Nhà nước là “bà đỡ” hỗ trợ để tạo động lực cho du lịch phát triển.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX cũng đã xác định chương trình phát triển du lịch là một trong 6 chương trình trọng tâm của tỉnh. Để thực hiện được mục tiêu “Du lịch bốn mùa”, bên cạnh sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền trong đầu tư hạ tầng, phải tạo ra sự đột phá trong môi trường du lịch, đổi mới tư duy phát triển du lịch; đưa du lịch thành ngành dịch vụ tổng hợp liên ngành, liên vùng, theo hướng chuyên nghiệp, văn minh; mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch, một đại sứ thiện chí để phát triển du lịch theo hướng bền vững. Mặt khác, người dân thành phố phải là lực lượng tiên phong, đi đầu trong việc chung tay, góp sức cùng chính quyền, xây dựng nền du lịch, thương mại, dịch vụ văn minh, thân thiện và hiếu khách. Hoàn thành mục tiêu đón được 63,7 triệu lượt khách đến trong năm 2025.

Với những chủ trương đúng đắn, những giải pháp phù hợp, với quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn và các doanh nghiệp, người dân làm du lịch, cùng những thay đổi quan trọng về chất lượng dịch vụ du lịch, Sầm Sơn đang phát triển mạnh mẽ, đúng hướng. Chắc chắn trong một tương lai gần, thành phố Sầm Sơn sẽ thực hiện thành công mục tiêu “du lịch bốn mùa” và trở thành một trong những đô thị du lịch biển văn minh, hiện đại của cả nước./.

Bài, ảnh: Đào Nguyên Lan

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng và trồng rừng gỗ lớn

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan, rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội, đặc biệt đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sinh sống tại khu vực có rừng, thông qua đó để tổ chức lại cộng đồng.

Đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng và trồng rừng gỗ lớn

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan, rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội, đặc biệt đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sinh sống tại khu vực có rừng, thông qua đó để tổ chức lại cộng đồng.

Đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng và trồng rừng gỗ lớn

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan, rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội, đặc biệt đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sinh sống tại khu vực có rừng, thông qua đó để tổ chức lại cộng đồng.

Đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng và trồng rừng gỗ lớn

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan, rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội, đặc biệt đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sinh sống tại khu vực có rừng, thông qua đó để tổ chức lại cộng đồng.

Đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng và trồng rừng gỗ lớn

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan, rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội, đặc biệt đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sinh sống tại khu vực có rừng, thông qua đó để tổ chức lại cộng đồng.

Nuôi chồn hương mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi chồn hương sinh sản đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

Hướng đi riêng của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Ðạt 

Ở huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) có một hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nhờ có hướng đi riêng - sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, phát triển tốt sau 7 năm hình thành. Đó là HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt ở Ấp Kinh, xã Trung Ngãi.

Khởi động đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Việc khởi động Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chung tay xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Vĩnh Thạnh - Phát huy lợi thế tạo đà phát triển 

Những tháng đầu năm 2024, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) xác định mục tiêu vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Châu Thành - Nuôi ếch Thái trong bể vừa dễ, vừa có lợi nhuận

Anh Huỳnh Minh Thiện (ấp Bình Trị 1, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) nuôi ếch Thái đạt hiệu quả kinh tế, trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của các xã, thị trấn trong huyện.

Làm giấy từ thân sen 

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm bạn trẻ ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, đã sản xuất thành công giấy từ thân sen. Loại giấy này được sử dụng trong mỹ thuật, làm túi quà.

Hơn 481 triệu USD đầu tư vào ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm 

(CTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2024, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hút hơn 481 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),

Khơi nguồn cảm hứng cho phụ nữ khởi nghiệp 

Nhằm giúp hội viên, phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, các cấp Hội LHPN TP Cần Thơ luôn đồng hành, tổ chức nhiều hoạt động “tiếp lửa”. Qua đó, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện các dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới 

(CT) - Tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tổ chức họp tổ công tác đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương chủ trì

Chung tay hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp 

Các cấp bộ Đoàn khối trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ đã, đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên (SV) về kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp. Theo đó, tuổi trẻ các trường
Top